intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé bị hô răng vì mút tay

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đưa con đi khám răng, chị Huế tá hỏa khi thấy bác sỹ bảo răng hàm con chị hơi bị hô. Cả gia đình bên nội và bên ngoại nhà chị, đâu có gen di truyền răng hô. Nghe các bác sỹ chẩn đoán, răng con bị hô có thể là do bé mút tay nhiều quá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé bị hô răng vì mút tay

  1. Bé bị hô răng vì mút tay Đưa con đi khám răng, chị Huế tá hỏa khi thấy bác sỹ bảo răng hàm con chị hơi bị hô. Cả gia đình bên nội và bên ngoại nhà chị, đâu có gen di truyền răng hô. Nghe các bác sỹ chẩn đoán, răng con bị hô có thể là do bé mút tay nhiều quá. Mà đúng thật, Chip 5 tuổi rồi mà bố mẹ cứ lơ đi một chút là con đưa mút tay lên chùn chụt. Từ hồi bé, chị đã tập cho con bỏ thói quen xấu này nhưng không được. Nhiều lúc, chị đành tặc lưỡi cho qua chuyện vì nghĩ rằng lớn lên con sẽ tự bỏ thoái quen này. Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ sơ sinh mút tay chính là dấu hiệu về sự phát triển trí não. Đầu tiên, bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón và cuối cùng là một ngón. Đó là khi não bộ của bé phát triển đến mức độ cao hơn. Lúc này, cơ quan điều khiển sự vận động của các cơ bắp của bé có thể phối hợp được theo ý muốn.
  2. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt biến dạng hàm (như hô, móm). Mút tay nhiều và lâu, dùng lực mạnh không chỉ làm bẹp đầu ngón tay, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay Trẻ có thói quen mút tay từ rất sớm, có trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ. Đây chính là bản năng bú mút tự nhiên của con người. Trẻ có thể mút ngón tay, bàn tay hoặc những phần khác của cơ thể, nhưng đặc biệt yêu thích ngón tay cái. Tuy nhiên, khi bé được 2 tuổi mà vẫn giữ thói quen mút tay, bố mẹ cũng phải lưu ý về vấn đề mút tay của con. Vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho bé. Mút tay dường
  3. như là bản năng của trẻ. Bởi vậy, mà đa số cha mẹ không ngờ tác hại của thói quen đáng ngại đến như vậy. Nếu bé mút tay thường xuyên, nó sẽ đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Nếu khả năng miễn dịch của bé không tốt dễ bị các bệnh truyền nhiễm. Khi bé thọc tay quá sâu vào miệng bé dễ bị nôn/trớ, nhất là sau khi ăn. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt biến dạng hàm (như hô, móm). Mút tay nhiều và lâu, dùng lực mạnh không chỉ làm bẹp đầu ngón tay, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay. Nếu bé chỉ thích mút tay, bé thường ít quan tâm đến những hoạt động vui chơi khác. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tính cách và trí tuệ của bé. Giúp con từ bỏ thói quen xấu Cách bố mẹ thường làm để không cho con mút tay phổ biến là đánh mắng, hăm doạ con và tìm mọi cách để trừng phạt nếu nhìn thấy con mút tay. Nhưng đây không phải là cách tốt nhất để giúp bé từ bỏ thói quen xấu. Vì đây là bản năng
  4. sinh lý chứ không phải bé không nghe lời bố mẹ. Bởi thế, các biện pháp mạnh như: buộc chặt khuỷu tay bé; thoa dầu cay, thuốc đắng hay sơn móng tay bé thường mút… chỉ mang lại tác động ngược lại mà thôi. Bạn hãy thử áp dụng những kinh nghiệm của các bố mẹ chia sẻ với : Với bé đang ở tuổi bú sữa,tốt nhất là hãy tích cực bú mẹ. Điều này giúp bé thỏa mãn bản năng bú và nhu cầu được yêu thương. Nếu buộc phải cho bé bú bình, nên chọn núm vú nhỏ, có độ đàn hồi tốt để bé được bú lâu hơn. Đừng vội mắng, đánh vào tay bé. Nhẹ nhàng từ từ kéo tay ra khỏi miệng bé, vuốt nhẹ nhàng để bé quên đi cảm giác trống trải ở khoang miệng. Một trong những nguyên nhân khiến bé mút tay là ít được nâng niu, vỗ về. Hãy trò chuyện, chơi đùa với con nhiều hơn để bé quên đi trò chơi một mình này. Cắt móng tay và vệ sinh thường xuyêncho bé để tránh nhiếm khuẩn.
  5. Có thể đeo găng tay, băng dính vào ngón tay, băng vải để nhắc bé nhớ không mút tay. Cũng có thể cho bé cầm xúc xắc đủ to để bé không cho vào miệng được. Với bé lớn hơn (>3 tuổi), có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn, giải thích cho bé hiểu, vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng làm răng bị đau. Nếu trẻ lên 6 tuổi vẫn thích mút tay, ba mẹ nên trao đổi điều này với bác sỹ tâm lý. Bởi, theo một nghiên cứu của Mỹ thì rất có thể bé cảm thấy cô độc lạc lõng và bé cần được trị liệu kịp thời. (Theo Afamily)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2