intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BCNCKH: Xác định quan hệ mở bằng mạng Nơron nhân tạo

Chia sẻ: Phạm Kim Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

117
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tên đề tài Xác định quan hệ mờ bằng mạng nơron nhân tạo. 2. Lý do chọn đề tài Từ 20 năm nay, lý thuyết tập mờ và mạng nơron nhân tạo đã phát triển rất nhanh và đa dạng. Công nghệ mờ và công nghệ mạng nơron đã cung cấp những công nghệ mới cho các ngành công nghiệp làm ra nhiều sản phẩm thông minh, đáp ứng nhu cầu thị trường cần có những bộ điều khiển linh hoạt hơn. Hệ mờ và mạng nơron được kết hợp với nhau để cùng phát huy những ưu điểm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BCNCKH: Xác định quan hệ mở bằng mạng Nơron nhân tạo

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN --------------------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: XÁC ĐỊNH QUAN HỆ MỜ BẰNG MẠNG NƠRON NHÂN TẠO Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Tân Ân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuý Chinh. Lớp : C-K54-CNTT. Hà Nội 4/2008
  2. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài Xác định quan hệ mờ bằng mạng nơron nhân tạo. 2. Lý do chọn đề tài Từ 20 năm nay, lý thuyết tập mờ và mạng nơron nhân tạo đã phát triển rất nhanh và đa dạng. Công nghệ mờ và công nghệ mạng nơron đã cung cấp những công nghệ mới cho các ngành công nghiệp làm ra nhiều sản phẩm thông minh, đáp ứng nhu cầu thị trường cần có những bộ điều khiển linh hoạt hơn. Hệ mờ và mạng nơron được kết hợp với nhau để cùng phát huy những ưu điểm của chúng. Một trong những dạng kết hợp đó là mạng nơron mờ, nhờ có nó mà chúng ta đã giải quyết được rất nhiều bài toán khó mà với thuật giải thông thì không thực hiện được hoặc nếu có thì cũng rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Với bài toán xác định quan hệ giữa không gian vào và không gian ra dựa trên các cặp phần tử vào ra đã biết. Cụ thể cho không gian vào X , không gian ra Y và các cặp phần tử vào ra (x, y)đã biết , tức là cho một phần tử x Î X thì có một phần tử ra tương ứng y Î Y . Yêu cầu bài toán đặt ra là xác định quan hệ R giữa X và Y . Một trong những phương pháp thường được sử dụng để giải quyết bài toán trên đó là phương pháp bình phương bé nhất. Để giảm độ phức tạp và thời gian tính toán trong báo cào này tôi sử dụng một phương pháp mới đó là dùng mạng nơron nhân tạo. Và quan hệ giữa không gian vào và ra xác định được không phải là quan hệ bình thường mà là quan hệ mờ. Bài nghiên cứu gồm những phần sau: I. Tổng quan lý thuyết tập mờ và quan hệ mờ Giới thiệu về khái niệm tập mờ, các phép toán trên tập mờ, quan hệ mờ. II. Giới thiệu về mạng nơron nhân tạo. Giới thiệu cấu trúc của một nơron, định nghĩa và phân loại mạng nơron, các thủ học mạng nơron, thuật toán lan truyền ngược. 2 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  3. