intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Basedow (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ giới thiệu đến các bạn bệnh Basedow, một rối loạn tự miễn gây ra cường giáp. Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, các triệu chứng đặc trưng, cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời. Bài học cũng sẽ đề cập đến các phương pháp điều trị hiện đại và những biện pháp phòng ngừa hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Basedow (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 11 BASEDOW MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh basedow. 2. Trình bày được hướng điều trị và phòng bệnh basedow. NỘI DUNG 1. Đại cương 1.1. Đặc điểm dịch tễ Bệnh Basedow còn được gọi là bệnh parry hay bệnh Graves, bệnh bướu cổ có lồi mắt hay bệnh tăng năng giáp tự miễn. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều ở tuổi 20-40, trong đó ở Việt Nam thường gặp nhiều ở lứa tuổi 20-30 (31,8%), nữ chiếm nhiều hơn nam, tuỳ theo thống kê có thể chiếm tỷ lệ 4/1 – 7/1 (Williams, Lê Huy Liệu) 1.2. Định nghĩa Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp, kết hợp với phì đại bướu lan toả. Những biến đổi bệnh lý trong cơ quan và tổ chức là do tác dụng của hormone giáp tiết quá nhiều vào trong máu. 2. Triệu chứng Mô tả bệnh Basedow điển hình. 2.1. Triệu chứng lâm sàng * Bướu giáp trạng: - Thường là bướu giáp mạch: Bướu to lan toả, thuỳ phải thường to hơn thuỳ trái. Sờ có rung miu, nghe có tiếng thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục tại tuyến. * Tim mạch: Đây là triệu chứng quan trọng, với biểu hiện: - Nhịp tim nhanh: Nhịp nhanh xoang thường xuyên, tăng lên khi gắng sức hoặc xúc động, kèm theo có hồi hộp đánh trống ngực, đôi khi khó thở, có khi có loạn nhịp hoàn toàn hoặc loạn nhịp ngoại tâm thu. - Có thể gây suy tim, thường là suy toàn bộ. * Gầy sút: Bệnh nhân gầy sút, mặc dù ăn vẫn ngon miệng, có khi gầy sút nhanh (khoảng 10 kg/tháng). * Các biểu hiện ở mắt: - Mắt lồi, sáng long lanh + Thường lồi mắt cả hai bên + Có thể có lồi mắt ác tính * Run tay: - Run nhỏ, nhanh các đầu ngón - Tăng lên khi xúc động * Một số biểu hiện khác: - Bệnh nhân nóng bức, sợ nóng, có những cơn bốc hỏa. Ra mồ hôi nhất là hai lòng bàn tay. 43
  2. - Thay đổi tính tình: Bệnh nhân bồn chồn không yên, hay cáu gắt, dễ xúc động. Bệnh nhân lo lắng nhiều về bệnh tật. - Rối loạn tiêu hoá: Thường đi ngoài phân lỏng nhưng không có máu, mũi. - Mỏi cơ: Thường gặp ở thể trung bình và nặng, phát hiện bằng dấu hiệu ghế đẩu, khi điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, bệnh Basedow đỡ thì triệu chứng mỏi cơ cũng giảm dần. - Rối loạn sinh dục: + Rối loạn kinh nguyệt ở nữ + Liệt dương ở nam. 2.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Chuyển hoá cơ sở tăng - Phản xạ đồ gân gót rút ngắn - Cholesterol máu giảm - Đường huyết bình thường hoặc tăng nhẹ. - Độ tập trung I131 tại tuyến giáp ở thời điểm 2 giờ và 24 giờ thấy tăng cao và có góc chạy điển hình. + Định lượng T3, T4 và FT4 trong huyết thanh thấy tăng cao (theo phương pháp RIA: Bình thường T4: 50- 150 nmol/l; T3: 1- 3 nmol/l). + Định lượng TSH huyết thanh theo phương pháp IRMA (Immuno Radio Metrie Assay) thấy giảm thấp (bình thường TSH: 0,3- 3,5 mU/l). + Ghi xạ hình và siêu âm tuyến giáp: xác định hình thể và kích thước tuyến giáp. 3. Tiến triển và biến chứng * Cơn cường giáp cấp: Dễ xảy ra ở bệnh nhân cường giáp nặng, bệnh nhân được phẫu thuật trong khi chưa đạt bình giáp hoặc không chuẩn bị nội khoa tốt. Cơn cường giáp thường có biểu hiện: - Sốt 38 – 390C hoặc cao hơn, vã mồ hôi, vật vã,kích động, đôi khi mệt lả. - Nhịp tim rất nhanh, loạn nhịp, suy