intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo quản tài liệu điện tử: Vấn đề và giải pháp

Chia sẻ: Lê Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

97
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảo quản tài liệu điện tử là quá trình bảo đảm tính nguyên vẹn của tài liệu điện tử hướng tới việc làm sao cho tài liệu có thể được tìm thấy và tiếp cận trong suốt thời hạn lưu giữ đã quy định. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết "Bảo quản tài liệu điện tử: Vấn đề và giải pháp" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo quản tài liệu điện tử: Vấn đề và giải pháp

Bảo quản tài liệu điện tử : vấn đề và giải pháp<br /> <br /> Bảo quản tài liệu điện tử  đang đặt ra những thách thức mới và <br /> cấp thiết đối với các nhà lưu trữ. Để  tài liệu được sử  dụng như  là  <br /> bằng chứng pháp lý thì nội dung, bối cảnh và cấu trúc của chúng ­ <br /> những thứ  mà trong môi trường điện tử  tồn tại độc lập với phương <br /> tiện mang tin ­ phải được bảo toàn. Do vậy, nếu chỉ  bảo quản riêng <br /> phương tiện mang tin sẽ  là không đủ. Trong môi trường tài liệu trên  <br /> nền giấy truyền thống, người ta có thể  tập trung nỗ  lực vào việc bảo  <br /> quản an toàn phương tiện mang tin vật lý (thường là giấy) vì nội dung, <br /> cấu trúc, và trong một phạm vi nhất định, bối cảnh của tài liệu gắn  <br /> liền với phương tiện mang tin vật lý đó. Bằng cách đó, việc bảo quản <br /> tài liệu như  là bằng chứng đã được bảo đảm. Ngược lại, trong môi <br /> trường điện tử, các nhà lưu trữ có thể tập trung các nguồn lực đáng kể <br /> cho  việc  bảo  quản  phương   tiện  mang  tin  vật  lý  (băng  từ,   diskette, <br /> phương tiện quang học v.v...) mà vẫn có thể  thất bại trong việc bảo  <br /> quản tài liệu theo đúng nghĩa của nó.<br /> Có thể  nói rằng, cơ  quan, tổ  chức sản sinh ra tài liệu lưu trữ   ở <br /> dạng điện tử  có thể  được bảo quản một cách hữu hiệu và tiết kiệm <br /> hơn trong bối cảnh của chính môi trường máy tính của họ. Tất nhiên, <br /> điều đó cần phải được tiến hành trên cơ  sở  các tiêu chuẩn do các nhà <br /> lưu trữ đặt ra và dưới sự  giám sát một cách hệ  thống của các cơ  quan <br /> lưu trữ  nhằm bảo đảm rằng những tiêu chuẩn đặt ra phải được tuân <br /> thủ. Việc chấp nhận một vai trò không trực tiếp bảo quản hay bảo  <br /> quản phân tán như  vậy sẽ  cho phép các cơ  quan lưu trữ  tránh được <br /> những vấn đề  phức tạp và các chi phí cho việc đầu tư  quá lớn vào <br /> những công nghệ  liên quan tới việc duy trì và bảo quản tài liệu điện <br /> tử. Ngoài ra với cách làm này còn giúp đội ngũ nhân viên của các cơ <br /> quan lưu trữ có thời gian tập trung vào việc thực hiện chức năng kiểm <br /> tra, giám sát và những trách nhiệm mới mà họ  phải đảm nhiệm trong <br /> một môi trường mới, môi trường của “một lưu trữ ảo” phân tán.<br /> Mặt khác, giải pháp loại này đòi hỏi phải có sự  nhận thức đầy đủ  về <br /> chức năng lưu trữ  trong phạm vi các bên tham gia. Việc thực hiện  <br /> thành công giải pháp đó phụ  thuộc vào thiện chí của các cơ  quan, tổ <br /> chức có dành sự ưu tiên cần thiết cho các yêu cầu về bảo quản tài liệu,  <br /> đầu tư kinh phí cho việc di trú/chuyển đổi những tài liệu điện tử sang  <br /> những dạng thức (formats) thích hợp với nền công nghệ  mới, đồng <br /> thời điều chỉnh các hệ  thống của cơ  quan, tổ  chức mình cho phù hợp <br /> với các chuẩn mực liên quan tới các nguyên tắc bảo quản cũng như <br /> vấn đề khai thác, sử dụng tài liệu mà cơ quan lưu trữ đặt ra. Như vậy, <br /> nhiệm vụ  đặt ra là, tài liệu cần  được di trú / chuyển đổi sang các  <br /> phương tiện mang tin mới trước khi phương tiện hiện tại bị huỷ hoại  <br /> hay trở nên lạc hậu. Việc kiểm tra định kỳ  các phương tiện bảo quản  <br /> nhằm phát hiện bất kỳ dấu hiệu xuống cấp, hư hại nào cũng như việc <br /> xem xét đánh giá thường xuyên sự  phát triển của công nghệ  để  nhận <br /> biết các dấu hiệu lạc hậu là rất cần thiết để quyết định khi nào thì tiến <br /> hành di trú/chuyển đổi tài liệu.