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc III. Bài toán xác định quan hệ mờ bằng mạng nơron nhân tạo Ánh xạ bài toán xác định quan hệ mờ lên mạng nơron nhân tạo, đưa ra cách huấn luyện mạng. Cuối cùng là demo thuật toán xác định quan hệ mờ bằng mạng nơron nhân tạo. I. Tổng quan lý thuyết tập mờ và quan hệ mờ 1.1 Khái niệm tập mờ Tập mờ được xem là sự mở rộng trực tiếp của tập kinh điển. Bây giờ ta xét khái niệm hàm thuộc của tập kinh điển. Định nghĩa 1.1 Cho một tập hợp A . Ánh xạ m: U ® { } được định nghĩa như sau: 0,1 ì 1 nÕu x Î A ï mA (x )= ï (1.1) í ï 0 nÕu x Ï A ï î được gọi là hàm thuộc của tập A . Tập A là tập kinh điển, U là không gian nền. Như vậy hàm thuộc của tập cổ điển chỉ nhận hai giá trị là 0 hoặc 1. Giá trị 1 của hàm thuộc mA (x ) còn được gọi là giá trị đúng, ngược lại 0 là giá trị sai của mA (x ). Một tập U luôn có mU (x )= 1 , với mọi x được gọi là không gian nền (tập nền). A có dạng Một tập A = {x Î U x tho¶ m·n mét sè tÝnh chÊt nµo ®ã} thì được gọi là có tập nền U , hay được định nghĩa trên tập nền U . Ví dụ tập A = {x Î ¥ 9 < x < 12} có tập nền là tập các số tự nhiên ¥ . 3 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  4. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc Hàm thuộc mA (x ) định nghĩa trên tập A , trong khái niệm kinh điển chỉ có hai giá trị là 1 nếu x Î A hoặc 0 nếu x Ï A . Hình 1.1 mô tả hàm thuộc của hàm mA (x ), trong đó tập A được định nghĩa như sau: A = {x Î ¡ 2 < x < 6}. (1.2)  A ( x) 1 2 6 x 0 Hình 1.1. Hàm thuộc mA (x ) của tập kinh điển A . Cách biểu diễn hàm phụ thuộc như vậy không phù hợp với những tập được mô tả “mờ” như tập B gồm các số thực dương nhỏ hơn nhiều so với 6 B = {x Î ¡ x = 6}, (1.3) có tập nền là ¡ , hoặc tập C gồm các số thực gần bằng 3 cũng có tập nền ¡ C = {x Î ¡ x » 3} (1.4) Tập B , C như vậy được gọi là các tập mờ. Lý do là với những định nghĩa “ mờ” như vậy chưa đủ để xác định được một số chẳng hạn như x = 4,5 có thuộc B hoặc x = 2,5 có thuộc C hay không. Nên chúng ta không thể dùng hàm thuộc của tập cổ điển chỉ có hai giá trị 1 và 0 để định nghĩa tập B và C trong trường hợp này. Vì vậy người ta nghĩ rằng: tại sao lại không mở rộng miền giá trị cho hàm thuộc của tập cổ điển, tức là hàm thuộc sẽ có nhiều hơn hai giá trị. Khi đó thay vì việc trả lời câu hỏi x = 4,5 có thuộc B hay không, ngưòi ta sẽ trả lời câu hỏi là: vậy thì x = 4,5 thuộc B bao nhiêu phần trăm? Giả sử rằng có 4 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  5. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc câu trả lời thì lúc này hàm thuộc mB (x ) tại điểm x = 4,5 phải có một giá trị trong đoạn [0,1], tức là 0 £ mB (x )£ 1 (1.5) Nói cách khác hàm mB (x ) không còn là hàm hai giá trị như đối với tập kinh điển nữa mà là một ánh xạ (hình 1.2) mB : U ® [0,1], (1.6) trong đó U là tập nền của tập “ mờ”. a, Hàm phụ thuộc của tập “mờ” B Hình 1.2 b, Hàm phụ thuộc của tập “mờ” C Định nghĩa 1.2 Tập mờ F xác định trên tập kinh điển U là một tập mà mỗi phần tử của nó là một cặp các giá trị (x, mF (x )) trong đó x Î U và mF là một ánh xạ mF : U ® [0,1]. (1.7) Ánh xạ mF được gọi là hàm thuộc (hàm phụ thuộc hay hàm thành viên ) của tập mờ F . Tập kinh điển U được gọi là tập nền (hay tập vũ trụ) của tập mờ F . Ví dụ một tập mờ F của các số tự nhiên nhỏ hơn 6 với hàm phụ thuộc mF (x ) có dạng như hình 1.2a định nghĩa trên nền U sẽ chứa các phần tử sau 5 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  6. