BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI, <br />
VÙNG BIỂN CỦA TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI<br />
Trong thời gian qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và <br />
quốc tế, Đảng ta đã kịp thời đổi mới tư duy, nhận thức về bảo vệ Tổ quốc trong <br />
tình hình mới. Nghị quyết 08 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX ra đời <br />
đã cho chúng ta nhận thức rõ và sâu sắc, toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ <br />
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh <br />
thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, nền tảng văn hóa, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, <br />
chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc... Nghị quyết <br />
cũng xác định rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa quốc <br />
phòng an ninh và phát triển kinh tế xã hội, giữa đối tượng và đối tác, giữa hợp tác <br />
và đấu tranh. <br />
Sức mạnh quốc phòng an ninh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là sức mạnh tổng <br />
hợp của cả hệ thống chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an <br />
ninh và đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của <br />
Đảng, quản lý của Nhà nước mà quân đội, công an là lực lượng nòng cốt . Mặc dù <br />
những năm qua, tình hình diễn biến phức tạp, kẻ địch chống phá quyết liệt, nhưng ý <br />
chí, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác quốc phòng an ninh được nâng <br />
cao, tạo được sự đồng thuận lớn trong các tầng lớp nhân dân. Ở một số địa bàn <br />
vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số nơi khác, tuy còn tiềm ẩn một <br />
số vấn đề phức tạp, nhưng về cơ bản, chúng ta đã giải quyết ổn định và từng bước <br />
phát triển. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta còn tập trung giải quyết những vấn đề trước <br />
mắt, về trật tự xã hội, chưa quan tâm đúng mức những vấn đề cơ bản về an ninh <br />
quốc gia, tiềm lực quốc phòng, quân sự ở trình độ cao. <br />
Nước ta với Trung Quốc có chung đường biên giới dài 1.463 km, qua 6 tỉnh của Việt <br />
Nam, 2 tỉnh của Trung Quốc. Biên giới Việt Nam Lào có chiều dài 2.067 km, qua 10 <br />
tỉnh Việt Nam và 9 tỉnh Lào. Biên giới Việt Nam Campuchia dài 1.137 km, qua 9 <br />
tỉnh Việt Nam, 7 tỉnh Campuchia. Bờ biển nước ta dài 3.260 km, với 550 cửa sông, <br />
68 vịnh, 53 cảng biển, có 3.000 đảo lớn nhỏ. Khu vực ven biển có 26 tỉnh, thành <br />
phố. Những con số thống kê khái quát trên nói lên phần nào những thuận lợi cũng <br />
như khó khăn trong quản lý nhà nước về biên giới đất liền và biển đảo.<br />
Trong nhiều năm qua, Đảng ta đã có các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng và bảo vệ <br />
biên giới quốc gia. Nhà nước ta cũng đã tiến hành đàm phán, ký kết nhiều hiệp định, <br />
hiệp ước về biên giới với các nước láng giềng, đồng thời ban hành nhiều văn bản <br />
quy phạm pháp luật để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về <br />
biên giới. Từ đó, các cấp, các ngành, các địa phương và lực lượng đã coi trọng việc <br />
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà <br />
nước về nhiệm vụ bảo vệ biên giới và xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới.<br />
Trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, chúng ta đã tiến hành <br />
đấu tranh giải quyết tốt hàng ngàn vụ việc chính trị, hình sự, tranh chấp xảy ra trên <br />
biên giới, vùng biển. Đặc biệt là ký Hiệp định đường biên giới đất liền với Trung <br />
Quốc và tiến hành phân giới, cắm mốc; ký Hiệp định về vùng đánh cá chung trên <br />
biển giữa Trung Quốc với Việt Nam và đang từng bước triển khai thực hiện Dự án <br />
tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc giới Việt Nam Lào, ký Hiệp ước bổ sung về hoạch <br />
định biên giới quốc gia giữa Việt Nam Campuchia, đang chuẩn bị triển khai <br />
hoạch định phân giới, cắm mốc, phân định chủ quyền giữa hai nước. Đồng thời <br />
thông qua đàm phán, thương lượng đang mở ra phương hướng giải quyết các vấn đề <br />
tồn tại, tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo giữa nước ta với các nước láng <br />