<br /> Một tài liệu điện tử  được bảo quản an toàn khi nó tiếp tục tồn tại  ở <br /> dạng cho phép người ta có thể truy nhập và một khi truy nhập được thì <br /> nó sẽ  cung cấp bằng chứng xác thực và đáng tin cậy về hoạt động đã <br /> tạo ra tài liệu. Có nhiều trường hợp khi mà việc tiếp tục bảo quản tài <br /> liệu điện tử  sẽ  đòi hỏi phải có những giải pháp có thể  làm suy giảm <br /> độ tin cậy và tính xác thực của tài liệu hoặc có thể ảnh hưởng tới khả <br /> năng tiếp cận khai thác tài liệu. Lưu trữ  cần xác định rõ khi nào thì <br /> những tình huống như vậy có thể  xảy ra và khuyến nghị  các cơ  quan, <br /> tổ  chức sản sinh ra tài liệu về  những phương án lựa chọn thích hợp  <br /> cho tài liệu trong kho của mình và thực hiện những bước đi cần thiết <br /> để  bảo đảm duy trì tính xác thực và độ  tin cậy tiếp nối của tài liệu  <br /> trong lưu trữ.<br /> Cho dù lưu trữ  có trực tiếp bảo quản tại kho của mình hay không thì  <br /> lưu trữ cũng phải chịu trách nhiệm nêu rõ ảnh hưởng của các phương <br /> án  lựa  chọn  sẵn có   đối  với  việc tiếp  tục  bảo quản  và quyết  định <br /> phương án nào là phù hợp. Lưu trữ cần phải thực hiện trách nhiệm này <br /> một cách tổng thể, thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn về <br /> việc bảo quản tài liệu điện tử  và cụ  thể, thông qua việc xác định các <br /> vấn đề bảo quản liên quan tới một hệ thống quản lý tài liệu cụ thể và  <br /> xác định các bước đi thích hợp. Nếu lưu trữ chịu trách nhiệm về  việc <br /> bảo quản tài liệu thì lưu trữ  phải có những hành động bảo quản thích <br /> hợp. Nếu như  một tổ  chức khác thực hiện việc bảo quản tài liệu thì <br /> lưu trữ cần phải đưa ra khuyến nghị  về  những hành động phù hợp và <br /> trợ giúp trong việc thực thi chúng. Câu hỏi về nơi bảo quản tài liệu lưu  <br /> trữ cần được xem xét trên cơ sở xác định xem cơ quan, tổ chức nào có  <br /> khả  năng bảo quản và tổ  chức khai thác sử  dụng những tài liệu xác  <br /> thực một cách tốt nhất qua thời gian. Các yếu tố cần tính đến khi xem  <br /> xét, lựa chọn phương án tốt nhất bao gồm: cơ quan, tổ chức sản sinh ra <br /> tài liệu có nhiệm vụ  giữ  gìn và bảo đảm tiếp cận khai thác sử  dụng  <br /> những tài liệu xác thực trong một thời gian dài hay không và các nguồn  <br /> lực cần thiết cho việc bảo quản và tiếp cận khai thác tài liệu lưu trữ <br /> có sẵn có hay không.<br /> Bảo quản tài liệu điện tử là quá trình bảo đảm tính nguyên vẹn của tài <br /> liệu điện tử  hướng tới việc làm sao cho tài liệu có thể  được tìm thấy <br /> và tiếp cận trong suốt thời hạn lưu giữ   đã quy định. Những tài liệu <br /> điện tử  phải được lưu giữ  như  thế  nào theo thời gian để  có thể  tìm <br /> chúng và tiếp cận được chúng trong suốt thời hạn lưu giữ? Có nghĩa là <br /> phải khắc phục được những vấn đề  về  sự  lạc hậu của kỹ  thuật, sự <br /> phụ thuộc của chương trình phần mềm, sự hao mòn vật lý của các vật <br /> mang tin. Trong những vấn đề  này, sự  phụ  thuộc của tài liệu điện tử <br /> vào các chương trình (phần mềm) cũng như  sự  lạc hậu của các định  <br /> dạng công nghệ của tài liệu điện tử là đặc biệt phức tạp.<br /> Yêu cầu để đảm bảo việc bảo quản tài liệu điện tử  có thể  được chia  <br /> thành ba loại:<br /> ­ Bảo đảm trạng thái vật lý của các tập tin, tài liệu điện tử;<br /> ­ Bảo đảm điều kiện để đọc thông tin trong tương lai;<br /> ­ Bảo đảm điều kiện để  tái tạo các tài liệu điện tử  trong dạng con <br /> người có thể đọc được.<br /> 1. Bảo đảm trạng thái vật lý của các tập tin<br /> Khía cạnh bảo đảm việc bảo quản tài liệu điện tử  ­ vấn đề  hầu như <br /> được giải quyết cho tất cả  các dạng bảo quản. Việc này liên quan  <br /> không chỉ để tạo ra các điều kiện bảo quản tối ưu cho các phương tiện <br /> lưu   trữ   thông   tin   điện   tử,   mà   cả   nơi   bảo   quản   của   tài   liệu   điện  <br /> tử. Đểcho các   tập   tin   máy   tính   không   bị   mất,   người   ta   phải  lưu  <br /> trữ chúng trong hai hoặc nhiều bản sao, được lưu trên những vật  <br /> ghi tin điện tử riêng biệt (máy tính làm việc và phương tiện sao lưu). <br /> Và nếu mất đi một trong những bản sao, người ta có thể  nhanh chóng <br /> tạo một bản sao tập tin mới.<br /> Trên thực tế  khi bạn đang làm việc, tập tin tạo ra được đặt trong  ổ <br /> cứng máy tính của bạn, lưu trên máy chủ  và sao lưu (bản sao) trên đĩa <br /> RAID (hệ thống sao lưu dự phòng cơ bản), băng từ và đĩa quang từ tính <br /> (CD ­RW, DVD­RW). Rất ít các cơ  quan, tổ  chức tách khối tài liệu <br /> điện tử  này khỏi máy chủ  của họ  và lưu giữ  riêng trên phương tiện <br /> truyền thông bên ngoài. Điều này là tự  nhiên: tốc độ  tăng trưởng của <br /> các tài nguyên lưu trữ tụt hậu phía sau với tỷ lệ giảm giá cho các ổ đĩa  <br /> cứng, cho phép các cơ quan, tổ chức tăng năng lực máy chủ của họ một <br /> cách dễ dàng.