intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo in lại "cố đấm...không ăn xôi"

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo in lại một lần nữa xung đột với phương tiện truyền thông mới, cũng giống như cuộc chiến của nó với đài phát thanh những năm 20,30. Họ đưa ra những lí lẽ và luận điệu để chống lại các trang web. Đã có nhiều ý kiến và bình luận xung quanh cuộc xung đột này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo in lại "cố đấm...không ăn xôi"

  1. Báo in lại "cố đấm...không ăn xôi" Nguồn: abviet.com Báo in lại một lần nữa xung đột với phương tiện truyền thông mới, cũng giống như cuộc chiến của nó với đài phát thanh những năm 20,30. Họ đưa ra những lí lẽ và luận điệu để chống lại các trang web. Đã có nhiều ý kiến và bình luận xung quanh cuộc xung đột này. Ngành báo chí và các đồng minh từ lâu đã có những mối bất bình với các trang mạng. Họ cho rằng các trang web này sống dựa dẫm, sao chép nội dung và đánh cắp các mẩu quảng cáo của các tờ báo in. Đồng thời họ cũng tuyên bố rằng các website sẽ không thể nào cung cấp được những bản tin sâu sắc để đáp ứng những nhu cầu về dân chủ, rằng báo chí đã đưa tin trước khi các trang web xuất hiện, rằng báo mạng phá hoại tình bằng hữu giữa các phương tiện thông tin đại chúng. Họ muốn chế ngự các trang web bằng cách xem xét lại luật bản quyền. Họ cũng quả quyết rằng chính các trang web đã làm xói mòn chất lượng nghề báo bằng cách tạo cho độc giả thói quen xem tin tức miễn phí. Dù những lời phàn nàn trên có mang lại điều gì hay không thì đây cũng không phải là lần đầu tiên các phương tiện thông tin truyền thống buộc tội các phương tiện truyền thông mới. Vẫn vô lý như 30 năm trước Trong cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu xuất bản năm 1995 có tựa “Cuộc chiến
  2. giữa các phương tiện truyền thông: Đài phát thanh và những thách thức với báo chí những năm 1924-1939”, học giả Gwenyth L. Jackaway đã ghi chép lại một loạt những bất bình tương tự từ phía các tờ báo đối với đài phát thanh - một phương tiện truyền thông mới nổi giữa thập niên 20, 30. Các phương tiện truyền thông cũ và mới thường không kết hợp một cách ăn khớp với nhau. Tuy nhiên, nhìn lại cuộc chiến giữa báo in và đài phát thanh sẽ "khai sáng" thêm để chúng ta có thể thấu hiểu chỉ mang lại sự mở mang cuộc xung đột hiện nay giữa báo in và báo mạng vì những đồng đôla quảng cáo. Theo đó, Jackaway cũng cho thấy rằng ngành báo chí ngày nay vẫn vô lí như những năm 30 đồng thời đưa ra những gợi ý rằng những xung đột hiện đại có thể tự nó chấm dứt. Jackaway đã viết: Cũng như các trang web ngày nay, trước đây đài phát thanh cũng đã gây tổn hại về mặt thương mại cho báo in vì nó phá vỡ bản sắc thể chế các tờ báo đã tạo nên. Các phương tiện truyền thông mới đã khiến cho chính các nhà báo và độc giả phải phân vân rằng: Nhà báo là ai? Tin tức là gì? Người ta nên đưa tin như thế nào? Quy tắc cho nội dung và hình thức của một bài báo như thế nào? Đài phát thanh cũng đã làm rạn nứt cấu trúc thể chế vốn có đã gắn kết báo chí và các dịch vụ điện tín trong việc đưa tin trong nước và khu vực. Đài phát thanh có thể dễ dàng phớt lờ báo chí và đưa tin trực tiếp đến người nghe thông qua các dịch vụ điện tín. Và lí do cuối cùng là đài phát thanh làm xói mòn chức năng thể chế của báo chí bằng những kênh phát thanh trực tiếp từ những sự kiện thể thao đến những hội nghị chính trị, cho phép thính giả có thể nghe tin tức ngay khi nó đang diễn ra chứ không phải đợi đến 24 giờ sau như khi đọc báo.
