Bệnh Alzheimer (Phần 2)
lượt xem 29
download
Bệnh Alzheimer (Phần 2) Nguyên nhân của bệnh Alzheimer là gì ? Ngoại trừ các trường hợp hiếm gặp của bệnh Alzheimer liên quan trong gia đình là do đột biến gen, hầu hết các trường hợp mắc bệnh có lẽ là do tác động cùng lúc của nhiều yếu tố khác nhau. Những trường hợp không ghi nhận được tiền sử về gia đình được xếp vào dạng riêng biệt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về Alzheimer có tính chất gia đình đã phát hiện ra một vài protein không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với thể bệnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Alzheimer (Phần 2)
- Bệnh Alzheimer (Phần 2) Nguyên nhân của bệnh Alzheimer là gì ? Ngoại trừ các trường hợp hiếm gặp của bệnh Alzheimer liên quan trong gia đình là do đột biến gen, hầu hết các trường hợp mắc bệnh có lẽ là do tác động cùng lúc của nhiều yếu tố khác nhau. Những trường hợp không ghi nhận được tiền sử về gia đình được xếp vào dạng riêng biệt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về Alzheimer có tính chất gia đình đã phát hiện ra một vài protein không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với thể bệnh này mà còn cho cả các trường hợp mắc Alzheimer riêng biệt. Ðó là protein
- tiền chất amyloid (APP) và hai protein tiền lão suy presenilin. APP là thành phần chính của mảng protein lắng đọng bất thường trên não. Sự đứt đoạn các phân tử APP dường như làm gia tăng khuynh hướng gắn kết vào mảng bám trên. Mặt khác, quá trình tách đôi của APP có liên quan đến protein presenilin. Sự đột biến của gen mã hoá APP và presenilin có thể gây ra bệnh Alzheimer. Ðiều đó có nghĩa là những người mang các gen đột biến rất có nhiều khả năng mắc phải bệnh Alzheimer. Những thay đổi ở các gen khác không gây ra bệnh, nhưng chúng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. "Gen nguy cơ" được nghiên cứu kỹ nhất là gen mã hóa apolipoprotein (apoE). Một số dạng (alen ) của gen này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Khả năng này đặc biệt hay xảy ra đối với những trường hợp ghi nhận tiền sử gia đình có người bị Alzheimer. Gen mã hoá apoE có 3 alen khác nhau: apoE2, apoE3, và apoE4. ApoE3 là dạng hay gặp nhất. Tuy nhiên, khoảng 40% trường hợp Alzheimer khởi phát muộn có apoE4. Những người được thừa hưởng 2 allen apoE4 (một từ bố và một từ mẹ) sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn vài lần so với người có 2 alen E3 vốn rất hay gặp. Alen ít gặp nhất là E2 làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Những người có một gen E2 và một gen E3 thì chỉ có ¼ nguy cơ bị bệnh Alzheimer so với có hai gen E3. Kể từ thập niên 70, những bất thường trong các chất trung gian dẫn truyền thần kinh đã được tìm thấy ở bệnh nhân Alzheimer. Acetylcholine là một chất trung gian dẫn truyền thần kinh chính trong quá trình hình thành trí nhớ. Chất này có nhiều trong các tế bào thần kinh ở vùng hồi hải mã và vỏ não vốn hay bị phá hủy trong bệnh Alzheimer. Nồng độ acetylcholine giảm rõ rệt ở các bệnh nhân này. Một số chất dẫn truyền thần kinh khác cũng có liên quan ví dụ như serotonin, somatostatin và
- noradrenaline đều có nồng độ thấp hơn bình thường ở một vài bệnh nhân. Sự thiếu hụt các chất này có thể góp phần vào các bất thường về trí nhớ và hành vi trong bệnh Alzheimer. Ngoài một số yếu tố nguy cơ đã biết về tuổi tác, tiền sử gia đình, một số các yếu tố nguy cơ có khả năng khác cũng đang được xác định. Một vài nghiên cứu phát hiện rằng bệnh thường hay xảy ra hơn ở những người bị chấn thương đầu khi còn nhỏ tuổi. Phụ nữ cũng có thể là yếu tố nguy cơ cao, mặc dù việc mắc bệnh nhiều hơn này có khi chỉ là do tác động của tuổi tác vì họ thuờng có tuổi thọ cao hơn người đàn ông. Thêm vào đó, trình độ học vấn thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vẫn chưa biết rõ điều này có phải là do sự giảm khả năng "lưu giữ trí tuệ" hay do các yếu tố khác liên quan đến trình độ học vấn thấp. Làm cách nào để chẩn đoán bệnh Alzheimer ? Các bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Alzheimer. Các bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Azheimer gồm 3 phần tương phản với những thay đổi mô học: Tâm thần phân liệt : là sự thoái hóa não, bao gồm sa sút trí tuệ trầm trọng như khả năng ghi nhớ làm cản trở hoạt động xã hội, nghề nghiệp. Sự khởi phát âm thầm của các triệu chứng: là một quá trình diễn tiến lặng lẽ và không phục hồi cùng quá trình thoái hóa theo thời gian. Loại trừ tất cả các nguyên nhân chuyên biệt khác của tâm thần phân liệt thông qua bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm, phương pháp đo tâm thần và các nghiên cứu khác (bên dưới).