<br /> Cũng rất quan trọng là sự  lựa chọn các loại vật mang tin và tuổi thọ <br /> của chúng. Lựa chọn này phụ thuộc vào:<br /> ­ Các loại tài liệu điện tử được lưu trữ và tổng khối lượng của chúng,<br /> ­ Tuổi thọ  dự  kiến  của các tài liệu và việc đảm bảo tiếp cận với <br /> chúng,<br /> ­ Phương thức sản xuất các vật mang tin và chế  độ  bảo quản của lưu <br /> trữ,<br /> ­ Các yêu cầu để đảm bảo tính xác thực của tài liệu.<br /> Ví dụ, bảo quản khối lượng lưu trữ và tài nguyên thông tin có cấu trúc  <br /> phức tạp (cơ  sở  dữ  liệu tích hợp, địa lý và hệ  thống đa phương tiện,  <br /> dự  án và các tài liệu thiết kế, market ban đầu của các  ấn phẩm) trong  <br /> các phương tiện truyền thông điện tử  chuyên sâu tốt hơn để  không vi  <br /> phạm sự toàn vẹn của tài liệu.<br /> Thời hạn lưu giữ các tài liệu điện tử trong vòng 5 năm là hy vọng hoàn <br /> toàn đáng tin cậy của bất kỳ  phương tiện truyền thông hiện đại (bao  <br /> gồm cả  băng cassette từ  tính). Nhưng điều cần phải quan tâm khi lựa <br /> chọn vật mang tin là danh tiếng của nhà sản xuất và sản phẩm xuất xứ <br /> từ nước nào, cần tập trung vào các giá trị chất lượng của vật mang tin, <br /> cũng như  tuân thủ  các yêu cầu tối thiểu đối với điều kiện bảo quản.  <br /> Như với bất kỳ sản phẩm nào, có một quy tắc: “đồ tốt giá rẻ là không  <br /> có”. Đối với cùng một lý do đó, bảo quản lâu dài tài liệu điện tử  phải  <br /> chọn đĩa quang học làm vật mang tin, với giá bán lẻ sẽ không ít hơn 22­<br /> 25 ngàn đồng / 1 đĩa chẳng hạn.<br /> Đĩa quang compact (CD) trong lưu trữ có độ  bền khiêm tốn và khá tin <br /> cậy   cho   10­15   năm.   Không   thể   đòi   hỏi   lâu   hơn   thời   gian   đó.   Sau <br /> khoảng thời gian này, bạn chắc chắn sẽ phải copy lại hoặc di chuyển  <br /> tập tin đến một loại phương tiện truyền thông khác (nếu như  không <br /> thể đọc thông tin từ đĩa CD), hoặc chuyển đổi tài liệu điện tử sang các <br /> định dạng khác và cũng sao chép để lưu trữ trên vật mang tin hiện đại <br /> có dung lượng nhiều hơn.<br /> Đĩa quang là phương tiện ghi tin bền nhất. Một số  nhà sản xuất xác  <br /> định thời hạn sử dụng của sản phẩm của họ trong gần 20 năm. Có thể <br /> thấy trên thực tế, điều đó là hợp lý, nhưng nó cũng thể  hiện sự  mâu <br /> thuẫn. Một mặt, có bằng chứng về  việc sử  dụng thành công các bản <br /> ghi trên một đĩa CD trong 10 ­ 15 năm, mặt khác, thường xuyên có <br /> khiếu nại về lỗi đọc thông tin từ các đĩa, nhất là các tập tin ghi trên đĩa  <br /> CD­R1. Các nhà phân tích vẫn cảm thấy khó khăn để  đưa ra một lời  <br /> giải thích đầy đủ  các nguyên nhân, có thể: thất bại trong việc đọc các <br /> tập tin trên CD­R do một số  yếu tố  khác như  sai quy trình công nghệ <br /> trong sản xuất đĩa, vi phạm điều kiện bảo quản, không tương thích <br /> công nghệ giữa ghi và đọc thông tin.<br /> Đặc biệt chú ý đến sự  lựa chọn dạng vật mang tin phải được đưa ra <br /> trong các trường hợp sử  dụng các tài liệu điện tử  như  là bằng chứng  <br /> bằng văn bản hoặc bằng chứng pháp lý. Nếu tài liệu khi tạo lập không <br /> sử  dụng chữ  ký số  điện tử  (EDS), nên sao chép chúng trên CD­R   đĩa <br /> quang học ghi một lần.<br /> Tạo nhiều bản sao của tập tin sẽ không phải là điều kiện để đảm bảo  <br /> an toàn của tập tin. Để  giảm thiểu chi phí duy trì trong những trường <br /> hợp này, cần phải tạo điều kiện tối ưu để bảo quản vật mang tin.<br /> Điều kiện cụ  thể  và chế  độ  bảo quản được  xác định bởi các loại <br /> phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ, để  lưu trữ  lâu dài vật mang <br /> tin từ  tính đòi hỏi phải có thiết bị  đặc biệt có thể  bảo vệ  chúng khỏi  <br /> tác động của môi trường từ  trường và điện từ  trường hoặc đặt chúng <br /> cách   xa   nguồn   của   điện   –   từ   trường,   máy   sưởi,   thang   máy,   vv…. <br /> Cassette băng từ  cần phải tua băng mỗi 1,5 năm/1 lần để  loại bỏ  tĩnh <br /> điện.<br /> Yêu cầu chung cho việc bảo quản bất kỳ vật mang tin điện tử  là đặt  <br /> chúng  ở  vị  trí thẳng đứng, tránh hư  hỏng cơ  học và biến dạng, làm <br /> sạch bẩn và bụi, tránh tiếp xúc với nhiệt độ  cao và ánh nắng mặt trời  <br /> trực tiếp.<br /> Điều quan trọng là phải quan sát nhiệt độ  và độ   ẩm trong phòng kho  <br /> bảo quản vật mang tin điện tử. Khuyến nghị  chung như sau: thời hạn <br /> bảo quản cho vật mang tin điện tử giữ được chất lượng tốt hơn khi có  <br /> nhiệt độ thấp hơn và độ ẩm tương đối phù hợp.