intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé nhớn rồi vẫn bện hơi mẹ

Chia sẻ: Cuctay_1 Cuctay_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ðôi khi bạn có cảm tưởng, bé chẳng chịu rời xa bạn dù chỉ 5 phút, thoáng không thấy mẹ, bé khóc om sòm, dỗ kiểu gì cũng không nín. Và bạn cũng chẳng dám nhờ ai bế bé một lúc vì bé sẽ giãy nảy, tỏ vẻ kích động, làm cho bạn và cả người giúp đỡ vô cùng bối rối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé nhớn rồi vẫn bện hơi mẹ

  1. Bé nhớn rồi vẫn "bện hơi" mẹ Ðôi khi bạn có cảm tưởng, bé chẳng chịu rời xa bạn dù chỉ 5 phút, thoáng không thấy mẹ, bé khóc om sòm, dỗ kiểu gì cũng không nín. Và bạn cũng chẳng dám nhờ ai bế bé một lúc vì bé sẽ giãy nảy, tỏ vẻ kích động, làm cho bạn và cả người giúp đỡ vô cùng bối rối. Mỗi khi rời xa mẹ là bé tỏ vẻ bồn chồn và buồn bã và bạn chợt nhận ra là bạn cũng đang ở trong tâm trạng như vậy khi nhận thấy phản ứng của bé. May mắn là vẫn có những cách để giảm bớt sự đeo bám của bé, dù lúc khởi đầu chỉ là vài giây.
  2. Bất kể mẹ làm gì, bé cũng đeo bám "quyết liệt". (Ảnh minh họa). Tại sao bé lại bám mẹ? Sự gắn bó: Sợi dây tình cảm giữa mẹ và con rất bền vững và chính sức mạnh của mối quan hệ thiêng liêng này đã làm bé thích ở cạnh bên bạn cả ngày. Mỗi khi được giao cho ai là bé lại cảm thấy bất an. Thời gian: bạn có thể ước đoán được thời gian làm công việc của mình, đôi khi chỉ cần vài giậy để chạy từ phòng này sang phòng khác nhưng bé thì không hiểu được điều đó. Khái niệm về thời gian chưa hình thành, một giây cũng rất có thể là mãi mãi.
  3. Nhận thức: bé trở nên nhạy cảm hơn với sự hiện diện của mẹ vì nhận thức về môi trường xung quanh đã hình thành. Vì thế, bé trở nên cáu gắt, khó chiều mỗi khi không thấy bóng dáng mẹ. Mỗi khi tìm mẹ là trẻ lại khóc lớn nhưng nếu bạn quan sát bạn có thể thấy bé thể hiện sự bất an, thiếu tự tin bằng những cách khác. Ví dụ, bé chập chững chạy theo bước chân của bạn. Không phải bé muốn chọc phá hoặc không nghe lời khi cứ lặng lẽ bám gót mẹ vào tận nhà bếp mặc dù bạn đã lớn tiếng dặn dò bé ngồi yên trong phòng để bạn đi rót nước cho bé. Ði theo cũng là một cách nói “Mẹ! con muốn đi theo mẹ!”. Trong một số trường hợp, đứa bé trở nên thụ động khi không có mẹ bên cạnh. Khi mẹ trở lại với trẻ thì thấy bé vẫn ngồi im lặng như thể nó chẳng nhúc nhích.
  4. Bé chẳng chịu rời xa mẹ, cũng chẳng để cho ai bế. (Ảnh minh họa). Giúp bé tự tin hơn, độc lập hơn Có một vài mẹo nhỏ để loại trừ dần sự đeo bám của bé và phát huy tính tự lập của bé: * Bình tĩnh: luôn nhắc nhở bản thân rằng việc bé tỏ ra lo lắng khi xa mẹ là một điều hết sức bình thường. Ðừng trách bé mà cũng đừng đổ tội cho bản thân. Nếu bạn nổi đóa, hét toáng lên vì những giọt nước mắt của trẻ thì chỉ
  5. làm chúng khóc to hơn. Tâm trạng bình thản của bạn sẽ giúp bé trấn tĩnh phần nào dù có cảm thấy hơi bất an. * Nói chuyện với trẻ: giải thích cho bé hiểu là bạn chỉ đi lấy cái này hoặc cái kia, làm việc này một chút và sẽ trở lại ngay. Cứ mỗi khi phải rời khỏi bé là bạn lại nói như vậy với bé, dần dần bé sẽ liên kết câu nói và sự trở lại của bạn. Vấn đề nằm ở chỗ bạn xây dựng lòng tin của trẻ ra sao trong trường hợp như vậy. * An ủi bé: vỗ về bé mỗi khi bạn trở lại. Chỉ cần âu yếm, vuốt má bé hay hôn bé… cam đoan là không có chuyện “đào tẩu”. Chẳng bao lâu bé sẽ hiểu không có gì phải sợ khi mẹ qua phòng khác để làm công việc của mẹ. * Giữ vai trò chỉ huy: người mẹ lúc nào cũng khó cưỡng lại được ý định làm theo những yêu cầu của bé. Nếu vì lý do đó mà bạn cố gắng tránh tạo ra tình huống đê bé ngồi chơi một mình để làm việc của mình vì sợ bé khóc, bé tức giận thì bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ thời gian đển chu toàn tất cả công việc của mình. Vì vậy, đừng quên rằng bạn mới là người quyết định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2