intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bất dung nạp và dị ứng thực phẩm ở trẻ dưới 1 tuổi

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

88
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn tiêu hoá, hăm và mẩn ngứa, chậm tăng cân là những dấu hiệu cho thấy con bạn không hợp (không dung nạp) với một số loại thực phẩm nào đó, nặng hơn là dị ứng thực phẩm - vấn đề mà đến cả người lớn chúng ta cũng rất khổ sở khi mắc phải. Trẻ nhỏ cũng bị dị ứng thực phẩm?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bất dung nạp và dị ứng thực phẩm ở trẻ dưới 1 tuổi

  1. Bất dung nạp và dị ứng thực phẩm ở trẻ dưới 1 tuổi Rối loạn tiêu hoá, hăm và mẩn ngứa, chậm tăng cân là những dấu hiệu cho thấy con bạn không hợp (không dung nạp) với một số loại thực phẩm nào đó, nặng hơn là dị ứng thực phẩm - vấn đề mà đến cả người lớn chúng ta cũng rất khổ sở khi mắc phải. Trẻ nhỏ cũng bị dị ứng thực phẩm? Từ khi ra đời, bé Huy hầu như lúc nào cũng bị nổi mẩn đỏ trên da khiến bé ngứa ngáy và cố cào xước da đến mức chảy máu. Khi được mẹ cho bú sữa công thức lần đầu lúc 3 tháng tuổi, bé nôn trớ dữ dội và thở khó khăn. Huy được chẩn đoán dị ứng với sữa bò - vấn đề vốn ít gặp ở các bé bú mẹ mà chủ yếu là ở các bé bú sữa công thức. Sau khi được chỉ định chuyển sang loại sữa đặc biệt cho trẻ dị ứng đạm sữa, các triệu chứng trên đã dần biến mất. Trường hợp như của bé Huy khá nghiêm trọng, nhưng không hiếm các bé phản ứng xấu với những gì bé ăn vào (hoặc những gì mẹ ăn vào nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn). Và các vấn đề liên quan đến tiêu hoá và dị ứng thực phẩm là một trong những mối lo phổ biến nhất của các bậc cha mẹ có con
  2. nhỏ. Những "thủ phạm" thường gặp Nếu con bạn thường xuyên gặp vấn đề về dạ dày (xì hơi, đau bụng, trướng bụng, tiêu chảy, gồng cứng hay nôn trớ) sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, bé có thể bị bất dung nạp thực phẩm - nghĩa là hệ tiêu hoá của bé không thể xử lý được loại thực phẩm này một cách bình thường. Khoảng 15% trẻ dưới 12 tháng tuổi gặp phải một loại bất dung nạp nào đó, và ở các mức độ rất khác nhau. Một số trẻ phải cần một lượng khá nhiều của một loại thực phẩm nào đó mới có thể gây nên phản ứng bất dung nạp, nhưng có bé chỉ cần một chút thức ăn này thôi cũng đã phải "lĩnh đủ" rồi. Một số bé chỉ gặp vấn đề này trong vài ngày, một số khác phải sống chung với nó lâu dài hơn. Sữa bò
  3. Sữa bò hoặc sữa công thức gốc sữa bò là loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Ảnh: Inmagine. Sữa bò là loại thực phẩm khó dung nạp phổ biến nhất. Có đến 7% trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc tiêu hoá các loại đạm sữa. Nhiều phụ huynh nhầm lẫn tình trạng này với bất dung nạp lactose - tức cơ thể không có khả năng tiêu hoá đạm lactose trong sữa, vốn phổ biến ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành. Tình trạng bất dung nạp lactose hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, đôi khi là hiện tượng đi kèm tạm thời sau khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột và sẽ biến mất sau đó.
  4. Nếu con bạn tỏ ra khó chịu ở bụng hoặc quấy khóc sau bữa bú, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé, bác sĩ sẽ xác định liệu bé có bị bất dung nạp thực phẩm hay đang gặp một vấn đề nào khác. Có khá nhiều vấn đề khác nhau có cùng biểu hiện như trên. Nếu bé gặp vấn đề khi bú sữa công thức, nguyên nhân thường gặp có thể là do cách pha sữa không đúng tỉ lệ, nhiệt độ nước, chất lượng nước... Nếu bé sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn, bác sĩ sẽ xem xét chế độ ăn của mẹ liệu có chứa những thực phẩm dễ sinh khí thừa hay không. Ngoài ra, cho bé bú quá nhu cầu cần thiết cũng sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu tương tự. Bắt đầu ăn dặm Khi bé của bạn bắt đầu ăn dặm, bé có thể bất dung nạp thức ăn rõ ràng và nhiều hơn. Một số bé gặp khó khăn khi phải tiêu hoá gluten - loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch. Bạn sẽ không phát hiện được điều này đến khi bé được 6-9 tháng tuổi và bắt đầu ăn nhiều ngũ cốc hơn. (Bệnh celiac - một thể mẫn cảm nghiêm trọng với gluten thường sẽ không thể hiện cho đến khi bé lớn hơn.) Một số bé còn không dung nạp được đường trái cây fructose và đường mía sucrose, nhưng khá hiếm.