<br /> Ví dụ, việc lưu trữ băng polyester ở độ ẩm tương đối 50% và nhiệt độ <br /> + 11oC đảm bảo sự  an toàn đặc tính của băng trong 50 năm (theo ISO <br /> 18.923). Theo  ước tính sơ  bộ, cùng kỳ  hạn 50 năm đối với đĩa quang <br /> CD­R nếu được lưu giữ   ở  độ   ẩm tương đối 50% và nhiệt độ  + 10oC <br /> (Theo ISO 18.927); Disc Worm ­ 50% độ   ẩm và nhiệt độ  + 3oC (Theo <br /> ISO 18.925).<br /> Ví dụ, theo “Những nguyên tắc làm việc trong các cơ  quan lưu trữ <br /> Nga” điều kiện bảo quản lý tưởng tài liệu trên băng và đĩa với nhiệt  <br /> độ là 15 – 200C, độ ẩm tương đối là 50 – 65%<br /> Thực tế  cho thấy, trong những kho lưu trữ không có khí hậu  ổn định <br /> phải có những biện pháp tốt nhất để  làm ẩm / làm khô không khí một <br /> cách thích hợp; tránh sự  dao động (do mùa hoặc trong một ngày) về <br /> nhiệt độ  (± 5oC), về  độ   ẩm không khí (±10%). Trong trường hợp có <br /> tình trạng dao động lâu (7­10 ngày), độ ẩm lên tới 80­90% cần phải áp <br /> dụng ngay các biện pháp ổn định kho tài liệu (thông gió, làm khô kho).<br /> Trong giai đoạn sửa chữa kỹ  thuật, tài liệu được bảo quản tạm thời  <br /> (dưới 2 tháng) trong điều kiện nhiệt độ  là 20oC ± 5 độ  C, độ   ẩm là <br /> 50% ± 20%. Nhiệt độ  ­ độ   ẩm được kiểm tra và điều chỉnh phù hợp <br /> bằng cách đo nhiệt độ, độ   ẩm trong phòng và  ở  ngoài trong cùng một  <br /> thời gian, ở những kho khí hậu không ổn định: 2 lần một tuần, ở những  <br /> kho có hiện tượng bất  ổn: 1 lần mỗi ngày. Kết quả  đo và kiểm tra  <br /> được ghi chép trong sổ. Trong sổ  cũng ghi chép lại kết quả  giám định  <br /> và các biện pháp đã thực hiện khi chế độ nhiệt độ ­ độ ẩm bị trục trặc.  <br /> Danh mục các thiết bị  kiểm tra đo đạc đã sử  dụng (nhiệt kế, máy hút <br /> ẩm,...), quy trình sử  dụng và đo đạc nhiệt độ  độ   ẩm trong phòng  ở <br /> ngoài không khí được quy định và hướng dẫn bằng văn bản[1].<br /> Nhiệt độ  thấp góp phần vào việc bảo tồn thông tin điện tử, tuy nhiên, <br /> nhiệt độ  thấp là khá khó chịu cho công việc lâu dài của con người.  <br /> Cũng cần được lưu ý rằng, nếu muốn khai thác, sử  dụng tài liệu điện <br /> tử  từ  các băng đĩa trong phòng, kho bảo quản ra sử  dụng trong môi <br /> trường văn phòng bình thường, tài liệu điện tử  sẽ  phải trải qua thời <br /> gian quen với khí hậu. Nếu không, rất có khả  năng lỗi trong việc đọc <br /> thông tin và biến dạng cấu trúc của các vật mang tin. Nhưng để  đĩa <br /> quang quen với khí hậu với nhiệt độ 23oC – 25oC, nó đòi hỏi ít nhất ba <br /> giờ  (tốt nhất là 1 ngày đêm) trong phòng trung gian. Thời gian thích <br /> nghi của các băng phụ thuộc vào chiều rộng của băng, đĩa, Bề mặt của  <br /> đĩa rộng thì độ  thích nghi với nhiệt độ  lớn hơn. Nên lưu ý rằng các  <br /> băng, đĩa cần đạt trạng thái cân bằng nhiệt độ  cũng như  cân bằng độ <br /> ẩm.<br /> Vì vậy, sự  lựa chọn chế  độ  bảo quản vật mang tin điện tử  phải tính <br /> đến một số  yếu tố  và mối liên hệ  giữa cường độ  sử  dụng của vật  <br /> mang tin, chi phí của việc duy trì chế  độ  lưu trữ  với chi phí của việc <br /> sao chép thường xuyên của các tài liệu sang vật mang tin thế  hệ  kế <br /> tiếp. Như  đã đề  cập  ở  trên, việc tổ  chức lưu trữ  lâu dài các tài liệu <br /> điện tử  với khoảng thời gian chấp nhận được là 10 năm đối với các <br /> vật mang tin trên đó chúng được ghi lại. Chế độ lưu trữ tại phòng làm <br /> việc cho băng ở  nhiệt độ  23oC (Theo ISO 18.923),  ổ đĩa quang là 25oC <br /> (Theo ISO 18.927) với độ ẩm tương đối là 50%. Ví dụ, cơ quan lưu trữ <br /> nhà nước Nga thiết lập các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong kho lưu  <br /> trữ với nhiệt độ  từ 17 đến 19ºC, độ  ẩm tương đối 50 ­ 55%. Đáp ứng <br /> những điều kiện này, có thể tuổi thọ của đĩa CD­R lên đến 20 năm.<br /> 2. Yêu cầu bảo đảm điều kiện để đọc thông tin trong tương lai<br /> Nếu những vấn đề  bảo quản an toàn vật lý của các tập tin đang được <br /> giải quyết khá thành công, thì các khía cạnh khác của việc lưu trữ lâu <br /> dài các tài liệu điện tử  phải chờ  đợi kết quả  nghiên cứu về  phương  <br /> pháp tạo lập và bước đột phá về công nghệ. Xuất hiện các vấn đề liên <br /> quan đến sự  thay đổi nhanh chóng và lỗi thời của phần cứng và phần  <br /> mềm máy tính trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như như vũ <br /> bão hiện nay. Xuất hiện vấn đề  đối phó với lão hóa phần cứng và <br /> phần mềm như thế nào?