giềng.<br />
Trong phát triển kinh tế xã hội, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển ở <br />
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, nhiều công trình <br />
kinh tế trọng điểm đã được xây dựng. Nhiều dự án kinh tế xã hội xóa đói, giảm <br />
nghèo đã được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hàng loạt các khu <br />
kinh tế mở, các cửa khẩu biên giới đã được khai thông. Đường lên biên giới, đường <br />
tuần tra biên giới được mở rộng, hệ thống đồn biên phòng được tăng về số lượng, <br />
củng cố về chất lượng và di chuyển ra sát biên giới, các khu kinh tế quốc phòng là <br />
hậu thuẫn và chỗ dựa rất lớn cho nhân dân và các đồn biên phòng ở vùng biên giới <br />
trọng điểm, phức tạp của Tổ quốc; đã và đang mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho <br />
dịch vụ, giao lưu hàng hóa, vừa làm sôi động thị trường ở biên giới, vừa là điều kiện <br />
xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước láng giềng.<br />
Trong xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển chúng ta <br />
đã giành được nhiều kết quả tốt đẹp. Chưa lúc nào quan hệ nhân dân và các lực <br />
lượng bảo vệ biên giới của nước ta với các nước láng giềng có mối quan hệ, giao <br />
lưu tốt đẹp như hiện nay. Những vấn đề tranh chấp chủ quyền, phòng chống tội <br />
phạm, cứu hộ, cứu nạn, xây dựng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần ở nhiều địa <br />
phương đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhân dân và các lực lượng bảo vệ biên giới <br />
của nước ta với các nước láng giềng, góp phần tích cực vào sự ổn định tình hình <br />
biên giới giữa hai nước. Một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn trên <br />
biển với một số quốc gia đã được giải quyết.<br />
Nhưng hiện nay biên giới đất liền, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc hiệu lực quản <br />
lý nhà nước chưa đầy đủ, thiếu vững chắc. Đường biên giới quốc gia trên thực địa <br />
còn chưa thực sự ổn định, vùng biển và một số vùng lãnh thổ quan trọng trên bộ còn <br />
có sự tranh chấp hoặc bị lấn chiếm trái phép. Việc ký Hiệp ước, Hiệp định về biên <br />
giới đất liền, vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và Hiệp ước bổ sung biên giới với Cam<br />
puchia là cơ hội cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới, phù hợp <br />
với lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước. Nhưng từ nay cho đến khi phân định xong <br />
đường biên giới, hoàn thành việc cắm mốc trên thực địa và bảo đảm thực hiện hiệp <br />
ước, hiệp định nghiêm chỉnh là chặng đường đấu tranh lâu dài và gian khổ. Các vùng <br />
biên giới chưa thực sự vững mạnh, nền kinh tế còn ở trình độ thấp kém, nhịp độ <br />
tăng trưởng thấp, giáo dục, y tế, văn hóa còn cách xa so với yêu cầu, nhiều vấn đề <br />
xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết tốt. Nền quốc phòng toàn dân và an <br />
ninh nhân dân chưa được củng cố vững chắc, an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa và <br />
trật tự xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề mới nhưng hiệu quả phát hiện còn chậm, <br />
ngăn chặn đẩy lùi còn thấp. Công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về quốc phòng, <br />
an ninh, đối ngoại chưa theo kịp diễn biến của tình hình. Sự phối hợp giữa an ninh, <br />
quốc phòng, đối ngoại trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể còn thiếu chặt <br />
chẽ.<br />
Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và <br />
khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc <br />
khó lường. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn <br />
giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động khủng bố, tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển <br />
đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày <br />
càng phức tạp, gây bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở từng nước... <br />
Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, <br />
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đưa <br />
công tác quản lý xây dựng và bảo vệ biên giới vùng biển tiến kịp yêu cầu nhiệm <br />
