intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh do Chlamydia Trachomatis

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

75
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng lâm sàng Chlamydia Trachomatis gây bệnh chủ yếu ở đường sinh dục với các triệu chứng lâm sàng sau đây: - Nam giới: + Viêm niệu đạo với các biểu hiện: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo, đái buốt, đái rắt, dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít, hoặc vừa. + Viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến: đau, phù nề một bên bìu, sốt. - Nữ giới: + Viêm cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy, lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu. + Viêm âm đạo tiết dịch. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh do Chlamydia Trachomatis

  1. Bệnh do Chlamydia Trachomatis 1. Đặc điểm bệnh: 1.1. Triệu chứng lâm sàng Chlamydia Trachomatis gây bệnh chủ yếu ở đường sinh dục với các triệu chứng lâm sàng sau đây: - Nam giới: + Viêm niệu đạo với các biểu hiện: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo, đái buố t, đái rắt, dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít, hoặc vừa. + Viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến: đau, phù nề một bên bìu, sốt. - Nữ giới: + Viêm cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy, lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu.
  2. + Viêm âm đạo tiết dịch. Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác nhý viêm tuyến Bartholin, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng. Ða số phụ nữ nhiễm C.Trachomatis khong có biểu hiện lâm sàng nên khong phát hiện được. Vì vậy có thể xảy ra các biến chứng như viêm vùng tiểu khung, chửa ngoài dạ con, vô sinh. - Các triệu chứng ở ngoài đường sinh dục: + Viêm quanh gan: Có thể xảy ra sau hoặc đồng thời với viêm vòi trứng. + Hội chứng Reiter: Viêm niệu đạo, viêm khớp, viêm kết mạc mắt. + Viêm trực tràng: Ðau bụng, đi ngoài ra máu, chất nhầy. - Ở trẻ sơ sinh khi người mẹ có mang bị nhiễm Chlamydia không được điều trị, lúc đẻ trẻ sẽ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn này gân viêm kết mạc mắt và viêm phổi. 1.2. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục sau đây: - Lậu cầu: Đái rắt, đái buốt, đái mủ. - Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: khí hư có bọt.
  3. - Viêm âm đạo do nấm men Candida anbicans, khí hư trắng như sữa. 1.3. Xét nghiệm: Xét nghiệm trực tiếp: - Bệnh phẩm là dịch tiết niệu đạo, âm đạo. Có thể nhuộm Giemsa, nhuộm Iod. Tuy nhiên độ nhạy cảm kém nên ít được sử dụng. Xét nghiệm phát hiện kháng nguy ên của C. Trachomatis - Miễn dịch gắn men (EIA). - Miễn dịch sắc ký. Ngoài ra tại các phòng xét nghiệm hiện đại có thể sử dụng ph ương pháp lai axit nucleic (DNA probe) hoặc sinh học phân tử (PCR), nuôi cấy phân lập. 2. Tác nhân gây bệnh: Chlamydia là một vi khuẩn đặc biệt ký sinh bắt buộc nội tế bào có chứa đồng thời hai loại axit nucleic: AND và ARN. Chlamydia có ba loại: - Chlamydia psittaci: Thường có ở súc vật và có thể lây cho người gây viêm phổi. - Chlamydia pneumoniae: Gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người. - Chlamydia Trachomatis: Chủ yếu lây truyền qua đường tình dục .
  4. Chlamydia có hai thể: + Thể căn bản (Elementary body): Thể này có hình cầu, đường kính 0,2-0,5µm. + Thể lưới (Reticular body): Ðây là thể chuyển hóa, cũng có hình cầu, đường kính 0,8-1,5µm. 3. Đặc điểm dịch tễ: Nhiễm Chlamydia Trachomatis chủ yếu là do lây truyền qua đường tình dục. Bệnh này có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 90 triệu trường hợp nhiễm C.Trachomatis đ ược phát hiện. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7.0%. 4. Nguồn truyền nhiễm: Chlamydia Trachomatis chứa trong các dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, tử cung. Những người bị nhiễm C. Trachomatis không được điều trị và không có biểu hiện lâm sàng có khả năng lây lan nhiều nhất nếu quan hệ tình dục không an toàn. 5. Phýõng thức lây truyền: Nhiễm khuẩn C. Trachomatis chủ yếu qua quan hệ tình dục không được bảo vệ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây người…
  5. Những bà mẹ có mang nếu bị nhiễm C. Trachomatis không được điều trị sẽ có khả năng lây cho trẻ sơ sinh lúc đẻ. 6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Bất kỳ lứa tuổi nào có quan hệ tình dục không được bảo vệ đều có khả nãng nhiễm C. Trachomatis. Cả hai giới đều có tính cảm nhiễm nh ư nhau. Ðáp ứng miễn dịch của có thể đối với vi khuẩn này rất yếu. 7. Các biện pháp phòng bệnh: - Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, hành vi tình dục an toàn. - Ðối với những đối tượng có hành vi nguy cơ cao cần có kế hoạch tư vấn, khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện các nhiễm trùng qua đường tình dục, trong đó có nhiễm C. Trachomatis. - Ðối với các bà mẹ có mang, cần khám và làm xét nghiệm theo qui định ba tháng một lần để điều trị kịp thời nếu có nhiễm C. Trachomatis. Nguyên tắc điều trị: - Điều trị đúng phác đồ qui định. Phác đồ điều trị cụ thể như sau: + Azithromycin 1g: uống liều duy nhất, hoặc:
  6. + Doxycyclin 100mg: uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày. Ðối với phụ nữ có mang dùng các thuốc sau: + Erythromycin base 500mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc: + Amoxilin 500mg: uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày. - Điều trị cả bạn tình. Kết hợp tý vấn về an toàn tình dục.Kiểm dịch y tế biên giới: Không có chế độ kiểm dịch y tế biên giới đối với nhiễm trùng do Chlamydia. PGS.TS. Tran Hau Khang Tài liệu tham khảo 1. CDC (2007). What is Chlamydia sexually transmitted diseases ? Department of health and human services 2. Paavonen J, Eggert Grusew (1999) Chlamydia trachomatis: impact on human reproduction. Ham Report updates: 433. 3. Thomas B, Fitzpatrick (1993)
  7. Dermatology in general medicine Mc Graw – Hill, Inc. Health Professions Division – 1993, 2764-68.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
28=>1