<br /> Theo thời gian, thiết bị lưu giữ thông tin được đọc từ đĩa lưu trữ ngoài  <br /> cũng dần trở  nên lỗi thời. Ví dụ, trong thời gian qua, đĩa mềm 5­inch  <br /> đã biến mất sau khi không còn được trang bị máy tính và driver ổ đĩa để <br /> đọc chúng. Một số phận tương tự đang diễn ra với các đĩa mềm 3­inch <br /> vì nhiều mô hình hiện đại của máy tính cá nhân đã có sẵn mà không có <br /> ổ  đĩa cho chúng. Tương tự, thiết bị  để  đọc thông tin từ   ổ  đĩa quang,  <br /> cũng có thể thay đổi theo thời gian.<br /> Dự  kiến tuổi thọ  của công nghệ  từ  10 đến 15 năm, tiếp theo nhà sản <br /> xuất áp dụng công nghệ  tiên tiến và đưa ra thị  trường loại sản phẩm  <br /> mới với nhiều tính năng hơn. Những phát triển công nghệ  phải được <br /> xem xét khi tổ  chức bảo quản lâu dài các tài liệu điện tử. Đó là mong  <br /> muốn sau mỗi 10­15 năm có thể sao chép tài liệu sang các loại phương <br /> tiện truyền thông điện tử  mới nhất. Vậy câu hỏi là liệu có giữ  được  <br /> chất lượng của băng từ  hoặc đĩa lưu trữ  quang sau 50 năm mà không <br /> mất đi độ sắc nét? Và Lưu trữ đảm bảo chất lượng vật ghi tin điện tử <br /> trong vòng 15 ­ 20 năm?<br /> Như  chúng ta đã biết, sự  tạo lập tài liệu điện tử  phụ  thuộc chủ  yếu  <br /> vào các phần mềm:<br /> ­ Hệ điều hành,<br /> ­ Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS)<br /> ­ Bộ vi xử lý và soạn thảo văn bản (Word, Pad),<br /> ­   Đồ   họa   (ACDSee),   và   trình   duyệt   web   (Internet   Explorer,   Opera,  <br /> Firefox),<br /> ­ Thiết kế  chuyên ngành (AutoCAD, ArchInfo) và các  ứng dụng địa <br /> chất (MapInfo),<br /> ­ Chương trình được thiết kế  đặc biệt để  làm việc với cơ  sở  dữ  liệu  <br /> cụ thể.<br /> Đối với phần lớn các văn bản hành chính, tài chính dưới dạng điện tử <br /> thì thời hạn sử  dụng phụ thuộc vào vòng đời của phần mềm ước tính <br /> khoảng 5­7 năm. Ngoài ra, nhiều hệ thống văn phòng điện tử và lưu trữ <br /> điện tử hiện đại của cơ quan, tổ chức (ví dụ, các hệ thống quản lý tài  <br /> liệu nổi tiếng như  Dokumentum hoặc DocsOpen) cung cấp các định <br /> dạng chuyển đổi cần thiết. Trước mắt, để truy cập và đọc được phần  <br /> lớn các văn bản, hình ảnh và tài liệu video (nhưng không phải là cơ sở <br /> dữ  liệu hoặc hệ  thống kỹ thuật phức tạp và đa phương tiện) việc sử <br /> dụng các chuyển đổi như thế là do cơ quan, tổ chức tự thực hiện.<br /> Một đặc thù của tài liệu điện tử là chúng chỉ có thể  tiếp cận được để <br /> đọc đối với con người  khi có chương trình phần mềm và kỹ  thuật <br /> tương thích nhất định. Vì vậy khi chương trình phần mềm và kỹ thuật <br /> bị lạc hậu (mà việc này xảy ra rất nhanh chóng), tài liệu có thể trở nên <br /> không thích hợp cho sử dụng. Với mục đích bảo đảm tính nguyên vẹn  <br /> và tính tiếp cận của tài liệu điện tử, cần phải định kỳ  “hoà nhập” <br /> chúng với những chương trình phần mềm và kỹ thuật mới hơn. Khi đó <br /> phải bảo đảm sao cho chúng vẫn còn là xác thực, nghĩa là bảo đảm tính <br /> nguyên bản của nội dung, cấu trúc và ngữ cảnh của tài liệu, bảo đảm <br /> tính nguyên vẹn của những siêu dữ  liệu kèm theo tài liệu và các biên <br /> bản   kiểm   soát   các   quá   trình   hệ   thống.   Ngoài   ra,   để   bảo   đảm   tính <br /> nguyên vẹn của thông tin đã được ghi, việc lựa chọn đúng vật mang tin <br /> ­ phương tiện lưu giữ cũng như  tạo ra trường kiểm soát được (những <br /> điều kiện tương thích) cho lưu giữ tài liệu điện tử có ý nghĩa đặc biệt.<br /> Thông thường nên lưu giữ  tài liệu điện tử  vào các đĩa quang một lần  <br /> ghi nhiều lần đọc (CD­R, DVD­R) để  bảo đảm an toàn dữ  liệu trước <br /> sự sử dụng không chuẩn xác nào đó. Song, có thể khẳng định, không có <br /> một loại phương tiện lưu giữ  điện tử  nào là phù hợp cho lưu giữ  tài  <br /> liệu lưu trữ lâu dài. Theo đánh giá chung, thời hạn sử dụng vật lý của  <br /> các phương tiện lưu giữ điện tử là 30 năm. Về kỹ thuật, chúng trở nên <br /> lạc hậu trong thời hạn từ 5 đến 10 năm. Vì vậy cần phải thường xuyên  <br /> di chuyển các file điện tử vào những phương tiện lưu giữ mới.<br /> Đồng thời cần lập các bản sao dự phòng tài liệu. Các thủ tục sao chép <br /> dự  phòng tránh cho các dữ liệu đang lưu giữ  khỏi bị mất và hỏng. Hệ <br /> thống sao chép dự phòng đòi hỏi bảo đảm phầm mềm và kỹ thuật đặc <br /> biệt  ở   đây sẽ  tốt hơn nếu sao chép dự  phòng được  thực hiện trên  <br /> những vật mang tin cầm tay. Nhưng, các đĩa mềm chỉ  có thể  sử  dụng <br /> để lưu tài liệu điện tử trong thời gian ngắn.