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc {1, 1),(2, 1),(3, 0,8),(4, 0,07)}. ( F= Số tự nhiên 1 và 2 có độ phụ thuộc mF (1)= mF (2)= 1 , các số tự nhiên 3 và 4 có độ phụ thuộc nhỏ hơn 1 mF (3)= 0,8 và mF (4)= 0,07 , Những số tự nhiên không được liệt kê đều có độ phụ thuộc bằng 0. 1.2 Các phép toán về tập mờ Giống như định nghĩa về tập mờ các phép toán trên tập mờ cũng sẽ được định nghĩa thông qua các hàm thuộc. Nói cách khác, khái niệm xây dựng những phép toán trên tập mờ là việc xác định các hàm thuộc cho phép hợp, giao , bù từ những tập mờ. Một nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các phép toán trên tập mờ là không được mâu thuẫn với những phép toán đã có trong lý thuyết tập hợp kinh điển. 1.2.1 Phép hợp Cho hai tập hợp mờ A và B có cùng không gian nền U với hai hàm thuộc tương ứng là mA (x ) và mB (x ). Hợp của A và B là một tập mờ cũng xác định trên U , kí hiệu là A È B có hàm thuộc mAÈ B (x ) thoả mãn: i. mAÈ B (x ) chỉ phụ thuộc vào mA (x ) và mB (x ). ii. mB (x )= 0 với " x Þ mAÈ B (x ) = mA (x ). iii. Tính giao hoán, tức là mAÈ B (x )= mBÈ A (x ). iv. Tính kết hợp, tức là m( AÈ B )ÈC (x )= mAÈ( BÈ C ) (x ). v. Là hàm không giảm: mA1 (x )£ mA2 (x ) Þ mA1 È B (x )£ mA2 È B (x ). Để tính hàm thuộc mAÈ B (x ) có nhiều cách khác nhau, sau đây là một công thức được dùng trong báo cáo này: mAÈ B (x )= max { A (x ), mB (x )} (Luật lấy max) (1.8) m 6 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  7. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc    B ( x)  A ( x) a) x x   A ( x)  B ( x) b) x Hình 1.3. Hàm thuộc của hai tập mờ có cùng không gian nền a) Hàm thuộc của hai tập mờ A và B b) Hợp của hai tập mờ A và B theo luật max. Một cách tổng quát thì bất cứ một ánh xạ dạng mAÈ B (x ): U ® [0,1] nếu thoả mãn 5 tiêu chuẩn đã nêu trong định nghĩa hợp hai tập mờ đều được xem như là hợp của hai tập mờ A và B có chung một không gian nền U . Công thức trên cũng được mở rộng để áp dụng cho việc xác định hợp của hai tập mờ không cùng không gian nền, bằng cách đưa cả hai tập mờ về chung một không gian nền là tích của hai tập nền đã cho. Ví dụ cho tập mờ A xác định trên không gian nền M và tập mờ B xác định trên không gian nền N . Do hai tập nền M và N độc lập với nhau nên hàm thuộc mA (x ), x Î M của tập mờ A sẽ không phụ thuộc vào N và ngược lại mB (x ), y Î N của tập B cũng sẽ không phụ thuộc vào M . Điều đó thể hiện ở chỗ trên không gian nền mới là tập tích M ´ N hà m mA (x ) phải là một mặt “cong” dọc theo trục y và mB (x ) là một mặt “cong” dọc theo trục x (hình 1.4). Tập mờ A như vậy được định nghĩa trên hai không gian nền M và 7 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  8. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc M ´ N . Để phân biệt được chúng, sau đây kí hiệu A sẽ được dùng để chỉ tập mờ A trên không gian nền M ´ N . Đối với các tập mờ khác cũng được k í hiệu tương tự. Với kí hiệu đó thì mA (x , y)= mA (x ) với mọi y Î N mB (x, y )= mB (x ) với mọi x Î M . và a.   ( x)   ( x) A B y x   ( x, y )   ( x, y ) B A b. x x M×N M×N y y  ( x, y )  c. A B M×N x y Hình 1.4. Phép hợp hai tập mờ không cùng nền a. Hàm thuộc của hai tập mờ A và B b. Đưa hai tập mờ về chung một nền M ´ N c. Hợp hai tập mờ trên nền M ´ N 8 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  9. