Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
BÀN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI<br />
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
DISCUSSIONS ON THE CURRICULUM FOR THE BACHELOR DEGREE<br />
IN NAUTICAL SCIENCE AT NHA TRANG UNIVERSITY<br />
Hồ Đức Tuấn1, Phùng Minh Lộc2<br />
Ngày nhận bài: 04/5/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/6/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã nêu: Phấn<br />
đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên<br />
biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1]. Nhiệm vụ này là không chỉ của<br />
ngành hàng hải, mà còn cần phải có các giải pháp phát triển nguồn nhân lực hàng hải của các cơ sở đào tạo. Việc đánh<br />
giá và xây dựng lại chương trình ngành Khoa học hàng hải của Trường Đại học Nha Trang cho phù hợp với yêu cầu thực<br />
tế và năng lực cơ sở đào tạo là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, chương trình được điều chỉnh và mở<br />
rộng để đáp ứng cả các hoạt động quản lý, dịch vụ hàng hải trên bờ.<br />
Từ khóa: Khoa học hàng hải, chương trình đào tạo đại học, Trường Đại học Nha Trang, dịch vụ hàng hải<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Resolution of the Party Central Committee 10th about Vietnam Marine Strategy 2020 stated that: Striving to make<br />
Vietnamese country a powerful nation in the sea, enrichment from the sea, firmly secured national sovereignty on sea and<br />
islands, which significantly contribute to the cause of industrialization and modernization of the country. This task is not<br />
only for the nautical sector, but also the training institutions which should have strategic solutions for developing maritime<br />
human resources. The evaluation and reconstruction of programs in the curriculum for the Bachelor degree of Nautical<br />
Science to meet the actual requirements and training capacity of Nha Trang University is the essential tasks in the current<br />
context. Accordingly, the curriculum is adjusted and expanded to meet both operational management and marine services<br />
on shore.<br />
Key words: Nautical Science, curriculum for the Bachelor degree, Nha Trang University, marine services<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Với hơn 3.260 km bờ biển – Việt Nam có tiềm<br />
năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và<br />
các ngành dịch vụ liên quan đến biển. Từ các cảng<br />
biển Việt Nam có thể thông qua eo biển Malacca<br />
để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu,<br />
Châu Phi, qua eo biển Ba Si có thể đi vào Thái Bình<br />
Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ<br />
và Bắc Mỹ… Theo dự đoán của các chuyên gia sẽ<br />
có 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế<br />
giới phải đi qua vùng biển Đông trong 3-10 năm tới<br />
[4]. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa đóng container<br />
<br />
1<br />
<br />
trong khu vực Châu Á có thể tăng lên đáng kể. Biển<br />
Đông cũng sẽ thu hút số lượng lớn các nhà kinh<br />
doanh và khách du lịch di chuyển bằng tàu biển. Đó<br />
là cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển vận tải biển<br />
đem lại nguồn thu đáng kể để phục vụ công cuộc<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày<br />
09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành<br />
Trung ương Đảng (khoá X) về “Chiến lược biển Việt<br />