<br /> 3. Bảo đảm điều kiện để  tái tạo các tài liệu điện tử  trong dạng <br /> con người có thể đọc được<br /> Trong  việc  tổ  chức  bảo  quản  lâu  dài  tài  liệu   điện  tử,   sự  thay   đổi  <br /> chương   trình  phần  mềm  có  thể  dẫn   đến  mất  hoàn  toàn  tài  liệu  vì <br /> không còn khả  năng để  đọc chúng. Có một số  giải pháp cho vấn đề <br /> này:<br /> (1). Di trú ­ chuyển đổi kịp thời các cơ  sở  dữ  liệu và tài liệu điện tử <br /> khác sang một phần mềm công nghệ  hiện đại, thường  ở  định dạng  <br /> được sử  dụng bởi các tổ  chức thực hiện quản lý hoạt động của các  <br /> nguồn tài  nguyên thông tin.  Đây là một cách phức  tạp và tốn kém. <br /> Nhưng một chuyển đổi đơn giản là chưa đủ. Có rất nhiều vấn đề phát <br /> sinh với các cơ  sở dữ liệu. Thông thường việc di trú để  đảm bảo truy <br /> cập đến các tài liệu lưu trữ  điện tử  đang rất cần thiết cho các hoạt <br /> động của cơ  quan, tổ  chức và đang liên tục được sử  dụng trong công <br /> việc. Trong lưu trữ nhà nước, việc di trú này được sử dụng hợp lý đối <br /> với các cơ quan, tổ chức thường xuyên sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử <br /> và có yêu cầu truy cập nhanh.<br /> (2). Việc tổ  chức lưu giữ lâu dài các cơ  sở  dữ  liệu và tài liệu điện tử <br /> khác  trước  khi  chuyển vào kho lưu  trữ,  người  ta thường  tiến hành <br /> chuyển đổi thành các dạng "mở" hoặc "lưu trữ" (bảo hiểm). Đối với <br /> văn bản là dạng *.txt, rtf, pdf; cho đồ họa là dạng *. tiff, jpg; cho cơ sở <br /> dữ liệu, bảng biểu là dạng *. txt, xls, db, dbf. Mục đích của việc chuẩn <br /> bị  như  vậy cho việc chuyển giao vào lưu trữ, trong trường hợp cần  <br /> thiết, các định dạng tài liệu bảo hiểm dễ dàng để chuyển đổi hơn sang <br /> định dạng hệ thống thông tin hiện nay.<br /> (3). Đôi khi sự  di trú/chuyển đổi của các nguồn thông tin trên các nền <br /> tảng khác theo một số lý do nào đó, nó có vẻ không thực tế hoặc có thể <br /> sai lệch đáng kể so với các tài liệu điện tử gốc. Điều này chủ  yếu đề <br /> cập đến cấu trúc phức tạp và các nguồn thông tin đa dạng như: các tài  <br /> liệu của Computer­Aided Design (CAD) và hệ  thống thông tin địa lý, <br /> các sản phẩm đa phương tiện, vv... Trong tình huống như  vậy, người <br /> ta có thể  sử  dụng giả lập môi trường phần mềm[2], tuy nhiên, có thể <br /> gặp nhiều khó khăn để  thực hiện, vì giả  lập môi trường không thể <br /> được phát triển cho tất cả  các phần mềm. Đó là lý do tại sao sự  phát  <br /> triển của các hệ  thống thông tin ban đầu không nên chỉ  tập trung vào <br /> các định dạng lưu trữ phổ biến, mà còn trên các hệ điều hành, cơ sở dữ <br /> liệu, và các phần mềm khác. Trong trường hợp này, nó có thể được dễ <br /> dàng hơn để  tìm các giả  lập thích hợp, có thể  được phát triển và tiếp  <br /> thị   bởi   các   nhà   sản   xuất   phần   mềm.   Ví   dụ,   hệ   điều   hành   MS  <br /> Windows'95, 98, NT, 2000, XP giả  lập hỗ  trợ  các hệ  điều hành MS  <br /> DOS. Do đây là một hệ  điều hành được sử  dụng rộng rãi, và hy vọng  <br /> rằng Microsoft sẽ tiếp tục hỗ trợ giả lập hệ điều hành cũ của họ.<br /> (4). Đóng gói ­ bao gồm cả  các tập tin văn bản điện tử  trong các định  <br /> dạng nền tảng, chẳng hạn như XML. Ví dụ, hiện nay, các nhà lưu trữ <br /> Mỹ  xem xét phương pháp này là tốt nhất để  chia sẻ  và lưu trữ  lâu dài <br /> tài liệu điện tử, mặc dù với nhiều nước trên thế  giới trong đó có Việt <br /> Nam, nó khó có thể  được coi như  là một loại thuốc chữa bách bệnh <br /> cho mọi vấn đề.<br /> Cần lưu ý rằng, nghiên cứu liên quan đến việc sử  dụng các mô phỏng <br /> và đóng gói khi bảo quản lâu dài các tài liệu điện tử  mang một đặc <br /> điểm riêng biệt. Thậm chí nếu được cung cấp một số kỹ thuật thì vẫn  <br /> đòi hỏi rất nhiều thời gian để thực hiện. Vì vậy, cách duy nhất để lưu  <br /> trữ lâu dài các tài liệu điện tử vẫn là chiến lược di trú/chuyển đổi.