Bao Công xử án<br />
Nguyễn Văn Thủy<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Mục lục<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Hồi 01<br />
Hồi 02<br />
Hồi 03<br />
Hồi 04<br />
Hồi 05<br />
Hồi 06<br />
Hồi 07<br />
Hồi 08<br />
Hồi 09<br />
Hồi 10<br />
Hồi 11<br />
Hồi 12<br />
Hồi 13<br />
Hồi 14<br />
Hồi 15<br />
Hồi 16<br />
Hồi 17<br />
Hồi 18<br />
Hồi 19<br />
Hồi 20<br />
Hồi 21<br />
Hồi 22<br />
Hồi 23<br />
Hồi 24(a)<br />
Hồi 24(b)<br />
Hồi 25<br />
Hồi 26<br />
<br />
Nguyễn Văn Thủy<br />
Bao Công xử án<br />
<br />
Hồi 01<br />
CON NHỆN ĐOÁN ÁN HAY CÁI TÀI SUY LUẬN CỦA BAO CÔNG<br />
Ngày xưa, tại huyện Khúc Phụ, thuộc phủ Côn Châu, có hai nhà giàu có là gia đình ông<br />
Lữ Duật Nhơn và gia đình Phó Sứ Trần Bang Mô.<br />
Vợ chồng Lữ Duật Nhơn sanh hạ được một đứa con trai, tên là Như Phương thông minh,<br />
đĩnh ngộ, năm 10 tuổi đi học đã tỏ ra xuất sắc. Tuy sống trong gia đình trưởng giả, dư ăn<br />
dư mặc, đông kẻ hầu người hạ, nhà cửa rộng rãi, căn trước căn sau, lại có vườn bao bọc<br />
xung quanh, Như Phương không ỷ y nhà giàu có hay được cha mẹ nuông chiều mà bỏ bê<br />
sự học. Trái lại, chàng lại tỏ ra nết na, siêng năng nên càng lớn, học càng giỏi. Người biết<br />
chuyện thường lấy chàng làm gương khuyên con cái.<br />
Nhà Như Phương có nuôi được hai vợ chồng Trình Nhị làm quản gia cho ở căn nhà dưới,<br />
gần bếp. Trình Nhị và vợ là Xuân Hương rất đỗi trung thành với chủ, thức khuya dậy sớm,<br />
chăm lo của chủ như của mình.<br />
Dân chúng khắp vùng ai cũng khen vợ chồng Lữ Duật Nhơn biết tu ơn tích đức mới được<br />
con thì tài giỏi mà tớ thì trung thành.<br />
Nói về gia đình Trần Bang Mô cũng giàu có, lại là người quyền thế. Vợ chồng Phó Sứ Mô<br />
có đặng hai trai, một gái. Hai con trai đều đã lập gia đình. Một đứa tên là Văn Mạng là bạn<br />
học cùng lớp với Như Phương. Cô gái út Nguyệt Anh xinh đẹp tuyệt vời, mặt hoa, da<br />
ngọc, dáng điệu uyển chuyển thướt tha, lại nết na thùy mị, tính tình dễ thương, không ưa<br />
xa hoa lòe loẹt. Thật là đẹp cả người lẫn nết.<br />
Từ khi Nguyệt Anh đến tuần cập kê. Trần Bang Mô để ý kén bạn trăm năm cho cô gái<br />
quý. Mến tài Như Phương, ông liển bảo Văn Mạng lựa lời làm mai cho đôi trai tài gái sắc<br />
lấy nhau.<br />
Cha con Duật Nhơn chịu ngay và đem lễ vật đến hỏi liền. Qua ít bữa nhà trai đến xin Phó<br />
Sư Mô định ngày cho rước dâu.<br />
Ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ, nhà Như Phương mở tiệc linh đình mới khắp bạn học<br />
của Như Phương đến dự. Trong chúng bạn đến mừng có cả Châu Hoằng Sử, con trai quan<br />
Lại Bộ Thượng Thư. Sử tuy là con quan và là bạn thân của Như Phương nhưng tính tình<br />
hai người lại khác hẳn nhau. Như Phương nết na chăm chỉ bao nhiêu thì Hoằng Sử lại bê<br />
tha rượu chè, trai gái bấy nhiêu. Thấy vợ bạn đẹp, y sanh lòng khát khao thèm muốn. Tuy<br />