vụ, cần thực hiện những giải pháp vừa chiến lược, cơ bản, vừa cụ thể, cấp bách <br />
sau:<br />
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường bảo vệ và quản lý biển đảo quốc gia. Bảo vệ biển <br />
đảo chính là bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, trước mắt là chống đói nghèo, lạc <br />
hậu. Nhiều nước lớn coi biển Đông là một khu vực trọng điểm về quyền lợi. Đối <br />
với nước ta bảo vệ và quản lý biển là một bộ phận trong chiến lược xây dựng và <br />
bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, trong khi vẫn chăm lo giải quyết <br />
những vấn đề trước mắt, Đảng, Nhà nước cần quan tâm đầy đủ những lợi ích lâu <br />
dài về biển, tăng cường nghiên cứu khoa học, hoàn chỉnh hệ thống pháp lý về biển, <br />
ban hành Luật Môi trường biển. Trước hết, tập trung củng cố tổ chức lực lượng <br />
chuyên trách về biển, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất tạo điều <br />
kiện để từng bước vươn ra làm chủ trên biển trong những thập kỷ đầu của thế kỷ <br />
XXI. Tiếp tục thực hiện có trọng điểm chương trình biển Đông, hải đảo, xây dựng <br />
các đoàn tàu, tập đoàn tàu lớn gắn kinh tế với quốc phòng an ninh ở vùng biển <br />
trọng điểm, từng bước đưa dân ra sinh sống ở những đảo có đủ điều kiện. Tập <br />
trung đầu tư về mọi mặt cho vùng biển bãi ngang, nơi đang còn nhiều khó khăn, <br />
thiếu thốn để từng bước trở thành phòng tuyến nhân dân vững chắc bảo vệ biển <br />
đảo của Tổ quốc.<br />
Thứ hai, chú trọng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc <br />
gia trong thời kỳ mở cửa, giao lưu, hội nhập. Hiện nay, biên giới, vùng biển nước ta <br />
còn nhiều điểm tranh chấp, chồng lấn, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định trước mắt và <br />
lâu dài. Về mặt chiến lược, Đảng và Nhà nước ta cần tập trung đàm phán giải quyết <br />
dứt điểm về chủ quyền, lãnh thổ giữa nước ta với các nước láng giềng; các địa <br />
phương cần có sự chỉ đạo, định hướng để tăng cường quan hệ, giao lưu, tạo sự gần <br />
gũi, thân thiện, tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước ở hai bên biên giới. Đó là <br />
tiền đề cơ bản để giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra dễ dàng và nhẹ nhàng <br />
hơn. Thực tế hiện nay trên các tuyến biên giới, nhất là Việt Nam Trung Quốc, Việt <br />
Nam Campuchia và vùng biển, còn nhiều lý do khác nhau nên một số địa phương <br />
còn cứng nhắc, máy móc trong quan hệ giao lưu ở hai bên biên giới. Đồng thời Đảng <br />
và Nhà nước có những cơ chế chính sách đặc biệt, thỏa đáng cho lực lượng bảo vệ <br />
biên giới làm nhiệm vụ quan trọng đặc biệt để họ yên tâm gắn bó cả cuộc đời binh <br />
nghiệp của mình nơi biên cương, hải đảo của Tổ quốc, thu hút được người tài giỏi <br />
lên biên giới nghiên cứu và làm việc.<br />
Thứ ba, đổi mới công tác quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới, tập trung vào ba <br />
khâu trọng yếu là: quản lý tốt mốc quốc giới và các dấu hiệu đường biên giới quốc <br />
gia; kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông biên giới và duy trì nghiêm quy chế biên giới, <br />
kết hợp chặt chẽ bảo vệ đường biên, mốc giới với bảo vệ an ninh chính trị, an ninh <br />
kinh tế, an ninh văn hóa với phòng thủ sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng kế hoạch chặt <br />
chẽ bảo vệ biên giới với bảo vệ nội địa và nội bộ; kết hợp chặt chẽ giữa ba tuyến: <br />
ngoại biên, biên phòng, nội địa (đất liền) tuyến khơi lộng bờ (biển đảo). Phát <br />
huy sức mạnh tổng hợp tại chỗ với sức mạnh cả nước, sức mạnh của lực lượng <br />
chuyên trách và các lực lượng, phương tiện khác, tập trung trọng điểm, quán xuyến <br />
cho được chính diện đường biên giới và chiều sâu khu vực biên phòng, đối tượng và <br />
địa bàn phù hợp với đặc điểm từng tuyến biên giới. Đẩy mạnh hơn nữa việc quy <br />
hoạch đưa dân cư ra sát biên giới, nhất là những vùng biên giới chưa có dân hoặc <br />
dân ở xa biên giới; gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội với công tác <br />
bảo vệ, quản lý biên giới, phát triển nông lâm ngư nghiệp với chủ động điều <br />
chỉnh kịp thời về bố trí lực lượng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh <br />