  5. Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ dễ bị dị ứng hơn. Ảnh: Inmagine. Làm thế nào xác định đúng thủ phạm gây dị ứng cho bé? Bác sĩ có thể đề nghị bạn loại bỏ một loại thực phẩm trong một thời gian để xác định thủ phạm gây phản ứng cho bé. Ngay cả nếu bé bất dung nạp một loại thực phẩm nào đó, điều đó cũng không có nghĩa là bé sẽ không bao giờ được ăn nó nữa. Chẳng hạn nếu phụ huynh cho biết bé thường quấy khóc và bị xì hơi sau khi ăn bí đỏ, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên cho bé thử ăn lại sau đó 8 tuần. Khi đó, đa số các trường hợp đã tự thích nghi được và bé sẽ không gặp vấn đề gì với món ăn này nữa. Những vấn đề nghiêm trọng hơn Khoảng 6% các bé bị dị ứng thực phẩm điển hình, tức là khi bé ăn một loại thực phẩm nào đó, hệ miễn dịch của bé sẽ phản ứng quá mức tạo nên các
  6. kháng thể dị ứng đối với loại thực phẩm đó. Khi bé ăn lại chúng, bé sẽ nhanh chóng phát triệu chứng dị ứng điển hình như ngứa, nổi mẩn, nôn trớ, tiêu chảy, và / hoặc khó thở. Các loại thực phẩm thường gây phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ gồm: sữa bò, trứng, các loại hạt, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, cá và các loài nhuyễn thể có vỏ (tôm, cua, sò, ốc). Bé được tiếp xúc với các thực phẩm này từ trước khi bắt đầu tập ăn; nếu bạn ăn bánh mì bơ đậu phộng, bé có thể tiếp xúc với nó qua sữa mẹ hoặc ngay từ làn da của bạn. Chính vì vậy, dị ứng thực phẩm đôi khi thể hiện rất sớm từ khi bé vẫn còn đang hoàn toàn bú mẹ. "Mẹ ơi, con không thích món hôm nay mẹ ăn đâu!" Ảnh: Corbis. Dấu hiệu của dị ứng Một trong những dấu hiệu đầu tiên của dị ứng thực phẩm có thể là bệnh
  7. chàm eczema (hay còn gọi là lác sữa) gây mẩn đỏ và ngứa. Trên thực tế, có đến 40% số trẻ bị chàm nặng cũng đồng thời bị dị ứng thức ăn. Những triệu chứng khác bao gồm: nôn trớ, sổ mũi mãn tính, quấy khóc sau khi ăn, tiêu chảy, và vấn đề về tăng cân. Nếu bạn phát hiện máu tươi trong tã bẩn của bé, đó có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng dị ứng - một loại dị ứng sữa gây kích ứng đại tràng. Phản ứng dị ứng trầm trọng nhất là sốc phản vệ - một phản ứng sốc có thể gây tử vong. Nếu bé thở khó khăn, sưng lưỡi và khò khè, người đỏ hoặc tím tái, bạn phải đưa con đi cấp cứu ngay lập tức. Phòng tránh và đẩy nhanh cơ chế dị ứng Các bác sĩ có hai phác đồ chính để xác định các loại dị ứng. Họ có thể yêu cầu bạn loại bỏ từng loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của bé - hoặc của bạn, nếu bạn cho bé bú mẹ - để tìm ra loại thực phẩm có vấn đề. Một số bác sĩ còn yêu cầu thử dị ứng trên da bé bằng cách bôi chiết xuất protein của từng loại thực phẩm để xem loại nào làm cho da bé bị kích ứng hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu con bạn bú mẹ hoàn toàn và được chẩn đoán dị ứng, bạn sẽ phải cắt giảm các loại thực phẩm nguy cơ. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bé dùng loại sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ dị ứng với giá thành cao hơn đáng kể so với sữa bột bình thường. Nhưng hãy nhớ rằng, dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ có thể làm bạn rất mệt mỏi và thậm chí là rất đáng sợ, nhưng không nhất thiết chúng sẽ theo con bạn mãi. Nhiều bé sẽ tự khỏi dị ứng khi được 5 tuổi. Yếu tố gia đình Các bác sĩ vẫn chưa thể hiểu hết được vì sao một số trẻ con hình thành cơ
  8. địa dị ứng thực phẩm trong khi những bé khác lại không. Mặc dù biết rằng một em bé sẽ có nguy cơ bị dị ứng hoặc bất dung nạp thực phẩm cao hơn nếu bố mẹ hoặc anh chị của bé cũng bị dị ứng - với bất kỳ thứ gì từ thức ăn, hay bụi, vật nuôi hoặc chất bẩn. (Trẻ nhỏ thường không bị dị ứng môi trường cho đến khi được 2-3 tuổi.) Các chuyên gia thường cho rằng mối liên hệ giữa bé với lịch sử dị ứng của gia đình có thể giúp phòng tránh dị ứng cho bé bằng cách người mẹ tránh dùng các thực phẩm nguy cơ trong giai đoạn cho con bú và đợi đến khi bé được 2-3 tuổi mới bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của Hội Nhi khoa Hoa Kỳ, lập luận này bị cho là thiếu bằng chứng khoa học, và một số nghiên cứu mới cho rằng cho bé được tiếp xúc sớm với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể giúp bé tránh hình thành cơ chế dị ứng tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2