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc Sau khi đã đưa được hai tập mờ A và B về chung một không gian nền là M ´ N thành A và B thì hàm thuộc mAÈ B (x , y ) của tập mờ A È B được xác định theo công thức (1.8). Hợp hai tập mờ theo luật max Cho tập mờ A xác định trên không gian nền M và tập mờ B xác định trên không gian nền N , có hàm thuộc lần lượt là mA (x ), mB (x ). Hợp của hai tập mờ A và B theo luật max là một tập mờ xác định trên không gian nền M ´ N với hàm thuộc mAÈ B (x , y)= max { A (x, y ), mB (x, y )}. (1.9) m trong đó mA (x , y)= mA (x ) với mọi y Î N mB (x, y )= mB (x ) với mọi x Î M . và Một cách tổng quát, do hàm thuộc mAÈ B (x , y ) của hợp hai tập mờ A , B không cùng không gian nền chỉ phụ thuộc vào mA (x )Î [0,1] và mB (x )Î [0,1] nên ta có thể xem mAÈ B (x , y ) là hàm của hai biến mA , mB được định nghĩa như sau 2 mAÈ B (x , y)= m(mA , mB ): [0,1] ® [0,1] (1.10) Ta đi đến định nghĩa về hàm thuộc m(mA , mB ) của hợp hai tập mờ không cùng không gian nền: Định nghĩa 1.3 Hàm thuộc của hợp giữa hai tập mờ A với mA (x ) định nghĩa trên khô ng gian nền M và B với mB (x ) định nghĩa trên không gian nền N là một hàm 2 hai biến m(mA , mB ): [0,1] ® [0,1] xác định trên nền M ´ N thoả mãn: Þ m(mA , mB )= mA . a) mB = 0 9 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  10. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc b) m(mA , mB )= m(mB , mA ), tức là có tính giao hoán. c) m(mA , m(mB , mC ))= m(m(mA , mB ), mC ), tức là có tính kết hợp. d) m(mA , mB )£ m(mC , mD ), " mA £ mC , mB £ mD , tức là có tính không giảm. 2 Một hàm hai biến m(mA , mB ): [0,1] ® [0,1] thoả mãn các điều kiện của định nghĩa trên còn được gọi là hàm t-đối chuẩn (t-conorm). 1.2.2 Phép giao Cho hai tập hợp mờ A và B có cùng không gian nền U với hai hàm thuộc tương ứng là mA (x ) và mB (x ). Giao của A và B là một tập mờ cũng xác định trên U , kí hiệu là A I B có hàm thuộc mAI B (x ) thoả mãn: i. mAI B (x ) chỉ phụ thuộc vào mA (x ) và mB (x ). ii. mB (x )= 1 với " x Þ mAI B (x ) = mA (x ). iii. Tính giao hoán, tức là mAI B (x )= mB I A (x ). iv. Tính kết hợp, tức là m( AI B )I C (x )= mAI ( B I C ) (x ). v. Nếu A1 Í A2 thì A1 Ç B Í A2 Ç B hay mAÈ B (x ) có tính chất không giảm, tức là mA1 (x )£ mA2 (x ) Þ mA1 ÇB (x )£ mA2 ÇB (x ). Tương tự như đã trình bày về phép hợp hai tập mờ, có nhiều công thức khác nhau để tính hàm thuộc mAI B (x ) của giao hai tập mờ và bất cứ một ánh xạ mAI B (x ): U ® [0,1] nào thoả mãn 5 tiêu chuẩn đã nêu trong định nghĩa trên đều được xem như là hàm thuộc của giao hai tập mờ A và B có chung một không gian nền U . Sau đây là một trong những công thức để tính hàm thuộc mAI B (x ) của phép giao gồm: 10 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  11. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc mAI B (x )= min { A (x ), mB (x )} (Luật min) (1.11) m Công thức trên cũng áp dụng được cho hợp hai tập mờ không cùng không gian nền bằng cách đưa cả hai tập mờ về chung một không gian nền là tích của hai không gian nền đã cho.     