Nam đến năm 2020” và Quyết định 1601/QĐ-TTg<br />
của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2020<br />
kinh tế vận tải biển đứng vị trí thứ hai trong năm<br />
<br />
ThS. Hồ Đức Tuấn, 2 TS. Phùng Minh Lộc: Khoa Kỹ thuật giao thông – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
ngành kinh tế biển, với tầm nhìn vươn lên hàng thứ<br />
nhất sau năm 2030, lĩnh vực kinh tế biển đóng góp<br />
55-60% GDP cả nước.<br />
Để thực hiện mục tiêu mang tính chiến lược<br />
đưa nước ta trở thành một quốc gia biển hùng<br />
mạnh, ngành vận tải biển đang đứng trước những<br />
thách thức to lớn về nguồn nhân lực, đó là làm<br />
thế nào giáo dục - đào tạo được nguồn nhân lực<br />
không những có khả năng đáp ứng các việc làm<br />
của sỹ quan và thuyền viên trên tàu như điều khiển<br />
tàu biển và vận hành máy tàu mà còn có khả năng<br />
tham gia các công việc về hàng hải trên bờ như:<br />
Chính quyền cảng; quản lý khai thác cảng biển;<br />
quản lý khai thác đội tàu; dịch vụ hàng hải; bảo<br />
hiểm, giám định hàng hải hoặc các cơ sở nghiên<br />
cứu về khoa học hàng hải...<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Bức tranh đào tạo nhân lực cho ngành hàng<br />
hải của thế giới và Việt Nam<br />
Để bảo vệ an toàn cho con người và môi<br />
trường biển, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã<br />
thông qua rất nhiều công ước, đưa ra các quy<br />
chuẩn thống nhất cho tất cả hoạt động vận tải<br />
biển trên toàn thế giới. Trong các công ước mà<br />
IMO công bố có Công ước quốc tế về tiêu chuẩn<br />
đào tạo, chứng nhận và trực ca cho thuyền viên <br />
(International Convention on Standards of Training,<br />
Certification and Watchkeeping for Seafarers STCW, sau đây gọi tắt là Công ước). IMO lần đầu<br />
tiên thông qua STCW năm 1978, Công ước có<br />
hiệu lực vào tháng 4 năm 1984. Chính phủ Việt<br />
Nam đã phê chuẩn Công ước và trở thành quốc<br />
gia thành viên của Công ước từ ngày 18/3/1991,<br />
việc đào tạo sỹ quan và thuyền viên phải tuân thủ<br />
theo tiêu chuẩn của Công ước này [4].<br />
Trong bức tranh ảm đạm hiện nay của ngành<br />
hàng hải, nổi lên những nét khắc họa bất thường<br />
về sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên nghiệp chất<br />
lượng cao. Các công ty xuất khẩu thuyền viên đang<br />
gặp phải những khó khăn trong việc tuyển chọn đội<br />
ngũ sỹ quan, thuyền viên giỏi về chuyên môn tinh<br />
thông về ngoại ngữ. Theo bảng đánh giá chất lượng<br />
thuyền viên một số quốc gia của Trung tâm nghiên<br />
cứu thuyền viên thế giới (Seafarers International<br />
Research Center) thì số thuyền viên Việt Nam xuất<br />
khẩu là hết sức khiêm tốn so với các quốc gia trong<br />
khu vực do khả năng ngoại ngữ là yếu (chỉ gần bằng<br />
10% so với thuyền viên Philippine) [7].<br />
Ngoài ra, nhân lực về quản lý, khai thác,<br />
dịch vụ… hay các công việc ở trên bờ cho ngành<br />
<br />
Số 3/2015<br />
hàng hải được dự đoán không những thiếu về số<br />
lượng mà còn bất cập trong việc cập nhật kiến thức<br />
chuyên môn.<br />
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thu<br />
nhập bình quân đầu người còn quá thấp so với các<br />
nước trong khu vực. Xuất khẩu lao động thuyền<br />
viên là cơ hội để giải quyết việc làm cho thanh niên,<br />
tăng thu nhập cho các gia đình nghèo, đặc biệt là<br />
vùng ven biển miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ.<br />
