intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh còi xương ở trẻ biếng ăn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống hiện nay, đa phần các trẻ biếng ăn, trẻ béo phì và trẻ còi xương đều tập trung ở vùng thành thị. nhóm trẻ con nhà giàu và có điều kiện ăn uống đây đủ. Sống tiện nghi trong nhà thừa máy lạnh nhưng .thiếu ánh nắng mặt trời, ăn nhiều thịt giàu đạm để mau bụ bẫm và không được bú sữa mẹ thường xuyên vì mẹ sợ xấu ngực. Đó là những nguyên nhân còi xương và tình trạng này đang gia tăng một cách đáng lo ngại. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh còi xương ở trẻ biếng ăn

  1. Bệnh còi xương ở trẻ biếng ăn Trong cuộc sống hiện nay, đa phần các trẻ biếng ăn, trẻ béo phì và trẻ còi xương đều tập trung ở vùng thành thị. nhóm trẻ con nhà giàu và có điều kiện ăn uống đây đủ. Sống tiện nghi trong nhà thừa máy lạnh nhưng
  2. thiếu ánh nắng mặt trời, ăn nhiều thịt giàu đạm để mau bụ bẫm và không được bú sữa mẹ thường xuyên vì mẹ sợ xấu ngực. Đó là những nguyên nhân còi xương và tình trạng này đang gia tăng một cách đáng lo ngại. Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh Tại sao trẻ bụ bẫm lại còi xương Làm gì khi trẻ biếng ăn Tại viện dinh dưỡng quốc gia cho thấy, còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới ba tuổi do: trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ nuôi bằng sữa bò, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông và với nguyên nhân chủ yếu do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hoá canxi và phốtpho, là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương. Những trẻ không được bú mẹ sẽ dễ bị còi xương hơn. Có không ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị còi xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được tiếp xúc với ánh nắng, chế độ ăn lại không cân đối. Nhiều bà mẹ thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Thực ra, nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì dưỡng chất trên cũng không hấp thu được. Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương - Trong sinh hoạt: trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình,
  3. ra nhiều mồ hôi khi ngủ. - Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn. Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón. Bụng trẻ thường bị to bè. - Biểu hiện ở xương sọ: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê, lồng ngực có khi biến dạng như ngực gà. - Trường hợp nặng có di chứng: xuất hiện chuỗi hạt cườm ở sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O. - Phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng… - Trường hợp cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu. Cách chăm sóc bé còi xương - Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 – 15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Nếu bé sinh vào mùa đông không có ánh nắng bạn có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp của các bệnh viện. Thông thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D, với tác dụng từ tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hoá chuyển thành vitamin D. - Ăn uống hợp lý: cho trẻ thường xuyên bú mẹ. Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
  4. - Khi có thai người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Sau sinh, cả mẹ và con nên ở trong phòng thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Khi sinh được hai tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15 – 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Cho trẻ uống vitamin D 400 IU/ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông. Khi trẻ đến tuổi ăn bổ sung nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2