<br /> Hiện nay trên thế  giới cũng như   ở  Việt Nam, phổ  biến nhất vẫn là <br /> chiến lược di chuyển ­ sự  dịch chuyển định kỳ  những tài liệu điện <br /> tử/tư liệu số từ phần mềm và kỹ thuật này tới phần mềm và kỹ thuật  <br /> khác hoặc từ thế hệ công nghệ máy tính này tới thế hệ tiếp theo. Như <br /> vậy, các tài liệu có thể  được chuyển từ  băng từ  sang đĩa compact để <br /> bảo đảm tiếp cận chúng lâu dài. Đó là công việc phức tạp mà cũng có  <br /> thể bị mất cấu trúc và tính chức năng của tài liệu (mất mát và hư hỏng <br /> thông tin). Song nó được coi là chính thống và cùng với việc chuyển  <br /> hoá tài liệu vào định dạng chuẩn đang có nhiều triển vọng hơn cả, mặc <br /> dù đang cần có những kiểm chứng thực nghiệm. Ví dụ, để  bảo đảm <br /> tính nguyên vẹn của tài liệu điện tử, Hội đồng Lưu trữ thế giới đưa ra  <br /> chiến lược di chuyển tài liệu điện tử sang nền công nghệ mới, nghĩa là <br /> sao chép tài liệu điện tử  vào những phương tiện lưu giữ mới và trong <br /> nhiều trường hợp chuyển hoá sang định dạng phù hợp với các thế  hệ <br /> máy tính mới.<br /> Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489 quy định ba phương pháp bảo đảm tính <br /> nguyên vẹn của tài liệu: sao chép ­ lập bản sao giống như tài liệu trên  <br /> chính cùng một vật mang tin (giấy, vật mang mini, vật mang điện tử); <br /> chuyển hoá/đổi (convert) vào vật mang tin khác ­ chuyển tài liệu từ vật  <br /> mang tin này sang vật mang tin khác (thay đồi hình thức của tài liệu) <br /> với lưu giữ  có bảo đảm nội dung giống như  ban đầu (ví dụ, chụp vi  <br /> phim các tài liệu giấy, quét  ảnh); di chuyển ­ chuyển định kỳ  tài liệu <br /> điện tử từ phần mềm và kỹ thuật này tới phần mềm và kỹ thuật khác <br /> với mục đích bảo đảm khả năng sử dụng những tài liệu đó trong tương  <br /> lai.<br /> Như vậy, khi chuyển đổi, định dạng của tài liệu điện tử bị thay đổi. Ví  <br /> dụ, có thể chuyển đổi một tài liệu đã được lập trong định dạng Word <br /> Perfect mà vẫn giữ nguyên vẹn nó ở định dạng RTF hay MS Word. Khi  <br /> di chuyển, ta thực hiện việc chuyển tài liệu điện tử  từ  nền chương <br /> trình hay vật mang tin này sang nền hay vật mang tin khác không có sự <br /> thay đổi định dạng. Ví dụ, có thể  di chuyển tài liệu từ  đĩa mềm sang <br /> đĩa compact. Song khi di chuyển cũng có thể  cần phải chuyển hoá tài  <br /> liệu   điện   tử.   Ví   dụ,   khi   di   chuyển   tài   liệu   điện   tử   hệ   điều   hành <br /> Macintosh sang hệ điều hành Microsoft Windows cần phải chuyển hoá <br /> tài liệu điện tử sang định dạng mới (ví dụ như RTF hay Word 2010).<br /> Cũng xin lưu ý, có thể có ba dạng mất mát cơ bản mà ta phải tính đến <br /> trong lưu giữ tài liệu điện tử:<br /> (1). Mất dữ liệu. Khi bị mất dữ liệu thì ở  mức độ  nhất định nội dung <br /> của tài liệu cũng bị  mất, tài liệu điện tử  trở  nên không đầy đủ  và xác <br /> thực.<br /> (2). Mất hình dạng bên ngoài, cấu trúc của tài liệu điện tử. Ví dụ, khi  <br /> chuyển hoá tài liệu văn bản vào định dạng RFT, có thể mất đi một vài <br /> đặc điểm hình dạng bên ngoài của tài liệu.<br /> (3). Mất những mối liên hệ  giữa các dữ  liệu (ví dụ, trong các bảng <br /> biểu điện tử, các cơ sở dữ liệu) hoặc mất khả năng tiếp cận tới những  <br /> siêu dữ  liệu gắn với tài liệu cũng như  làm tài liệu trở  nên không đầy <br /> đủ.<br /> Việc chuẩn bị các tài liệu điện tử lưu giữ thường xuyên và có thời hạn  <br /> (hơn 10 năm) để  chuyển vào lưu trữ  của cơ  quan, tổ  chức bao gồm:  <br /> kiểm tra tình trạng vật lý của các vật mang tin điện tử, ghi các tài liệu <br /> điện tử vào vật mang tin điện tử, kiểm tra chất lượng bản ghi, mô tả <br /> tài liệu điện tử, gán mã số  lưu trữ  tương  ứng với bản kê tài liệu cho <br /> các đơn vị bảo quản, chuẩn bị tập hợp những tài liệu đi kèm. Lưu ý, tài <br /> liệu đi kèm phải đủ để bảo đảm tính nguyên vẹn và khả năng sử dụng <br /> của tài liệu điện tử  như  các chỉ  dẫn: tên tài liệu, ngày lập, đặc điểm  <br /> nội dung, định dạng điện tử, cấu trúc vật lý và logic, khối lượng tài  <br /> liệu. Quy định tính định kỳ  của quá trình chuyển tài liệu điện tử  vào  <br /> lưu trữ do Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, tổ chức đảm <br /> nhiệm.<br /> Thay lời kết luận<br /> Việc phân tích bản chất của tài liệu điện tử cho phép chúng ta xác định  <br /> một số điều kiện, mà thực hiện thành công sẽ đảm bảo an toàn cho tài <br /> liệu điện tử và khả năng sử dụng chúng trong nhiều thập kỷ. Xin được <br /> đưa ra công thức cho sự thành công trong việc bảo quản tài liệu lưu trữ <br /> điện tử dưới đây:<br /> (1). Các kho lưu trữ  phải được tiếp nhận và được bảo quản "các đối <br /> tượng dữ  liệu" (tập tin), bao gồm chủ  yếu là thông tin có ý nghĩa và <br /> ngữ  cảnh (dữ liệu). Đưa vào bảo quản các nguồn tài nguyên thông tin <br /> đầy đủ  với các chương trình thực thi (áp dụng các hệ  thống thông tin)  <br /> thỏa mãn các vấn đề pháp lý và công nghệ sử dụng. Tiếp nhận chương <br /> trình máy tính cần thiết trong trường hợp thiếu đi chương trình này <br /> không thể tiếp nhận để bảo quản và tiếp cận tài liệu điện tử.