Mặt khác, để đưa vận tải biển có thu nhập vào hàng<br />
thứ hai của kinh tế biển năm 2020 và hàng thứ nhất<br />
vào năm 2030 [3], thì ngoài nguồn thu từ cước vận<br />
tải và dịch vụ, còn phải tăng số lượng thuyền viên<br />
xuất khẩu để tăng nguồn thu nhập của ngành Vận<br />
tải biển để tăng GDP. Vì vậy, phải xây dựng mục<br />
tiêu xuất khẩu thuyền viên năm 2020 và định hướng<br />
2030 ngang bằng với số lượng thuyền viên cho đội<br />
tàu nội địa. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát<br />
triển TP. Hồ Chí Minh [5], nhu cầu thuyền viên đến<br />
năm 2020 cho đội tàu trong nước khoảng 33.000<br />
và cho xuất khẩu khoảng 33.000 người; nhu cầu<br />
thuyền viên đến năm 2030 tăng gấp đôi, là: 132.000<br />
người.<br />
Một thực tế đáng lưu ý: Thuyền viên ra trường<br />
nhưng không hoặc chỉ chọn nghề đi tàu trong thời<br />
gian ngắn thì số lượng cần đào tạo phải cao hơn<br />
khoảng 30 - 40% [4], đây chính là đội ngũ cần được<br />
trang bị mở rộng kiến thức, kỹ năng để có thể đáp<br />
ứng các vị trí việc làm về hàng hải trên bờ.<br />
2. Hiện trạng về Chương trình đào tạo ngành<br />
Khoa học hàng hải (KHHH) của Trường Đại học<br />
Nha Trang<br />
Chương trình đào tạo ngành khoa học Hàng<br />
hải ra đời bởi sự cộng tác của Viện Khoa học và<br />
Công nghệ khai thác thủy sản và Khoa Kỹ thuật<br />
Giao thông, với hai chuyên ngành là ngành Điều<br />
khiển tàu biển và ngành Vận hành máy tàu. Ngành<br />
này trước đây được quản lý bởi Viện KH & CN khai<br />
tác thủy sản, tuy nhiên trong quá trình triển khai với<br />
khóa 55 KHHH, Viện và Trường thấy chưa đủ điều<br />
kiện đào tạo về Điều khiển tàu biển nên đã chuyển<br />
ngành này về Khoa Kỹ thuật Giao thông và giao cho<br />
Bộ môn Động lực tiếp quản. Theo đó, kể từ khóa<br />
55 ngành KHHH sẽ chỉ đào tạo chuyên ngành Vận<br />
hành máy tàu, qua quá trình tiếp quản và rà soát lại<br />
mục tiêu và chương trình đào tạo của ngành này, Bộ<br />
môn Động lực nhận thấy, nếu với chuyên môn hẹp<br />
như vậy rất khó để sinh viên có thể xin được việc<br />
làm sau khi ra trường.<br />
Nội dung của chương trình hiện chưa đề cập<br />
đến lĩnh vực quản lý, dịch vụ hàng hải trên bờ,<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
một lĩnh vực tạo nên chỉnh thể cho ngành Khoa học<br />
hàng hải.<br />
3. Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp<br />
cải tiến, điều chỉnh Chương trình đào tạo ngành<br />
KHHH của Trường Đại học Nha Trang<br />
Trước thực trạng trên, lãnh đạo Khoa Kỹ thuật<br />
giao thông đã đề xuất với Trường cho xây dựng lại<br />
chương trình cho phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.<br />
Ngày 05/01/2015 Hiệu Trưởng Trường Đại học Nha<br />
Trang đã ký quyết định thành lập Hội đồng xây dựng<br />
lại ngành KHHH trình độ đại học với các thành viên<br />
có sự liên kết của 03 đơn vị tham gia giảng dạy là<br />
Khoa Kỹ thuật Giao thông, Viện KH & CN khai thác<br />
thủy sản, Khoa Kinh tế và đặc biệt có sự tham gia<br />
của đại diện Cảng vụ Nha Trang. Qua phiên họp hội<br />
đồng đầu tiên với định hướng là xác định lại mục<br />
tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế, xác định<br />
<br />
Số 3/2015<br />
lại các vị trí công việc mà sinh viên sau khi tốt nghiệp<br />
có thể tiếp cận với chuyên môn của mình được đào<br />
tạo, trong đó hết sức lưu ý đến mảng quản lý, dịch<br />