- Bệnh cơ bản của tâm thần phân liệt là sự giảm sút các trí nhớ ngắn hạn và dài hạn liên quan đến giảm khả năng trừu tượng, thiếu tự chủ và thay đổi nhân cách. Các rối loạn này đủ nặng để ảnh hưởng rõ rệt lên các hoạt động nghề nghiệp, xã hội thông thường hoặc trong các mối quan hệ với mọi người. Chẩn đoán bằng cách loại trừ Dựa trên những tiêu chuẩn trên, chẩn đoán trên lâm sàng của bệnh Alzheimer là một chẩn đoán loại trừ và chỉ có thể được thực hiện dựa trên diễn tiến lâm sàng theo thời gian. Không có một dấu hiệu hay test lâm sàng đặc hiệu nào cho bệnh Alzheimer. Vì vậy cần loại suy một cách hệ thống tất cả các bệnh lý gây ra những triệu chứng tương tự. Ðiều này giải thích tại sao quá trình chẩn đoán ở những người có nguy cơ bị Alzheimer có thể gây hoang mang cho bệnh nhân cũng như cho gia đình. Họ không được thông báo rằng Alzheimer được chẩn đoán đặc biệt, mà qua quá trình loại trừ, các chẩn đoán khác được gạt bỏ, còn lại bệnh Alzheimer là có khả năng nhất. Các tình trạng khác nào nên được theo dõi? Có rất nhiều tình trạng tác động lên não làm rối loạn chức năng tư duy, hành vi và tâm lý. Những bệnh lý này đại diện cho một nhóm rất nhiều bệnh bao gồm cả Alzheimer. Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự như Alzheimer có thể chữa khỏi hoặc kiểm soát được khi chẩn đoán và điều trị đúng. Chúng bao gồm: Tác dụng phụ của thuốc: những phản ứng có hại của thuốc, dùng thuốc quá liều hoặc quá ít, sử dụng nhiều loại thuốc mà khi kết hợp lại chúng có thể gây tác dụng có hại.
- Rối loạn tâm thần: trầm cảm quá mức có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung mà khởi đầu rất khó phân biệt với triệu chứng sớm của Alzheimer. Ðôi khi các tình trạng này-hay còn gọi là giả tâm thần phân liệt-có thể tự phục hồi. Các rối loạn tâm thần khác có thể rất giống với bệnh Alzheimer và có đáp ứng với điều trị giống như bệnh trầm cảm. Những nghiên cứu cho thấy rằng những người bị trầm cảm, đồng thời xuất hiện sa sút trí tuệ rất có khả năng bị tâm thần phân liệt sau một vài năm. Nghiện ngập: bao gồm nghiện các thuốc hợp pháp, ma túy và nghiện rượu. Rối loạn chuyển hoá: bệnh tuyến giáp, dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu vitamin B12, thiếu máu, v..v Các bệnh về hệ tuần hoàn: các vấn đề về tim, đột quị, v..v Các bệnh lý thần kinh: não úng thủy với áp suất bình thường, xơ cứng bì,v..v Nhiễm trùng: đặc biệt nhiễm virus hay nấm ở não. Chấn thương đầu. Ðộc chất: CO, methyl alcol,v..v U bướu: bất cứ loại nào trong não, từ nguyên phát đến di căn . Bệnh giang mai : chỉ đề nghị kiểm tra bệnh này ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt khi có nguy cơ đặc biệt hoặc có các dấu hiệu cho thấy bị nhiễm bệnh trước đó hoặc khi bệnh nhân sống ở vùng dịch tể của bệnh này. Tầm quan trọng của việc đánh giá lâm sàng đầy đủ. Do có nhiều bệnh lý khác có thể gây nhầm lẫn với Alzheimer, việc đánh giá một cách toàn diện trên lâm sàng là cần thiết để có thể đạt được sự chẩn đoán chính
- xác đối với các triệu chứng giống nhau này. Những đánh giá này nên được thực hiện qua ít nhất 3 bước: - Thăm khám toàn diện. - Thăm khám hệ thần kinh. - Đánh giá về chức năng tâm thần có thể qua việc kiểm tra tâm lý và trí nhớ. Cũng nên tham vấn cho các bác sĩ gia đình về cách tốt nhất để có được những kiểm tra cần thiết. Gần đây người ta đã đưa ra những nguyên tắc trên hình ảnh học của bộ não nhằm có những đánh giá ban đầu về bệnh nhân bị tâm thần phân liệt. Các nghiên cứu này dựa trên chụp CT không cản quang hay chụp cộng hưởng từ (MRI). Những phương tiện hình ảnh khác theo dõi chức năng của não cũng đem lại nhiều giá trị. Việc tìm kiếm một xét nghiệm máu để chẩn đoán Alzheimer vẫn còn gặp nhiều khó khăn mặc dù đã nỗ lực rất nhiều. Việc tìm ra những dấu ấn của Alzheimer trong máu và đặc biệt trong dịch não tủy đang thu hút nhiều chú ý. Người ta đã nghiên cứu về CSF b-amyloid, CSF tau, CSF AD7C-NTP nhưng tại thời điểm này vẫn chưa thể ứng dụng rộng rãi chúng trong việc chẩn đoán bệnh Alzheimer.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự kỳ diệu của gia vị chữa bệnh
3 p | 200 | 44
-
PHÂN LOẠI BỆNH THẦN KINH TW
32 p | 204 | 23
-
ĐẠI CƯƠNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC TỔN (Kỳ 2)
6 p | 191 | 21
-
Nhớ ăn hoa quả màu tím mỗi ngày
6 p | 132 | 13
-
Ebook Bạn là bác sĩ tốt nhất chữa bệnh Alzheimer: Phần 2
60 p | 30 | 12
-
Bác sĩ tốt nhất là chính mình: bệnh Alzheimer (Tập 5) - Phần 2
63 p | 29 | 5
-
Đi bộ chữa hội chứng chuyển hóa
5 p | 76 | 3
-
Tìm hiể về bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi: Phần 2
185 p | 40 | 3
-
Đánh giá tác dụng điều trị bệnh Parkinson của các hợp chất trong cây Câu Đằng (Uncaria Rhynchophylla) bằng phương pháp docking phân tử
8 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn