intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh do ấu trùng Echinococus granulosus ( hydatidose )

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh cảnh do ấu trùng Echinococus granulosus, một loại sán dải bé, ký sinh đường ruột loài ăn thịt, chủ yếu là chó. 1. Tác nhân gây bệnh Sán trưởng thành rất bé, dài từ 3 - 6mm, đầu có 4 đĩa hút và một hàng móc đôi, cổ rất ngắn; thân gồm 3 đốt, đốt sán cuối cùng có vài trăm trứng. Trứng sán theo phân chó ra ngoài, kích thước 45 x 35mcm, rất giống trứng Toenia spp. Sán trưởng thành sống trong ruột non chó, chó sói, chó rừng, chồn,đôi khi mèo và những thú ăn thịt khác....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh do ấu trùng Echinococus granulosus ( hydatidose )

  1. Bệnh do ấu trùng Echinococus granulosus ( hydatidose ) Bệnh cảnh do ấu trùng Echinococus granulosus, một loại sán dải bé, ký sinh đường ruột loài ăn thịt, chủ yếu là chó. 1. Tác nhân gây bệnh Sán trưởng thành rất bé, dài từ 3 - 6mm, đầu có 4 đĩa hút và một hàng móc đôi, cổ rất ngắn; thân gồm 3 đốt, đốt sán cuối cùng có vài trăm trứng. Trứng sán theo phân chó ra ngoài, kích thước 45 x 35mcm, rất giống trứng Toenia spp. Sán trưởng thành sống trong ruột non chó, chó sói, chó rừng, chồn,đôi khi m èo và những thú ăn thịt khác. Các động vật này nhiễm sán khi ăn những cơ quan ( phổi ), nhiễm ấu trùng sán của các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, ngựa, lợn v.v. Trứng sán sau khi rời cơ thể vật chủ vĩnh viễn có thể sống được vài tuần cho đến vài tháng ở ngoại cảnh ( đất, cỏ, rau ). Khi các động vật ăn cỏ nuốt trứng, hoặc khi người ăn rau sống nuốt trứng, phôi 6 móc sẽ ra khỏi trứng và chui vào vách ruột non, từ đó, theo mạch bạch huyết hoặc máu về tim và được đưa đi khắp nơi trong
  2. cơ thể. ở các nơi mà chúng định vị ( phổi, gan, lách, não ), các phôi 6 móc lớn dần thành ấu trùng có dạng bướu ( hydatid cyst ), sau 5 tháng có thể lớn đến 10mm. Những bướu tăng trưởng đủ độ thường có đường kính 1 - 7cm, có những bướu lớn đến 20cm. Cắt ngang một bướu từ ngoài vào trong ta thấy: - Màng phiến ( laminated membrane ): Không nhân, dầy khoảng 1mm, gồm nhiều lớp cuticule do màng sinh mầm tiết ra, hoạt động như một màng thẩm thấu chọn lọc. - Lớp sinh mầm ( germial layer ), rất mỏng, dễ vỡ, tạo bởi một lớp hợp b ào, có nhân, sinh ra các đàu sán, các bọc sinh mầm - Bọc sinh mầm ( bood capsule ), b ên trong sinh các đầu sán. - Bướu con ( daughter cyst ): Các bọc sinh mầm tách khỏi m àng sinh mầm và tiết ra màng phiến. - Cát sán ( hydatid dand ): Chính là những đầu sán rơi thành lớp xuống đáy bướu. Một bướu sán tăng trưởng đủ độ có thể có đến 200.000 đầu sán. - Bên trong bướu là một dịch chất vô khuẩn không mầu hoặc mầu vàng nhạt. - Bướu sán có thể lớn dần như một bướu lành, thường đến một mức độ nào đó sẽ ngừng tăng trưởng, chết và khô lại. - Có trường hợp bướu mất hết đầu sán và không còn tính lây nhiễm ( sterile cysy )
  3. 2. Dịch tễ KST hay gặp ở những sứ có nuôi cừu: Alaska, Nam Mỹ, Nam Phi,Tây và Nam Châu Âu, LiBăng, Syria, Algeria, Nam Châu Úc, Tân Tây Lan, Trung Á, Bắc Trung Quốc. Cần chú ý đến KST khi Việt Nam bắt đầu phát triển nuôi cừu lấy lông, đã có thấy Echinococcus granulosus ở nước ta. Những người liên hệ mật thiết với chó ( người chăn cừu ) có nguy cơ nhiễm KST cao hơn. Thường người nhiễm vì vuốt lông chó, trứng sán dính lên bàn tay và vào cơ thể khi người này ăn bốc. Những thú ăn cỏ như cừu, trâu, bò, dê ở những cánh đồng do chó trông thường có tỷ lệ nhiễm sán cao. 3. Lâm sàng Triệu chứng bệnh tuỳ thuộc vào nơi bướu sán ký sinh. Người ta ước lượng khoảng: - 60% bướu ở gan và phúc mạc - 20% bướu ở phổi - 3% bướu ở thận - 2% bướu ở xương - 6% bướu ở những cơ quan khác như bắp thịt, lách, mắt, tim, tuyến giáp.
  4. Cơ thể ký chủ phản ứng bằng cách th ành lập mô sợi bao quanh bướu. Bướu lớn dần lên, chèn ép các mô quanh nó, khiến các tế bào bị teo và chết đi. Mạch máu ở gần bướu có thể bị xói mòn gây xuất huyết. Bướu ở đại phúc mạc có thể làm xoắn, nghẽn mạch máu, đưa đến hoại tử. Hơn 75% bướu gan được tìm thấy ở thuỳ phải,tiến triển dần xuống ổ bụng. Sự chèn ép các ống dẫn mật có thể đưa đến vàng da. Khi bệnh nhân ho hay gắng sức vận động, hoặc khi đang mổ, b ướu có thể vỡ; các đầu sán phát tán rộng rãi ra các cơ quan khác, 2 -5 năm sau bắt đầu có các triệu chứng của các bướu thứ phát. Khi bướu ở tm trái vỡ, các đầu sán truyển di lên não, lách, thận, gan và các cơ quan khác; bướu ở tim phải cho các đầu sán chuyển đi qua phổi. Những bướu quanh khí quản thường vỡ khi bệnh nhân ho, bướu vỡ không hoàn toàn, nhiễm khuẩn thứ cấp tạo nên những apxe mãn tính Bướu ở não tạo nên hội chứng tăng áp lực nội sọ và động kinh kiểu Jackson Bướu ở thận làm đau lưng ( intermitten pain ), tiểu ra máu. Bướu ỏ lách làm đau cạnh sườn và làm xương sườn gồ lên. Khi bướu nằm trong vùng chậu ( pelvis ), gõ bụng có thấy vùng âm đục và âm vang. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tu ỷ sống.
  5. Bướu ở các xương dài, xương chậu, xương sườn phát triển theo khoảng trống của tu ỷ xương, ăn mòn dần mô xương. Trong xương có nhiều bướu nhỏ, dịch chất rất ít hoặc không, cũng không có đầu sán. Các xương có sán ký sinh trở nên xốp, dễ gẫy. Khi bướu vỡ thường có những triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mề đay, liền sau đó nhiệt độ cơ thể tăng giảm bất thường, rối loạn tiêu hoá, khó thở, tím tái, ngất xỉu, hôn mê; nếu dịch chất thoát vào máu, bệnh nhân bị shock, phản vệ, có thể chết. Bạch cầu toan tính trong máu tăng trong khoảng 50% trường hợp. Sau một vài năm, bướu chết và hoá vôi. Tiên lượng bệnh tốt khi bướu có thể mổ được, xấu trong các trường hợp: (1) bướu không mổ được, (2) có nhiễm khuẩn thứ cấp, (3) bướu đã vỡ và tạo các bướu chuyển đi ở các cơ quan khác, (4) bướu ở xương 4. Chẩn đoán 4.1. Lâm sàng Nghĩ đến bệnh khi có một bướu lành đang tiến triển, bệnh nhân có tiền sử qua vùng nội dịch và gần gũi với chó. 4.2. X quang Có giá trị với các bướu ở phổi và các bướu đã hoá vôi