A ( x)  B ( x)  A ( x)  B ( x)  A ( x)  B ( x) x x x b) c) a)  A B ( x , y ) x M×N y d) Hình 1.5. Phép giao của hai tập mờ a) Hàm thuộc của hai tập mờ A và B . b) Phép giao hai tập mờ cùng không gian nền theo luật min. c) Phép giao hai tập mờ cùng không gian nền theo luật tích đại số. d) Phép giao hai tập mờ không cùng khôn gian nền Giao của hai tập mờ theo luật min Giao của hai tập mờ A với hàm thuộc mA (x ) định nghĩa trên không gian nền M và B với hàm thuộc mB (x ) định nghĩa trên không gian nền N là một tập mờ xác định trên không gian nền M ´ N có hàm thuộc 11 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  12. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc mAÇB (x , y)= min { A (x ), mB (y )}= min { A (x, y ), mB (x , y)}. (1.12) m m Trong đó mA (x , y)= mA (x ) với mọi y Î N mB (x, y )= mB (x ) với mọi x Î M . và Với ví dụ về tập mờ A , B có hàm đặc tính như trong hình 1.5a thì tập giao của chúng trên tập nền chung M ´ N sẽ có hàm thuộc mô tả như trong hình 1.5d. Trong ví dụ trên ta thấy hàm thuộc mAÇB (x , y ) của giao hai tập mờ A , B không cùng không gian nền chỉ phụ thuộc vào mA (x )Î [0,1] và mB (x )Î [0,1]. Do đó không mất tính tổng quát nếu ta xem mAÇB (x , y ) là hàm của hai biến mA , mB được định nghĩa như sau 2 mAÇB (x , y)= m(mA , mB ): [0,1] ® [0,1] (1.13) Ta đi đến định nghĩa về hàm thuộc m(mA , mB ) của hợp hai tập mờ không cùng không gian nền như sau: Định nghĩa 1.4 Hàm thuộc của hợp giữa hai tập mờ A với mA (x ) định nghĩa trên không gian nền M và B với mB (x ) định nghĩa trên không gian nền N là một hàm 2 hai biến m(mA , mB ): [0,1] ® [0,1] xác định trên nền M ´ N thoả mãn: Þ m(mA , mB )= mA . e) mB = 1 f) m(mA , mB )= m(mB , mA ), tức là có tính giao hoán. g) m(mA , m(mB , mC ))= m(m(mA , mB ), mC ), tức là có tính kết hợp. h) m(mA , mB )£ m(mC , mD ), " mA £ mC , mB £ mD , tức là có tính không giảm. 12 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  13. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc 2 Một hàm hai biến m(mA , mB ): [0,1] ® [0,1] thoả mãn các điều kiện của định nghĩa trên còn được gọi là hàm t- chuẩn (t-norm). 1.2.3 Phép bù Cho tập mờ A trên không gian nền U . Phép bù của A là một tập mờ cũng xác định trên không gian nền U , kí hiệu là A c , nó có hàm thuộc thoả mãn: i. mAc (x ) chỉ phụ thuộc vào mA (x ). ii. Nếu x Î A thì x Ï Ac , hay mA (x )= 1 mAc (x )= 0 Þ iii. Nếu x Ï A thì x Î A c , hay mA (x )= 0 mAc (x )= 1 Þ iv.Nếu A Í B thì Ac Ê B c , tức là mA1 (x )£ mA2 (x ) Þ mA1È B (x )³ mA2 È B (x ). Do hàm thuộc mAc (x ) của A c chỉ phụ thuộc vào mA (x ) nên ta có thể xem mAc (x ) như là một hàm của mA (x ) trong [0,1]. Từ đó đưa ra định nghĩa tổng quát hơn về phép bù mờ như sau: Định nghĩa 1.5 Tập bù của tập mờ A xác định trên không gian nền U là một tập mờ A c cũng xác định trên không gian nền U với hàm thuộc m(mA ) : [0,1]® [0,1] thoả mãn i. m(1) = 0 và m(0) = 1 ii, mA £ mB Þ m(mA )³ m(mB ), tức là hàm không tăng. 13 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  14. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc  A ( x)  Ac ( x) 1 x a) b) Hình 1.6: Tập bù mạnh A c của tập mờ A . a. Hàm thuộc của tập mờ A . b. Hàm thuộc của tập mờ A c . 