vụ hàng hải trên bờ.<br />
Với định hướng như vậy, Hội đồng đã quyết<br />
định trước khi điều chỉnh mục tiêu và chương trình<br />
đào tạo, cử 03 đoàn đi tìm hiểu thực tế về cơ hội vị<br />
trí việc làm, các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các<br />
địa chỉ khảo sát gồm: Cảng và Cảng Vụ Nha Trang,<br />
Công ty Bảo hiểm hàng hải, Công ty Bảo đảm an<br />
toàn hàng hải Nam Trung Bộ, Cảng Sài Gòn và các<br />
công ty Vận tải biển; Công ty cổ phần đầu tư, xây<br />
dựng và Nạo vét đường thủy; Đăng kiểm Na Uy-Việt<br />
Nam và Trường Đại học Giao thông vận tải HCM.<br />
Hội đồng xây dựng lại ngành KHHH đã thống<br />
nhất sửa đổi về mục tiêu đào tạo, kiến thức và kỹ<br />
năng từ đó điều chỉnh các học phần cho phù hợp,<br />
cụ thể như sau [2]:<br />
<br />
HIỆN TẠI<br />
<br />
ĐIỀU CHỈNH<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
1.1. Tên ngành đào tạo: Khoa học hàng hải<br />
(Navigation)<br />
1.2. Trình độ đào tạo: Đại học<br />
1.3. Mục tiêu chung:<br />
Chương trình giáo dục đại học ngành Khoa học<br />
Hàng hải, gồm hai chuyên ngành chính là Điều<br />
khiển tàu biển và Vận hành khai thác máy tàu<br />
thủy, trang bị cho sinh viên môi trường và những<br />
hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển<br />
nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản<br />
và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề<br />
nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu<br />
cầu xã hội.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
1.1. Tên ngành đào tạo: Khoa học hàng hải<br />
(Marine Engineering)<br />
1.2. Trình độ đào tạo: Đại học<br />
1.3. Mục tiêu chung:<br />
Chương trình giáo dục đại học ngành Khoa học<br />
Hàng hải, với chuyên môn chính là vận hành,<br />
khai thác tàu thủy và quản lý các hoạt động hàng<br />
hải, trang bị cho sinh viên môi trường và những<br />
hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển<br />
nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản<br />
và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề<br />
nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu<br />
cầu xã hội.<br />
<br />
2. Nội dung chuẩn đầu ra<br />
B. Kiến thức<br />
B5. Hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức<br />
chuyên môn sau:<br />
B5.1. Bảo vệ môi trường biển<br />
B5.2. Thông tin liên lạc và cấp cứu trên biển<br />
B5.3. Đặc tính của vật liệu kỹ thuật nói chung và vật<br />
liệu liên quan đến máy và thiết bị tàu thủy nói riêng.<br />
B5.4. Hệ thống và thiết bị điện, điện tử và điều<br />
khiển tự động thông dụng phục vụ việc vận hành<br />
hệ thống điện trên tàu thủy.<br />
B5.5. Kỹ thuật chế tạo cơ bản phục vụ việc sửa<br />
chữa máy và thiết bị tàu thủy.<br />
B5.6. Cấu tạo và tính toán các tính năng hàng hải<br />
của tàu thủy.<br />
B5.7. Lắp ráp, sửa chữa Thiết bị năng lượng tàu thủy<br />
B5.8. Vận hành, khai thác Thiết bị năng lượng tàu thủy<br />
B5.9. Kỹ thuật kiểm tra, thử nghiệm máy và thiết<br />
bị tàu thủy.<br />
B5.10. Luật và An toàn buồng máy<br />
<br />
2. Nội dung chuẩn đầu ra<br />
B. Kiến thức<br />
B5. Hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức<br />
chuyên môn sau:<br />
B5.1. Bảo vệ môi trường biển<br />
B5.2. Thông tin liên lạc và cấp cứu trên biển<br />
B5.3. Điều động tàu biển<br />
B5.4. Dẫn tàu bằng phương pháp địa văn, thiên<br />
văn và bằng máy móc hàng hải và thiết bị vô tuyến<br />