  3. Mặc dù không hoàn toàn tương tự như cuộc chiến ngày nay giữa báo chí và các trang web, trận chiến giữa những năm 20, 30 cũng đã tạo ra những bất đồng mà dư âm của nó vẫn khá giống với hiện tại. Khi đó, các tờ báo không có trạm phát thanh đã rất lo lắng về vấn đề sử dụng trái phép bản sao các tờ báo và dịch vụ điện tín, cũng giống như Hiệp hội Nhà xuất bản Mỹ hiện nay đang bất bình với điều mà họ coi là các trang web và phương tiện tra cứu như Google đã sao chép và lấy các tiêu đề của các tờ báo. Báo chí có quyền đưa ra các quyền về sở hữu trí tuệ hợp pháp đối với những sản phẩm của mình. Tuy nhiên, những chiến dịch chống lại đài phát thanh của họ thường gây ra sự rèm pha, coi thường từ phía đối phương. Nhiều nhà báo và lãnh đạo trong ngành cho rằng nội dung của các chương trình phát thanh thường thiếu chính xác, quá vắn tắt, chỉ mang tính giật gân, tầm thường, và rằng những người hành nghề đó chỉ là những kẻ nghiệp dư. Họ còn khẳng định rằng nếu như có những tin tức chính xác được đưa trên đài phát thanh thì chẳng qua chỉ là một chuỗi các tiêu đề từ các tờ báo in hoặc là một câu chuyện được bê nguyên si từ một tờ báo nào đó mà thôi. Những luận điệu này nghe có vẻ khá quen thuộc đối với thế giới hiện tại. Cố độc tôn bằng "lối nói khoa trương hoa mỹ" Trong bài phê bình đài phát thanh, ở đoạn gay gắt nhất đã viện dẫn ra cái mà Jackaway gọi là “lối nói hoa mỹ khoa trương", là phương sách lý luận đầu tiên của phương tiện thông tin truyền thống khi bị phương tiện mới đe doạ. Jackaway viết: Các nhà báo này cảnh báo rằng các kí giả của đài phát thanh đang
  4. đe doạ tới những tiêu chuẩn của báo chí về tính khách quan, quan niệm của xã hội về các dịch vụ công, lý tưởng của chủ nghĩa tư bản về quyền sở hữu và các tư tưởng chính trị về dân chủ. Nhà văn Hollywood David Simon, một cựu phóng viên của tờ Baltimore Sun và các nhà báo bất bình với các trang web ngày nay cũng áp dụng “lối nói hoa mỹ khoa trương” tương tự. Họ cảnh báo rằng nếu không có báo chí hàng ngày như những người giám hộ thì cảnh sát, hội đồng thành phố, cơ quan lập pháp liên bang và cả Nhà Trắng sẽ trở nên lộn xộn cũng như nền dân chủ sẽ sụp đổ. Jackaway cũng đưa ra những ví dụ về việc các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống cố gắng kiểm soát các phương tiện mới bằng luật pháp, quy định hoặc cơ bắp. Vào những năm 30, khi các phóng viên của đài phát thanh xin phép cơ quan thông tấn quốc gia hoạt động thì các nhà báo in lại tìm cách ngăn cản. Cho đến tận năm 1939, khi phóng viên Fulton Lewis Jr. đề nghị thành lập đài phát thanh thì các phát thanh viên mới có quyền được vào Quốc hội. Trong những thập niên gần đây, ngành âm nhạc đã vận dụng cả công nghệ thu thanh số với luật pháp để cấm người mua sao chép ra các bản khác. Jackaway từng viết: khi công ty điện thoại Baby Bells tìm kiếm sự ủng hộ để ra mắt “những trang vàng điện tử” thì báo in lại chống lại bằng cách cảnh báo Quốc hội rằng các công ty điện thoại đang cố gắng “kiểm soát tư tưởng độc quyền”. Jackaway cho rằng những xung đột để khẳng định sự vượt trội hơn vừa thuộc về văn hoá, vừa thuộc về tài chính. Bà cũng đưa ra lời dự báo rằng cuộc chiến giữa các phương tiện truyền thông không chỉ đơn thuần là đấu tranh để bảo vệ vị thế kinh tế mà còn để duy trì những nét đặc trưng truyền thông đã hình thành trước đó và cả “cấu trúc xã hội sâu sắc hơn mà nó phản ánh”.
  5. Như vậy cuộc chiến gay gắt giữa báo chí và đài phát thanh đã tự nó kết thúc như thế nào? Nói ngắn gọn thì năm 1934 đài phát thanh đã tự thành lập những dịch vụ điện tín, như dịch vụ điện tín quốc gia Transradio Press, rất phát triển. George E. Lott Jr viết trong cuốn “Cuộc chiến giữa báo in và đài phát thanh những năm 30” (Ký sự phát thanh, hè 1970) rằng cuộc chiến này kết thúc vào năm 1935 cùng với sự bỏ cuộc cần thiết của báo in. Thời kì của “hoà bình vũ trang” được thiết lập. Có một vài sự khác biệt cơ bản giữa cuộc chiến của báo chí ngày xưa với đài phát thanh và báo chí ngày nay với các trang web: 1) Báo chí ngày nay đầu tư nhiều hơn vào web như một phương tiện thay thế chứ không như thời đài phát thanh trước đây. 2) Hầu hết các tờ báo đều coi các trang web như là sự thay thế của báo in, có thể không phải là ngay ngày mai hay tuần tới, nhưng ở thập niên tiếp theo thì điều đó là chắc chắn. Theo một cách nào đó thì những gì diễn ra trong quá khứ (1935) là khá thuận lợi cho các trang web dù thuật "lối nói hoa mỹ khoa trương" có đưa ra lí lẽ gì đi chăng nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2