1.3. Quan hệ mờ Định nghĩa 1.6 Cho X , Y là hai không gian nền. R gọi là một quan hệ mờ trên X ´ Y nếu R là một tập mờ trên X ´ Y , tức là có một hàm thuộc mR : X ´ Y ® [0,1], ở đây mR (x, y )= R (x, y ) là độ thuộc của (x, y) vào quan hệ R . - Tính bắc cầu Định nghĩa: Quan hệ mờ R trên X ´ X gọi là: a) Min-chuyển tiếp nếu min {R (x , y), R (y, z)}£ R (x, z) " x, y, z Î X b) Bắc cầu yếu nếu " x , y, z Î X có R (x, y )> R (y, x ) và R (y, z)> R (z, y ) thì R (x, z)> R (z, x ). c) bắc cầu tham số nếu có một số 0 < q < 1 sao cho: Nếu R (x, y )> q > R (y, x ) và R (y, z)> q > R (z, y ) thì R (x, z)> q > R (z, x ) * Phương trình quan hệ mờ Phương trình quan hệ mờ lần đầu tiên nghiên cứu bởi GS.Sanchez nă m 1976, đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực phân tích các hệ mờ, thiết kế 14 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  15. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc các bộ điều khiển mờ, quá trình lấy quyết định và nhận dạng mờ.Dạng đơ n giản nhất có thể diễn đạt như sau: Cho một hệ mờ biểu diễn dưới dạng một quan hệ mờ nhị nguyên R trên không gian tích X ´ Y . Đầu vào (input) của hệ là một tập mờ A cho trên không gian nền input X . Tác động của đầu vào A với hệ R sẽ là phép hợp thành A o R sẽ cho ở đầu ra (output) một tập mờ trên không gian nền Y , kí hiệu là B . Khi ấy ta có A o R = B . II. Giới thiệu về mạng nơron nhân tạo Mạng nơron hay mạng nơron nhân tạo là sự tái tạo bằng kỹ thuật những chức năng của hệ thần kinh con người. Trong quá trình tái tạo không phải tất cả các chức năng của bộ não con người có đều được tái tạo, mà chỉ có những chức năng cần thiết. Bên cạnh đó còn có những chức năng mới được tạo ra nhằm giải quyết một bài toán điều khiển đã định hướng trước. Trước khi tìm hiểu về mạng nơron chúng ta giới thiệu sơ lược về mạng nơron sinh học. 2.1. Mạng nơron sinh học Não người là tổ chức vật chất cấp cao, có cấu tạo vô cùng phức tạp, dày đặc các mối liên kết giữa các nơron nhưng xử lý thông tin rất linh hoạt trong môi trường bất định. Hình 2.1. Mô hình mạng nơron sinh học 15 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  16. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc Trong bộ não người có khoảng 1011 - 1012 tế bào thần kinh được gọi là các nơron và mỗi nơron có thể liên kết với 1014 nơron khác thông qua các khớp nối thần kinh (synapse). Dưới con mắt của những người làm tin học cấu tạo của mỗi nơron gồm các thành phần cơ bản sau: - Thân nơron được giới hạn trong một màng membran và trong cùng là nhân. Từ thân nơron còn có rất nhiều đường rẽ nhánh tạm gọi là rễ. - “Bus” liên kết nơron này với các nơron khác được gọi là axon, trê n axon có các đường rẽ nhánh. Nơron còn có thể liên kết với các nơron khác qua các rễ. Chính vì cách liên kết đa dạng như vậy nên mạng nơron có độ liên kết rất cao. Các rễ của noron được chia làm hai loại: loại nhận thông tin từ các nơron khác qua axon, mà ta sẽ gọi là rễ đầu vào và loại đưa thông tin qua axon tới các nơron khác, gọi là rễ đầu ra. Một nơron có thể có nhiều rễ đầu vào, nhưng chỉ có một rễ đầu ra. Bởi vậy nếu coi nơron như một khâu điều khiển thì nó chính là khâu có nhiều đầu