nhân dân trên các vùng biên giới.<br />
Thứ tư, tổ chức thực hiện chặt chẽ và có hiệu quả thiết thực các chương trình kinh <br />
tế xã hội của Nhà nước với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, thích hợp <br />
với từng tuyến biên giới, tạo cho được những điển hình về kinh tế nông lâm công <br />
nghiệp, những điểm sáng về văn hóa ở các vùng biên giới. Từng địa phương, từng <br />
cấp, từng ngành cần cụ thể hóa các chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước, rà <br />
soát điều chỉnh cơ cấu kinh tế kỹ thuật, cơ cấu đầu tư, định bước đi thích hợp cho <br />
từng vùng biên giới, gắn chặt xây dựng kinh tế, văn hóa với củng cố quốc phòng <br />
an ninh, coi trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, đầu tư <br />
thích đáng cho các khu kinh tế quốc phòng trên các địa bàn chiến lược quan trọng. <br />
Sự kết hợp nói trên cần đưa vào chương trình chiến lược kinh tế xã hội của Nhà <br />
nước đến năm 2010 và 2020. Tiếp tục phát triển các khu kinh tế quốc phòng, xây <br />
dựng các khu quốc phòng kinh tế với mục tiêu tăng cường quốc phòng an ninh là <br />
chủ yếu, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy <br />
cảm trên biên giới đất liền, biển đảo. Xây dựng công nghiệp quốc phòng trong hệ <br />
thống công nghiệp quốc gia, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ <br />
quốc phòng vừa phục vụ dân sinh.<br />
Thứ năm, xây dựng chương trình phát triển và củng cố lực lượng chính trị vũ <br />
trang tại chỗ, duy trì và nâng cao chất lượng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và <br />
phong trào thi đua quyết thắng trong dân quân tự vệ ở các xã biên giới. Tổ chức tốt <br />
Ngày Biên phòng toàn dân hằng năm một cách thiết thực, để giáo dục nghĩa vụ và <br />
quyền lợi cho mọi thế hệ công dân đối với sự nghiệp bảo vệ biên giới. Gắn các <br />
chính sách xã hội với chủ trương xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh biên <br />
giới. Ban hành chính sách khuyến khích các hình thức kết nghĩa, đỡ đầu giữa nội địa <br />
thành phố với biên giới, các lực lượng phía sau với các lực lượng phía trước trên <br />
biên giới, thực hiện chế độ luân chuyển thanh niên, cán bộ quân đội, công an, cán bộ <br />
khoa học, kỹ thuật thay phiên nhau tham gia nghiên cứu bảo vệ và xây dựng biên <br />
giới. Có kế hoạch tổ chức và động viên nhân dân các xã biên giới xung phong tình <br />
nguyện tham gia bảo vệ biên giới và xây dựng biên giới, hăng hái thực hiện các <br />
chương trình kinh tế xã hội, đấu tranh chống lấn chiếm, chống buôn lậu, bài trừ tệ <br />
nạn xã hội, lập lại trật tự kỷ cương trên các vùng biên giới đang có nhiều diễn biến <br />
phức tạp. Đổi mới về tổ chức, nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo đối với <br />
lực lượng vũ trang, phát triển khoa học quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân; <br />
đổi mới phương thức hoạt động của lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách phối <br />
hợp với các tổ chức của nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.<br />
Thứ sáu, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối <br />
với hoạt động quốc phòng, an ninh. Bổ sung cơ chế phối hợp hoạt động giữa quốc <br />
phòng, an ninh, đối ngoại và một số bộ, ngành có liên quan trong phân tích, dự báo <br />
tình hình và làm tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện. Bổ sung, xây dựng và <br />
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách xã hội có quan hệ đến <br />
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới nhằm bảo vệ an ninh chính trị, <br />
kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn <br />
ngừa, đẩy lùi, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, không <br />
để bị động, bất ngờ. Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, nâng cao <br />
khả năng tự bảo vệ của mỗi công dân, từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, xây dựng "thế <br />
trận lòng dân" làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân <br />
tộc trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. <br />
<br />
* Thiếu tướng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng<br />