intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé cũng bị tiểu đường

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc ở trẻ em chiếm khoảng 10% tổng số người bị mắc bệnh ĐTĐ. Ngày nay, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt ở trẻ béo phì đang tăng lên đáng kể. Hiếm gặp ĐTĐ ở trẻ em dưới một tuổi và tỷ lệ mắc đang có xu hướng tăng dần theo tuổi, tuổi mắc bệnh cao nhất lúc 10 – 14 tuổi. Ở nước ta, tỷ lệ phát hiện bệnh sớm ở trẻ em còn thấp, đa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé cũng bị tiểu đường

  1. Bé cũng bị tiểu đường Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc ở trẻ em chiếm khoảng 10% tổng số người bị mắc bệnh ĐTĐ. Ngày nay, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt ở trẻ béo phì đang tăng lên đáng kể. Hiếm gặp ĐTĐ ở trẻ em dưới một tuổi và tỷ lệ mắc đang có xu hướng tăng dần theo tuổi, tuổi mắc bệnh cao nhất lúc 10 – 14 tuổi. Ở nước ta, tỷ lệ phát hiện bệnh sớm ở trẻ em còn thấp, đa số cha mẹ thấy trẻ ăn nhiều, người gầy nhưng chưa quan tâm đưa trẻ đi khám bệnh ngay mà
  2. thường để đến lúc trẻ hôn mê hoặc có biến chứng mới đưa đến viện. Hiện nay, khoa nội tiết bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị khoảng 150 cháu bị bệnh ĐTĐ, trong đó 30% số bệnh nhân đến bệnh viện đã có biến chứng về mắt, thận, chậm phát triển thể lực hoặc dậy thì muộn. Nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ ở trẻ em liên quan đến quá trình viêm tự miễn làm phá hủy cấu trúc tế bào bêta của tuyến tụy dẫn đến tình trạng thiếu insulin trầm trọng. Vì vậy, khác với người lớn, điều trị bệnh ĐTĐ ở trẻ em là liệu pháp thay thế tiêm hocmon insulin suốt đời. Do đó, ĐTĐ ở trẻ em còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin hoặc ĐTĐ type 1. Biểu hiện của bệnh ĐTĐ điển hình ở trẻ em bởi 4 dấu hiệu: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân. Nếu bệnh nhân đến viện muộn, trẻ thường có các biến chứng như thể lực phát triển chậm, chậm dậy thì, giảm thị lực và đục thủy tinh thể.
  3. Ngoài ra, còn gặp 25% trẻ mới mắc bệnh ĐTĐ với diễn biến cấp tính, đái nhiều, uống nhiều, mất nước nặng và nhiễm toan chuyển hoá. Kết quả xèt nghiệm đường máu (ít nhất phải kiểm tra từ 2 lần trở lên):  Đường máu (ngẫu nhiên) tăng cao > 11,1mmol/l (>200mg/dl)  Đường máu khi đói > 7mmol/l (>140mg/dl)  HbAlC > 7%  Khí máu thay đổi khi có rối loạn chuyển hóa thăng bằng kiềm toan.  Đường niệu (+), xêtôn niệu có thể (+) hoặc (-) Điều trị: Trẻ bị ĐTĐ phải tiêm insulin thay thế suốt đời với liều lượng:  Trẻ nhỏ 1 - 10 tuổi: 0,5 - 0,8đv/Kg/ngày  Tiền dậy thì 10 - 13 tuổi: 0,8 - 1đv/kg/ngày  Dậy thì trên 13 tuổi: 1,2 - 1,5đv/kg/ngày
  4.  Dùng 2 mũi tiêm/ngày kết hợp insulin thường và bán chậm, tiêm trước bữa ăn 30 phút vào các bữa sáng và chiều tối. Chế độ ăn Không kiểm soát chặt chẽ như người lớn vì cơ thể trẻ đang phát triển. Trẻ cần hạn chế ăn bánh, kẹo, nước ngọt giải khát. Trong khẩu phần ăn tinh bột chiếm 55- 60% calo; protein 12-20% và lipit
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2