vào, một đầu ra. Một nơron sẽ ở trạng thái kích thích khi tại đầu vào xuất hiện một tín hiệu tác động vượt quá ngưỡng cân bằng của nơron. Một tính chất rất cơ bản của mạng nơron sinh học là các đáp ứng theo kích thích có khả năng thay đổi theo thời gian. Các đáp ứng có thể tăng lên, giảm đi hoặc hoàn toàn biến mất. Qua các nhánh axon liên kết tế bào nơron này với các nơron khác, sự thay đổi trạng thái của một nơron cũng dẫn theo sự thay đổi trạng thái của những nơron khác và do đó là sự thay đổi của toàn bộ mạng nơron. Việc thay đổi trạng thái của mạng nơron có thể thực hiện qua một quá trình “dạy” hoặc do khả năng “học” tự nhiên. Cấu trúc của mạng nơron luôn luôn phát triển và thay đổi để thích nghi dần với môi trường, làm cho cấu trúc bộ não ngày càng trở nên phức tạp sau mỗi lần học. Một số cấu trúc của nơron được xác định trước, một số sau này mới được hình thành và một số thì bị huỷ bỏ qua quá trình chọn lọc tự nhiên, học và thích nghi. 16 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  17. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc Các nhà khoa học đã và đang xây dựng và phát triển các mô hình xử lý thông tin mô phỏng hoạt dộng của bộ não người. Đó chính là mô hình mạng nơron nhân tạo. 2.2. Mạng nơron nhân tạo 2.2.1 Mô hình nơron nhân tạo Một nơron nhân tạo phản ánh các tính chất c ơ bản của nơron sinh học. Mỗi nơron nhân tạo là một đơn vị xử lí thông tin làm cơ sở cho hoạt động của một mạng nơron. Nó có chức năng nhận tín hiệu vào, tổng hợp và xử lý các tín hiệu vào để t ính tín hiệu ra. Dưới đây là một mô hình của một nơron nhân tạo. qj w1j x1 j yj net w2j f (net) å x2 M wnj xn Hình 2.2. Mô hình một nơron nhân tạo Trong đó: - xi với i = 1,2,..., n : các tín hiệu đầu vào. - wij với i = 1,2,..., n : các trọng số tương ứng với đầu vào. - qj : ngưỡng kích hoạt của nơron j . - net : tín hiệu tổng hợp đầu vào. - f (net ) : Hàm kích hoạt. - y j : tín hiệu ra của nơron j . 17 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  18. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc Đầu vào của nơron nhân tạo gồm n tín hiệu xi với i = 1,2,..., n . Mỗi tín hiệu đầu vào tương ứng với một trọng số wij với i = 1,2,..., n , nó thể hiện mức độ ảnh hưởng của tín hiệu xi đến nơron j . Một nơron có thể có nhiều đầu vào nhưng chỉ có một tín hiệu đầu ra. Tín hiệu đầu vào của một nơron có thể là dữ liệu từ bên ngoài mạng, hoặc đầu ra của một nơron khác, hoặc là đầu ra của chính nó. Nhằm tăng khả năng thích nghi của mạng nơron trong quá trình học, người ta sử dụng gán thêm một tham số (Bias) cho mỗi nơron nhân tạo. Tham số đó còn gọi là trọng số của nơron, ta kí hiệu trọng số của nơron thứ j là qj . Mỗi một nơron trong một mạng kết hợp các giá trị đưa vào nó thông qua các liên kết với nơron khác, sinh ra một giá trị gọi là net . Hàm thực hiện nhiệm vụ này gọi là hàm kết hợp (combination function), được định nghĩa bở i một luật lan truyền cụ thể. Trong phần lớn các mạng nơron, chúng ta giả sử rằng mỗi một nơron cung cấp một bộ cộng như là đầu vào cho đơn vị mà nó liên kết. Để tính tổng hợp tín hiệu đầu vào net , ta giả định net là hàm của các tín hiệu xi và các trọng số wij . n å net = x1w1 j + x2 