intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Tổng quan chung về đánh giá trong giáo dục đại học

Chia sẻ: Codon_01 Codon_01 | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:76

156
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo Tổng quan chung về đánh giá trong giáo dục đại học nhằm xác định mức độ đạt được của các mục tiêu giáo dục; nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, sản phẩm giáo dục; đánh giá làm cơ sở cho các cấp quản lý có những quyết định cụ thể như: Quyết định về đội ngũ, giảng viên, chương trình giáo dục,…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Tổng quan chung về đánh giá trong giáo dục đại học

  1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  2. I. Đánh giá trong giáo dục */ Khái niệm: Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được. (Theo Owen & Roger, 1999)
  3. I. Đánh giá trong giáo dục */ Khái niệm (tt.): Đánh giá (Assessement): là quá trình trình bày, thu thập, tích hợp và cung cấp thông tin một cách có hệ thống giúp cho việc đưa ra nhận định, phán xét hay gán giá trị theo một thang đo nhất định cho một học sinh/SV, một lớp học, một chương trình đào tạo…để từ đó đưa ra những quyết định liên quan đến các đối tượng này (theo Đỗ Hạnh Nga, 2004.)
  4. I. Đánh giá trong giáo dục */ Khái niệm (tt.): Trắc nghiệm (Test): là một công cụ hay phương pháp có hệ thống dùng để đo lường mẫu hành vi, một số năng lực trí tuệ của học sinh/SV hoặc để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hay thái độ của học sinh. (theo Đỗ Hạnh Nga, 2004.)
  5. I. Đánh giá trong giáo dục */ Khái niệm (tt.): Đo lường (Measurement): kết quả học tập của người học là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu và xác định mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được sau một quá trình học tập (theo Đỗ Hạnh Nga, 2004.)
  6. I. Đánh giá trong giáo dục (tt.) */ Mục đích của đánh giá: - Xác định mức độ đạt được của các mục tiêu giáo dục - Nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, sản phẩm giáo dục,… - Đánh giá làm cơ sở cho các cấp quản lý có những quyết định cụ thể như: quyết định về đội ngũ, giảng viên, chương trình giáo dục,…
  7. I. Đánh giá trong giáo dục (tt.) */ Tiêu chí đánh giá: Là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm
  8. I. Đánh giá trong giáo dục (tt.) */ Các chủ thể và đối tượng đánh giá: - Chủ thể: những người có trách nhiệm bên trong, những người có trách nhiệm từ bên ngoài, các chuyên gia hoặc tổ chức độc lập, … - Đối tượng: đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi,… đánh giá trong giáo dục: đánh giá sinh viên, đánh giá giảng viên, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục của giảng viên, ….
  9. II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng GDĐH 1.Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học */ Khái niệm “chất lượng”: ­Theo Harvey và Green (1993):       + Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence);        + Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection);        + Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness  for purpose);        + Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền (quality as value  for money); và              +  Chất  lượng  là  sự  chuyển  đổi  về  chất  (quality  as  transformation). ­ Theo Seameo (2003): Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu
  10. II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng GDĐH 1.Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học */ Khái niệm “chất lượng”: ­  Quan  điểm  chất  lượng  là  sự  phù  hợp  mục  tiêu  cũng  được  một  số  nhà  nghiên  cứu  Việt  Nam  như  Nguyễn  Đức  Chính  (2004)  sử  dụng  khi cho rằng “chất lượng giáo dục được đánh  giá qua mức độ trùng khớp với  mục tiêu  định  sẵn”. 
  11. II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng GDĐH 1.Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (tt.) */ Đảm bảo chất lượng: gồm các yếu tố -Giám sát -Đánh giá -Hệ thống nâng cao chất lượng -Tự đánh giá -Đánh giá ngoài và kiểm định công nhận
  12. II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (tt.) 2. Vai trò của đánh giá: -Xác định mức độ đạt được mục tiêu -Điều chỉnh mục tiêu -Giải trình với xã hội và các cơ quan có thẩm quyền, với người}} học về chất lượng của nhà trường -ĐG để nâng cao chất lượng giáo dục đại học
  13. III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá 1.Phân loại a. Dựa vào chức năng: -Đánh giá xác nhận -Đánh giá điều chỉnh -Đánh giá dự đoán b. Dựa vào đối tượng đánh giá: -Đánh giá cơ sở giáo dục -Đánh giá giảng viên -Đánh giá sinh viên -Đánh giá chương trình
  14. III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá (tt.) c. Dựa vào chủ thể đánh giá -Tự đánh giá -Đánh giá ngoài d. Dựa vào phạm vi đánh giá: -Đánh giá bộ phận -Đánh giá tổng thể e. Dựa vào thời điểm thực hiện đánh giá -Đánh giá quá trình -Đánh giá cuối cùng
  15. III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá (tt.) 2. Qui trình đánh giá -Chuẩn bị kế hoạch đánh giá -Thu thập, phân tích thông tin và xử lý kết quả -Kết luận và đưa ra những quyết định
  16. MỤC TIÊU DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
  17. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) 1.Mục đích/mục tiêu chung: thường được diễn đạt khái quát về những gì SV sẽ biết và làm được trong một khoảng thời gian dài về học tập. Đây là khởi điểm cho các mục tiêu cụ thể hơn.
  18. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) 1.Mục đích (tt.): VD: Mục tiêu chung về kiến thức của ngành Quản trị Kinh doanh – hệ cử nhân của 1 trường đại học: Sau khi hoàn thành xong ngành học này, SV sẽ: -Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- LêNin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng HCM; có kiến thức trong lĩnh vực KHXH và KHTN để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ. -Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế-xã hội và kiến thức chuyên ngành QTKD. -Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ C tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.
  19. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) 2. Mục tiêu: - thể hiện ở những hoạt động mà SV phải thể hiện cụ thể sau mỗi đơn vị giảng dạy - mục tiêu thường được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động như: phân tích, so sánh, giải thích, trình bày,….
  20. I. MỤC TIÊU DẠY HỌC (tt.) VD về mục tiêu của môn Quản trị học, thuộc ngành QTKD của 1 trường ĐH: Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm về quản trị và phân tích được sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức. + Tổng hợp được các kiến thức cơ sở ngành về quản trị để vận hành các chức năng cơ bản của quản trị : hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. + Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá được thách thức, cơ hội của môi trường; đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp giúp tổ chức phát triển bền vững.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2