B5.5. Hệ thống và thiết bị điện, điện tử và điều<br />
khiển tự động thông dụng trên tàu thủy.<br />
B5.6. Cấu tạo và tính toán các tính năng hàng hải<br />
của tàu thủy.<br />
B5.7. Xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trong vận tải<br />
biển.<br />
B5.8. Bảo dưỡng, sửa chữa, cung ứng máy và thiết<br />
bị tàu thủy<br />
B5.9. Vận hành, khai thác máy và thiết bị tàu thủy<br />
B5.10. Cảng vụ, pháp chế, an toàn hàng hải<br />
B5.11. Quản lý kinh tế vận tải biển và cảng biển.<br />
B5.12. Đăng kiểm, bảo hiểm tàu biển<br />
<br />
172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
C. Kỹ năng<br />
<br />
C. Kỹ năng<br />
<br />
C1. Kỹ năng nghề nghiệp<br />
<br />
C1. Kỹ năng nghề nghiệp<br />
<br />
C1.1. Đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến<br />
<br />
C1.1. Bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị tàu<br />
<br />
thức, kỹ năng và năng lực của thợ máy và sĩ quan<br />
<br />
thủy<br />
<br />
vận hành máy theo quy định của Bộ luật STCW-95<br />
<br />
C1.2. Nghiệp vụ xử lý các tình huống nguy hiểm<br />
<br />
(Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện<br />
<br />
trong quá trình vận hành, khai thác tàu thủy.<br />
<br />
cấp bằng và trực ca cho thuyền viên).<br />
<br />
C1.3. Tổ chức quản lý, khai thác cảng biển và vận<br />
<br />
C1.2. Sử dụng được các máy móc, thiết bị thông<br />
<br />
tải biển.<br />
<br />
dụng phục vụ việc kiểm tra, sửa chữa máy và thiết<br />
<br />
C1.4. Nghiệp vụ về dịch vụ hàng hải<br />
<br />
bị tàu thủy.<br />
<br />
C1.5. Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về kiến<br />
<br />
C1.3. Thực hiện gia công cơ khí cơ bản, tương<br />
<br />
thức, kỹ năng của thợ máy, thủy thủ và sĩ quan vận<br />
<br />
đương thợ cơ khí bậc 2<br />
<br />
hành máy, điều khiển tàu biển theo quy định của Bộ<br />
<br />
C1.4. Sửa chữa, khai thác và thử nghiệm máy và<br />
<br />
luật STCW-95.<br />
<br />
thiết bị tàu thủy.<br />
<br />
C1.6. Kỹ năng gia công cơ khí cơ bản (hàn, tiện,<br />
<br />
C1.5. Có năng lực tối thiểu về kỹ thuật cứu người<br />
<br />
phay, nguội, rèn…) và sửa chữa máy tàu thủy<br />
<br />
bị nạn.<br />
<br />
tương đương thợ bậc 2<br />
<br />
C1.6. Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan<br />
đến Đăng kiểm máy và thiết bị tàu thủy.<br />
<br />
C2. Kỹ năng mềm<br />
<br />
C2. Kỹ năng mềm<br />
<br />
C2.1. Làm việc độc lập.<br />
<br />
C2.1. Làm việc độc lập.<br />
<br />
C2.2. Làm việc theo nhóm và với cộng đồng.<br />
<br />
C2.2. Làm việc theo nhóm và với cộng đồng.<br />
<br />
C2.3. Giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh<br />
<br />
C2.3. Giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh<br />
<br />
vực chuyên môn.<br />
<br />
vực chuyên môn.<br />
<br />
C2.4. Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn<br />
<br />
C2.4. Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn<br />
<br />
đề trong lĩnh vực chuyên môn.<br />
<br />
đề trong lĩnh vực chuyên môn.<br />
<br />
C2.5. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ<br />
<br />
C2.5. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ<br />
<br />
phục vụ công việc chuyên môn và quản lý.<br />
<br />
phục vụ công việc chuyên môn và quản lý.<br />
<br />
C2.6. Quản lý và lãnh đạo nhóm<br />
<br />
C2.6. Quản lý và lãnh đạo nhóm<br />
3. Nơi làm việc<br />
<br />
3. Nơi làm việc<br />
<br />