w2 j + ... + xn wnj = xi wij . (2.1) i= 1 Có nhiều cách để tính tổng tín hiệu vào của nơron, trên dây là cách khá đơn giản và hữu ích khi chúng ta xây dựng một mạng có nhiều nơron. Trường hợp wij > 0 , nơron được coi là đang ở trạng thái kích thích. Tương tự, nếu như wij < 0 , nơron ở trạng thái kiềm chế. Sau khi tổng hợp được tín hiệu đầu vào net , sử dụng hàm kích hoạt f biến đổi net để thu được tín hiệu đầu ra out . y j = out j = f (net ) (2.2) Tóm lại có thể xem nơron là một hàm phi tuyến nhiều đầu vào, một đầu ra. Hàm kích hoạt phải thoả mãn các điều kiện sau: - Tín hiệu đầu ra phải không âm với mọi giá trị của net . 18 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
  19. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc - Hàm f phải liên tục và bị chặn trong khoảng [0,1]. Hàm kích hoạt hay còn được gọi là hàm nén vì chúng nén tín hiệu đầu ra vào một khoảng nhỏ. Hàm kích hoạt hay được sử dụng là: 1) Hàm đồng nhất (Linear function, Identity function) f (x )= x (2.3) Nếu coi các đầu vào là một đơn vị thì chúng ta sẽ sử dụng hàm này. Đôi khi một hằng số được nhân với net để tạo ra một hàm đồng nhất. f(x) 1 1 0 -1 1 x 1 Hình 2.3. Hàm đồng nhất 2) Hàm bước nhị phân (Binary step function, Hard limit function) Hàm này còn được gọi là hàm ngưỡng (Threshold function hay Heaviside function). Đầu ra của hàm này chỉ giới hạn trong hai giá trị: ì 1, nÕu x ³ q ï f (x )= ï (2.4) í ï 0, nÕu x
  20. B¸o c¸o nghiªn cøu khoa häc 3) Hàm sigmoid (Sigmoid function (logsig)) 1 f (x )= (2.5) 1 + e- x Hàm này đặc biệt thuận lợi khi sử dụng cho các mạng được huấn luyện (trained) bởi thuật toán lan truyền ngược (back-propagation), bởi vì nó dễ lấy đạo hàm, do đó có thể giảm đáng kể tính toán trong quá trình huấn luyện. Hàm này được ứng dụng cho các chương trình ứng dụng mà các đẩu ra mong muốn rơi vào khoảng [0,1]. 4) Hàm sigmoid lưỡng cực (Bipolar sigmoid function (tansig)) 1 - e- x f (x )= (2.6) 1 + e- x Hàm này có các thuộc tính tương tự của hàm sigmoid. Nó làm việc tốt đối với các ứng dụng có đầu ra yêu cầu trong khoảng [-1,1]. 2.2.2 Định nghĩa và phân loại mạng nơron nhân tạo. 2.2.2.1 Định nghĩa Mạng nơron nhân tạo là sự mô phỏng hoạt động của bộ não con người. Nó là sự liên giữa các nơron độc lập với nhau. Không có một định nghĩa tổng quát về mạng nơron, song phần lớn những người làm việc trong lĩnh vực mạng nơron đều có thể đồng ý với định nghĩa sau: “Mạng nơron là một hệ thống bao gồm rất nhiều phần tử xử lý đơn giản hoạt động song song. Tính năng của hệ thống này phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống, cường độ liên kết giữa các phần tử và quá trình xử lý bên trong các phần tử. Hệ thống này có thể học số liệu và có khả năng tổng quát hoá từ các số liệu được học”. Trong định nghĩa trên, các phần tử xử lý được nhắc đến chính là các nơron. 2.2.2.2 Phân loại Liên kết các đầu vào và ra của nhiều nơron với nhau ta được một mạng nơron. Nguyên lý cấu tạo của một mạng nơron bao gồm một hoặc nhiều lớp. Mỗi lớp bao gồm nhiều nơron có cùng một chức năng trong mạng. 20 Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Thuý Chinh – K54C - CNTT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2