tim có truỵ mạch. - Bệnh nhân đau bụng, vàng da, ỉa chảy, nôn mửa, gầy sút cân nhanh. - Ban đầu bao giờ cũng có triệu chứng run, mất ngủ, đôi khi mê sảng, hoặc rối loạn tâm thần, vật vã lo âu. Tiên lượng rất nặng, tỷ lệ tử vong cao 30-60%. * Biến chứng tim mạch: - Các rối loạn nhịp tim: Cơn nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh trên thất, loạn nhịp hoàn toàn. - Suy tim: Khó thở, tím, phù ngoại vi, đái ít - Đau thắt ngực: Do suy vành cơ năng. * Bệnh cơ do nhiễm độc giáp Dễ xảy ra hơn trong trường hợp nhiễm độc giáp nặng, thường liệt gốc chi, đi lại khó khăn, phản xạ gân xương nói chung bình thường, không có dấu hiệu bó tháp. * Biến chứng tại mắt: - Lồi mắt ác tính: luc đầu bệnh nhân bị chảy nước mắt, sợ ánh sang, lồi mắt nặng lên nhanh, mắt đỏ, cương tụ giác mạc, dễ bị loét giác mạc, thủng nhãn cầu, có thể mù loà. - Loét giác mạc. - Liệt cơ vận nhãn. 44
  3. 4. Điều trị Cho đến nay, trong điều trị bệnh Basedow có 3 phương pháp điều trị cơ bản: - Điều trị nội khoa - Điều trị bằng iod phóng xạ - Điều trị bằng phẫu thuật 4.1. Điều trị nội khoa Chủ yếu là điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, còn các thuốc khác giúp cho điều trị nội khoa đạt kết quả tốt hơn. 4.1.1. Chỉ định - Bệnh mới khởi phát - Thể nhẹ và trung bình - Bướu to ít, lan nhanh - Bệnh nhân có đủ điều kiện để điều trị kéo dài 1- 2 năm 4.1.2. Điều trị cụ thể * Chế độ nghỉ ngơi ăn uống: - Nghỉ ngơi tương đối, tránh lao động nặng, tránh stress. - Ăn uống đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin. * Thuốc: - Kháng giáp trạng tổng hợp: Hiện nay có các loại thuốc chủ yếu sau: MTU (Methylthiouracil), PTU (Propylthiỏuacil), BTU Benzylthiourracil) (Basden), Mercasolin, Thiamazol, Carbimazol… - Chế phẩm có iod (dung dịch lugol ): Iod ngăn cản chuyển từ iod vô cơ sang iod hữu cơ, ức chế sự xuất hormon ra khỏi tuyến giáp và phát huy tác dụng nhanh hơn so với các hợp chất ức chế tổng hợp hormone. - Thuốc kháng giao cảm: Đây là thuốc ức chế bêta giao cảm, ít tác dụng phụ, không gây hại cho huyết áp: Có thể dùng Propranolon 20mg x 1 viên/ngày - Thuốc an thần: Seduxen 5mg x 1-2 viên/ 24h dung 7-10 ngày. - Vitamin B1, C. * Tiêu chuẩn đánh giá bình giáp (euthyroid) - Nhịp tim trở về bình thường. - Tăng cân và cân trở về bình thường. - Hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật. - CHCS,T3,T4 về bình thường. 4.2. Điều trị bằng iod phóng xạ (I131) Đây là phương pháp điều trị tương đối đơn giản, có hiệu quả và kinh tế. có thể xem như đây là một phương pháp "phẫu thuật" chọn lọc, tác dụng vào các tế bào khát iod của tuyến giáp, phá hủy các tế bào này bằng các tia bêta. 4.3. Điều trị bằng phẫu thuật: Chủ yếu là phương pháp cắt bỏ gần hoàn toàn tuyến giáp. 5. Phòng bệnh: Trên cơ địa những người dễ mắc bệnh Basedow cần tránh các sang chấn tâm lý, tránh dùng các chế phẩm có iod liều cao kéo dài. Đặc biệt cần tuyên truyền giáo dục cho các bệnh nhân Basedow thực hiện tốt liệu trình điều trị nội khoa, để duy trì bình giáp, tránh tái phát, tránh các biến chứng có thể xảy ra. 45
  4. LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau : 1. Triệu chứng nào sau đây có giá trị chẩn đoán bệnh Basedow A. Mắt lồi B. Run tay C. Xét nghiệm T3, T4 trong máu tăng D. Rối loạn thần kinh thực vật 2. Các triệu chứng sau đây là của cơn bão giáp, ngoại trừ : A. Sốt cao B. Hôn mê C. Nôn mửa D. Không ngủ được 3. Điều trị nội khoa bệnh Basedow được chỉ định trong các trường hợp sau : A. Bệnh mới bắt đầu B. Thể nhẹ và vừa C. Bướu có nhân lan tỏa D. Bướu to vừa, lan tỏa 4. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh Basedow ? 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2