3.1. Trên tàu biển, tàu công vụ;<br />
<br />
3.1. Cơ quan quản lý nhà nước: cảng vụ, trục<br />
<br />
3.2. Công ty vận tải biển;<br />
<br />
vớt cứu hộ, cơ quan tìm kiếm cứu nạn và an toàn<br />
<br />
3.3. Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực<br />
<br />
hàng hải…<br />
<br />
hàng hải;<br />
<br />
3.2. Doanh nghiệp:<br />
<br />
3.4. Cơ quan quản lý ngành hàng hải và vận tải biển;<br />
<br />
3.2.1. Các công ty vận tải biển;<br />
<br />
3.5. Công ty đóng, sửa chữa tàu biển<br />
<br />
3.2.2. Dịch vụ hàng hải: dịch vụ giao nhận, đại lý<br />
<br />
3.6. Công ty dịch vụ hàng hải và vận tải biển;<br />
<br />
tàu biển; dịch vụ sửa chữa tàu biển; bảo hiểm, giám<br />
<br />
3.7. Cơ quan tìm kiếm cứu nạn hàng hải;<br />
<br />
định hàng hải<br />
<br />
3.8. Cảng biển;<br />
<br />
3.2.3. Khai thác cảng biển;<br />
<br />
3.9. Cơ quan đại lý tàu biển;<br />
<br />
3.3. Thuyền viên trên các tàu vận tải biển, tàu công<br />
<br />
3.10. Cơ quan bảo hiểm hàng hải và Đăng kiểm<br />
<br />
vụ<br />
<br />
tàu biển<br />
<br />
3.4. Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh<br />
vực khoa học hàng hải.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
III. KẾT LUẬN<br />
Chiến lược của quốc gia về phát triển ngành<br />
Vận tải biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm<br />
2030 phải được kèm theo chiến lược phát triển<br />
nguồn nhân lực. Không còn con đường nào khác,<br />
một quốc gia biển hùng mạnh phải có ngành Vận<br />
tải biển phát triển với đội ngũ thuyền viên giỏi,<br />
<br />
Số 3/2015<br />
nhiều kinh nghiệm song hành với phát triển đội<br />
ngũ quản lý, khai thác và dịch vụ hàng hải trên bờ<br />
tương xứng. Vì vậy, việc điều chỉnh mục tiêu và<br />
chương trình đào tạo ngành KHHH của Trường<br />
Đại học Nha Trang cũng vì thế là công việc hết<br />
sức bức bách và vô cùng cần thiết trong bối cảnh<br />
hiện nay. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. <br />
<br />
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), 2007. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư về<br />
“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Hà Nội.<br />
<br />
2. <br />
<br />
Kết luận của Hội đồng xây dựng lại ngành KHHH ngày 23/4/2015. Trường Đại học Nha Trang.<br />
<br />
3. <br />
<br />
Trung tâm nghiên cứu biển đảo. Ngành vận tải biển Việt Nam – Cơ hội và thách thức. Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
4. <br />
<br />
Phòng Tổng hợp, văn phòng Bộ Tư pháp. Một số vấn đề cơ bản của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. http://moj.gov.<br />
vn/ct/tintuc/lists/thongtinkhac/view_detail.aspx?ItemID=4208.<br />
<br />
5. <br />
<br />
Cao Ngọc Thân. Phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030. Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM.<br />
<br />
6. <br />
<br />
Văn phòng Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 phê duyệt quy hoạch phát<br />
triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030. Hà Nội.<br />
<br />
7. <br />
<br />
Makoto Washizu. Analysis of world future demand/supply of seafares & potential countermeasures. Seminar on the Problem<br />
of the Global Shortage of Seafarers and the role of the Shipping Industry through CSR activities, 11th May 2010. Japan<br />
International Transport Institute (JITI).<br />
<br />
174 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />