intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh ghẻ trên heo

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

153
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là một bệnh rất dễ xuất hiện trên heo và gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. guyên nhân: Thường do ký sinh trùng Sacroptes scabiei suis sống ký sinh trên da gây ra. Nhẹ chỉ gây ngứa, nặng thì làm tổn thương da, phổ biến là ở 2 tai heo. Loại này có kích thước nhỏ dài từ 0.3 – 0.5mm có thân hình tròn, đầu hơi tù, nhiều gai trên lưng và có bốn cặp chân ngắn, cứng. Khi trưởng thành con cái thường đẻ 2- 3 trứng/ ngày. Mỗi con cái đẻ từ 45 -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh ghẻ trên heo

  1. Bệnh ghẻ trên heo Đây là một bệnh rất dễ xuất hiện trên heo và gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. guyên nhân: Thường do ký sinh trùng Sacroptes scabiei suis sống ký sinh trên da gây ra. Nhẹ chỉ gây ngứa, nặng thì làm tổn thương da, phổ biến là ở 2 tai heo. Loại này có kích thước nhỏ dài từ 0.3 – 0.5mm có thân hình tròn, đầu hơi tù, nhiều gai trên lưng và có bốn cặp chân ngắn, cứng. Khi trưởng thành con cái thường đẻ 2- 3 trứng/ ngày. Mỗi con cái đẻ từ 45 - 50 trứng thì chết. Sau khoảng 5 ngày trứng phát triển thành ấu trùng, ấu trùng phát triển qua các giai đọan thì thành con ghẻ trưởng thành. Giai đoạn từ trứng đến ghẻ trưởng thành mất khoảng 10 ngày. Loại ghẻ này thường ký sinh ở xung quanh mũi, vành mắt, tai, hai bên vai và các nơi da non. Nếu bị nặng thì lan khắp cả thân heo. Loại ký sinh trùng này thường đào hang và sống khá sâu dưới lớp biểu bì. Nhưng có một số trường hợp do ký sinh trùng Demodex gây ra, loại này rất khó chữa nhưng ít gặp. Triệu chứng lâm sàng: Hai loại ký sinh trùng này đào lỗ, hút dịch viêm và và ăn các tế bào non, gây viêm da và ngứa ngáy khó chịu, nhiều trường hợp gây bệnh rất nặng. Hang ghẻ thường có chiều dài 0.5mm.
  2. Những ngày đầu khi phát bệnh thì có thấy những nốt nhỏ màu đỏ, nếu xuất hiện ở chân lông thì gây viêm chân lông và rụng lông; các nốt mẫn này có vẩy, diện tích các vẩy lan rộng do sự phát triển của ký sinh trùng, các nốt này có thể dày lên bong ra và chảy máu làm cho heo ngứa ngáy rất khó chịu nên thường cọ thân vào thành chuồng vì vậy càng tăng thêm trầy trụa trên da. Heo sẽ khó chịu, ăn uống kém, giảm tăng trọng. Nếu những vết tổn thương này có sự xâm nhập của vi khuẩn thì sẽ bị nhiễm trùng, gây thêm nóng đỏ và có hiện tượng viêm da và có thể có mủ. Sau đó các vết tổn thương này sẽ lan dần xuống 2 bên sườn, háng và nặng thì chuyển dần sang màu nâu. Phòng trị: Phòng: - Giữ chỗ heo ở khô ráo, tránh ẩm ướt và giữ heo luôn sạch sẽ. - Luôn vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại đúng qui trình và tăng cường chăm sóc để heo có sức đề kháng chống lại bệnh. - Phát hiện bệnh sớm và cách ly những con bị nhiễm bệnh. Trị: Dùng thuốc diệt ghẻ loại tiêm hay phun trực tiếp trên da. Điều cần lưu ý: Cần phân biệt bệnh ghẻ với bệnh viêm da do thiếu kẽm (Zn). Điểm phân biệt rõ của bệnh thiếu kẽm là da heo bị loét, nứt, bong da và vết thương rỉ nước vàng, có mùi tanh nên hay bị ruồi nhặng bu. Do đó vết thương bị nhiễm trùng và thường có biến chứng trầm trọng. Để phòng bệnh này ta bổ sung kẽm thường xuyên trong khẩu phần thức ăn cho heo. Để điều trị thì dùng mỡ kẽm oxyt (ZnO) bôi một lớp mỏng trên vùng da bị tổn thương ngày 2 lần, kéo dài trong 3 -5 ngày. Dùng thêm kháng sinh dạng mỡ bôi lên vết thương nếu bị nhiễm trùng. Ngoài ra cần cung
  3. cấp thêm một số vitamin nhóm C, A có tác dụng làm mau lành da
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0