  6. 4.3. Chụp hình gan bằng phương pháp đồng vị phóng xạ ( scanning ) Cho phép phát hiện các bướu không hoá vôi 4.4. Chẩn đoán ký sinh học - Tìm đầu sán bọc sinh mầm, bướu con trong đờm, nước tiểu. Tuyệt đối không được chọc hút bướu sán - Chẩn đoán miễn dịch: + Thử nghiệm bì Casoni: (IDR de Casoni) tiêm nội bì 0,1 ml dịch chát lấy ở bướu sán, 20 phút sau đọc phản ứng. Có thể dùng kháng nguyên chiết tách từ Dipylidium canimum hoặc cysticercus cellulosae. Phản ứng d ương khi nơi tiêm nổi một vết sẩn (papule) diện tích lớn hơn hay bằng 1,6cm2. Phản ứng (+) trong hơn 85% các trường hợp có bướu sán và 18% (+) sai với một số bệnh khác nghĩa: Phản ứng Casoni tiếp tục (+) h àng năm sau khi mổ, hoặc sau khi bướu chết, hoá vôi.Phản ứng (-): không có bệnh. + Thử nghiệm cố định bổ thể (CFT): khág nguyên là dịch chất của bướu. Phản ứng (+) trong 80 - 90% các trường hợp có bướu, (-) khi bướu chết, hoá vôi. Thử nghiệm này dùng để kiểm tra khả năng còn sót bướu sau khi mổ.
  7. + Thử nghiệm kết bông bentonite (bentonite flocculation test) và ngưng kết hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination) BFT (+) khi hiệu giá lên 1/5 IFA (+) khi hiệu giá trên 1/400 Các phản ứng này thường được ưa chuộng, chúng cho phản ứng (+) trong 82% các trường hợp bướu ở gan và 33 - 50% bướu ở phổi Các phản ứng (+) sai với sơ gan, lupus, thận hư (nephrose) và đau tu ỷ (myélome multiple) + Gần đây, việc tìm IgE đặc hiệu bằng các kỹ thuật miễn dịch hấp phụ gắn men (ELISA), dị ứng hấp phụ phóng xạ (RAST) hay phóng hạt bạch cầu kiềm tính làm tăng độ nhạy và đặc hiệu của chẩn đoán miễn dịch về bệnh này. Các phương pháp miễn dịch học khi kết hợp với siêu âm cắt lớp tỏ ra rất hữu hiệu trong việc tầm soát những người mang bướu sán tiềm ẩn trong vùng nội dịch 5. Điều trị 5.1. Cho đến nay điều trị chủ yếu vẫn là giải phẫu Phẫu thuật thường làm là bóc cả bướu đi. Trước khi làm, phải thận trọng hút nước trong bướu, bơm dung dịch formalin 10% vào để diệt đầu sán và màng sinh mầm
  8. Với những bướu to, nhiễm khuẩn, phải đem miệng bướu ra ngoài da 5.2. Điều trị nội khoa Dùng cho những trường hợp không giải phẫu được, hoặc những trường hợp bướu chuyển đi. Một số tác giả đề nghị dùng mebendzole, flubendazole, albendazole hay nilosamide Albendazole thường được dùng ở liều 14mg/kg/ngày (600 - 700mg/ngày) trong 28 ngày 5.3. Điều trị sinh học Đây là phương pháp Nam Mỹ, dùng cho các trường hợp không giải phẫu được: tiêm cho bệnh nhân nhiều lần dịch chất của bướu ( lấy từ thú lây nhiễm trong phòng thí nghiệm ), dần bướu thu nhỏ lại, bệnh nhân khá h ơn. 6. Dự phòng - Trong vùng nội dịch: không cho chó đến gần những lò sát sinh, không cho chúng ăn thịt, cơ quan động vật còn sống - Mỗi năm cho chó xổ sán 1 - 2 lần - Giữ vệ sinh cá nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2