<br /> (2). Trong khoảng thời gian từ  5 đến 10 năm, bảo quản các tài liệu  <br /> được đảm bảo bởi việc tạo ra các bản sao dự  trữ và các tài liệu điện  <br /> tử trong các vật mang tin riêng.<br /> (3). Trong thời hạn trên 10 năm, cần thực hiện việc chuyển đổi các tài <br /> liệu điện tử sang định dạng phần mềm độc lập (định dạng bảo hiểm),  <br /> để  trong tương lai sau này, tài liệu điện tử  có thể  được công nhận là <br /> bản chính.<br /> (4). Tài liệu điện tử trong định dạng bảo hiểm có thể rất khó sử  dụng  <br /> và làm chậm đáng kể  thời gian người dùng truy cập vào dữ  liệu lưu  <br /> trữ. Tốc độ truy cập vào các tài liệu lưu trữ điện tử  có thể  được đảm  <br /> bảo, nếu được tiếp nhận, lưu giữ  hoặc được di trú / chuyển đổi một <br /> cách kịp thời sang định dạng hiện tại của các tổ  chức hệ  thống thông <br /> tin lưu trữ. Thủ  tục di chuyển sang các định dạng sử  dụng cũng cần <br /> được tập trung vào việc các tài liệu được công nhận là bản gốc. Đây là <br /> biện pháp cần thiết khi mà rất khó để  xác định trước các định dạng  <br /> (bảo hiểm, sử  dụng, hoặc nơi tiếp nhận các tài liệu điện tử  vào bảo  <br /> quản) có thể tạo cơ sở cho việc tạo ra các bản sao bảo hiểm của các  <br /> thế hệ tài liệu tiếp theo.<br /> (5). Khi việc đảm bảo bảo quản tài liệu điện tử, cần dành nhiều sự <br /> chú ý cho an ninh thông tin để đảm bảo tính xác thực của tài liệu, bảo <br /> vệ khỏi các phần mềm độc hại (virus) và những truy cập trái phép.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> 1. Hội đồng lưu trữ quốc tế  ­ Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử  nhìn <br /> từ góc độ lưu trữ. (ICA Studies/études CIA 8) 2002<br /> 2. Larin M.V, Rưxkov O.I. – Tài liệu điện tử trong quản lý, VNIIDAD,  <br /> M., 2005<br /> 3. Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011<br /> 4. Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005<br /> 5. Kôzlôv V. P.  Những nguyên tắc công tác cơ  bản của các viện lưu <br /> trữ nhà nước liên bang nga, Maxcơva – 2002<br /> 6. Kinh nghiệm của NARA trong hướng dẫn quản lý tài liệu điện tử <br /> (Xem: Luật lưu trữ Liên bang Mỹ)<br /> 7. Nghị định số 01/2013/NĐ­CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của CP quy <br /> định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ<br /> 8. Quyết định số  376/2003/QĐ­NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2003 của <br /> Thống đốc NHNN ban hành quy định về  bảo quản, lưu trữ  chứng từ <br /> điện tử  đã sử  dụng để  hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ  chức <br /> cung ứng dịch vụ thanh toán.<br /> 9.   The   Electronic   Transactions   Act   and   disposal   of   Commonwealth <br /> records 2003 ­ Luật Giao dịch điện tử  và xử  lý hồ  sơ  Liên bang năm  <br /> 2003<br /> 10. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489. Thông tin và tư  liệu – Quản lý hồ <br /> sơ<br /> 11. Tiêu chuẩn Nga TC GOST 15791­90. Các hệ thống xử lý thông tin. <br /> Những thuật ngữ và định nghĩa;<br />  <br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> Chú thích<br /> 1] Kôzlôv V. P.  Những nguyên tắc công tác cơ  bản của các viện lưu  <br /> trữ nhà nước Liên bang Nga, Maxcơva – 2002<br /> [2] Giả lập ­ đó là mô phỏng chức năng của thiết bị này bằng phương  <br /> tiện của thiết bị khác hay của những thiết bị máy tính mà nhờ nó thiết <br /> bị  mô phỏng tiếp nhận chính những dữ  liệu, thực hiện chính chương  <br /> trình và đạt được kết quả  y như  thiết bị  được mô phỏng (TC GOST  <br /> 15791­90.   Các   hệ   thống   xử   lý   thông   tin.   Những   thuật   ngữ   và   định  <br /> nghĩa). Hay nói cách khác, là sử dụng phần mềm chuyên dụng để chạy <br /> các hệ  điều hành lạc hậu “theo sự  mô phỏng” với các hệ  điều hành <br /> hiện tại.<br /> [3] Hiện   nay,   chữ   ký   điện   tử   có   thể   bao   hàm   các   cam   kết   gửi <br /> bằng email, nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký <br /> bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, <br /> chấp   nhận   các   điều   khoản   người   dùng   (EULA)   khi   cài   đặt phần <br /> mềm máy tính, ký các hợp đồng điện tử online...<br /> [4] Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005<br /> TS. Nguyễn Lệ Nhung<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2