ham chơi nhưng được cái thông minh và nhớ lâu, nên học hành cũng không đến nỗi thua<br />
<br />
kém lắm. Chúng bạn thường kể rằng Hoằng Sử có biệt tài hễ đã đến thăm nơi nào thì nhớ<br />
mãi từ đường đi đến lối lại, đến cách sắp đặt trong nhà. Tuy hay đến chơi nhà Như Phương<br />
luôn nhưng mãi đến hôm nay nhân ngày cưới bạn, Hoằng Sử mới có dịp thong thả đi coi<br />
khắp nơi: nhà ngoài, nhà trong, phòng cô dâu, vườn tược, và cho đến con đường nhỏ sau<br />
nhà, Hoằng Sử cũng đi xem kỹ hết.<br />
Vợ chồng Như Phương từ khi lấy nhau, ăn ở rất hòa thuận. Nguyệt Anh lại thờ cha mẹ<br />
chồng rất mực hiếu thảo. Thật là một cảnh gia đình đầm ấm yên vui.<br />
Nhưng chưa được bao lâu thì bố mẹ Như Phương đều mắc bệnh qua đời, khiến vợ chồng<br />
Như Phương khóc than khôn xiết.<br />
Hết tang ba năm, Như Phương thi đậu tú tài và vợ cũng sanh hạ được một con trai.<br />
Năm ấy vua mở kỳ thi Hội (Cử nhân), Như Phương sửa soạn lều chõng vào kinh dự thi.<br />
Sau khi ân cần dặn dò vợ chăm lo việc nhà, nuôi nấng con thơ, Như Phương củng Trình<br />
Nhị, người quản gia trung thành, hai thầy trò khăn gói ra đi.<br />
Giữa đường, Như Phương bị bắt (Không thấy nói ai bắt và vì lý do gì?), Trình Nhị trốn<br />
thoát, chạy về nhà cấp báo. Tin như sét đánh, Nguyệt Anh thương chồng, vật mình than<br />
khóc thảm thương.<br />
Cha mẹ, anh em nàng nghe tin kéo đến khuyên giải mãi Nguyệt Anh mới nguôi. Qua cơn<br />
bàng hoàng lúc đầu, nàng dần dần trấn trĩnh, bèn bàn với cha tìm cách giải cứu Như<br />
Phương.<br />
Có sự tất phải đến tận nơi Như Phương bị bắt thì mới tìm cách cứu chàng được. Ông già<br />
Nguyệt Anh nhận đi nhưng chẳng hiểu ông nghĩ sao lại đòi đem theo cả thằng cháu ngoại<br />
đi (hay là ông có linh cảm tai họa sắp đến?).<br />
Nguyệt Anh lễ phép thưa:<br />
- Cha định vậy, con đâu dám cãi lời. Song con thiết nghĩ nay chồng con bị bắt, sống chết<br />
chưa biết ra sao, chỉ còn có giọt máu này. Nay cha đem cháu đi, giữa đường gặp sự rủi ro,<br />
lấy ai nối dõi tông đường họ Lữ. Vả lại cháu đi con ở nhà nhớ lắm. Mong cha xét lại.<br />
Ông già gật đầu khen con nói phải và ông quyết định:<br />
- Ừ, thôi để cha đi với hai anh con. Phần con ở nhà hãy năng đi thăm hai chị dâu con cho<br />
khuây khỏa, chẳng nên âu sần lo nghĩ quá e sanh bịnh thì khốn đa.<br />
Căn dặn xong ông già lên đường với hai con trai. Nàng Nguyệt Anh từ đó quanh quẩn<br />
trong nhà, chăm nom con, không đi ra đến ngoài, bên mình chỉ có con Thu Quế đứa tớ gái<br />
7 tuổi ở liền bên hầu hạ. Mọi việc trong nhà đều giao cho vợ chồng Trình Nhị trông nom.<br />
Trình Nhị từ ngày chủ bị bắt, một mình phải lo quán xuyến mọi công việc, nên suốt ngày<br />
chạy tới chạy lui, lo công kia chuyện nọ, không lúc nào rảnh tay. Có nhiều bận Trình Nhị<br />
vắng nhà đôi ba ngày để đi xa đòi nợ cho chủ. Căn nhà của vợ chồng Trình Nhị nằm phía<br />
<br />