intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LIÊM SANG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất xứ: Sang Dương Kinh Nghiệm Toàn Thư. Thường phát ở bên ngoài ba đường kinh âm và phía trong bắp đùi, vỡ ra gây lở loét khó lành miệng. Vị trí phát bệnh thường ở bắp chân, trên mắt cá khoảng 3 thốn. Tuỳ theo vị trí tổn thương mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Quần Biên Sang (Skirt edge sore), Khố Khẩu Độc (Trouser leg toxin), Khố Khẩu Sang, Quần Phong, Mạn Tính Hạ Chi Hội Dương. Tục gọi là Lão Lạn Cước (Old ulcerative foot). Dân gian quen gọi là Sâu Quảng. Nguyên Nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LIÊM SANG

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH LIÊM SANG (Hạ Chi Hội Dương – Ulcer Of Lower Limbs) Xuất xứ: Sang Dương Kinh Nghiệ m Toàn Thư. Thường phát ở bên ngoài ba đường kinh âm và phía trong bắp đùi, vỡ ra gây lở loét khó lành miệng. Vị trí phát bệnh thường ở bắp chân, trên mắt cá khoảng 3 thốn. Tuỳ theo vị trí tổ n thương mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Quần Biên Sang (Skirt edge sore), Khố Khẩu Độc (Trouser leg toxin), Khố Khẩu Sang, Quần Phong, Mạn Tính Hạ Chi Hội Dương. Tục gọi là Lão Lạn Cước (Old ulcerative foot). Dân gian quen gọi là Sâu Quảng. Nguyên Nhân . Do đi lại nhiều, đứng lâu, vác nặng khiến cho khí huyết bị tổn thương, trung khí b ị hạ hãm, mạch lạc ở hạ chi mất dinh dưỡng, khí huyết
  2. vận hành không thông, thấp tà dồn xuống dưới làm cho khí huyết bị ứ trệ, cơ nhục mất dinh dưỡng khiến cho da chân bị tổn thương gây nên lở loét. . Do Phong Nhiệt Thấp Độc: Ăn uống nhiều th ức ăn cay nóng, béo, ngọt, Tỳ Vị không vận hoá được, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, lạ i kèm cảm phong nhiệt, hai thứ cùng kết lại, tà lâu ngày hoá thành độc, độc tụ lại ở gân cơ gây nên bệnh. . Do Can Thận Hư Tổn: Can Thận âm hư, tinh huyết bất túc, độc tà ứ lại khó tiêu, khí huyết không được nuôi dưỡng, lạc mạch không thông lâu ngày gây nên bệnh. Sách ‘Ngoạ i Khoa Lý Lệ ’ viết: “Vùng hạ bộ có nhọt, thuộc về thấp nhiệt chứ không phải do Tỳ Thận hư yếu gây nên”. Triệu Chứng + Phong Nhiệt Thấp Độc: Bệnh phát chủ yếu ở bắp chân, một thời gian ngắn thì lở loét, chung quanh sưng đỏ, đau, thịt mầu đỏ tím, lưỡ i đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch Trầm Huyền hoặc Sác. Điều trị: Khứ phong, thắng thấp, giải độc, thông lạc. Dùng bài Tứ Sinh Hoàn gia giả m: Địa long, Cương tằ m (sao) đều 12g, Bạch phụ tử, Thảo
  3. ô (chế) đều 6g, Phục linh bì, Mộc qua, Đan sâm đều 15g, Ý dĩ nhân (sống), Nhẫn đông đằng, Xích tiểu đậu đều 30g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Hàn Thấp Ngừng trệ: Da vùng bệnh sưng trướng, lạnh, th ịt bị thối rữa chảy nước, da không tươi, nước và mủ chảy ra, khi khô miệng nhọt mầu đỏ tối hoặc xanh tím, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực. Điều trị: Ôn hoá hàn thấp, hoạt huyết thông lạc. Dùng bài Quế Chi Gia Đương Quy Thang gia giả m: Đương quy 15g, Hoàng kỳ, Đan sâm đều 20g, Xích thược, Phòng kỷ đều 10g, Thổ phục linh 30g, Hồng táo 6 trái, Chích thảo 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Can Thận Hư Tổn: Nhọt chủ yếu ở phía trong đùi, bệnh thường kéo dài, bề mặt mụn đen, vữa nát, thịt chỗ đó lõm vào, chảy nước mủ, vùng da chỗ đó b ị tê, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi hơi trắng, mạch Trầm Trì. Điều trị: Dưỡng Can, bổ Thận, thông lạc, liễm sang. Dùng bài Kim Quỹ Thận khí Hoàn gia giảm: Sinh địa, Sơn thù nhục, Đơn bì, Phục linh đều 10g, Lộc giác phiến, Sinh hoàng kỳ đều 12g, Sơn dược, Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu đều 30g, Ngưu tất, Thanh bì, Ty qua lạc đều 6g, Nhục quế 3g. Sắc uố ng (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệ u Học).
  4. + Thấp Nhiệt Hạ Chú: Vế t loét nhiều mủ, hôi thối, da vùng loét nóng đỏ, nổi mụn nước, ngứa, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Hoạt Sác. Điều tr ị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoà vinh, tiêu thủng. Dùng bài Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị (Kim ngân hoa 30g, Huyền sâm, Đương quy, Xích thược, Ngưu tất, Thương truật đều 15g, Phòng kỷ, Tử thảo, Cam thảo (sống) đều 10g, Hồng hoa, Mộc thông đều 6g. Sắc uống ấ m (Trung Y Ngoại Khoa Học). + Thấp Trở Huyết Ứ: Lở loét, thịt bên trong mầu xám tối, máu và mủ nước rỉ ra, chung quanh vết loét mầu tím, ấn vào thì mầu nhạt đi hoặc kèm có khố i u, nốt ban đỏ tím, lưỡi tím tố i, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Trầm Tế hoặc Sáp. Điều tr ị: Hoạt huyết, hoá ứ, lợi thấp, thông lạc. Dùng bài Hoạ t Huyết Thông Mạch Ẩm gia giảm (Đan sâm 30g, Nhẫn đông đằng, Thổ phục linh, Ý d ĩ nhân đều 20g, Xích thược, Đương quy đều 15g, Xuyên khung, Hoàng bá, Ngưu tất, Địa long, Đào nhân đều 10g, Thương truật 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống ấm (Trung Y Ngoại Khoa Học).
  5. + Trung Khí Hạ Hãm: Lở loét lâu ngày không khỏi, bề mặt vết loét mầu trắng tro, nước mủ trắng nhạt, vết loét nhẹ vào buổi sáng, nặng vào buổi chiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế. Điều trị: Bổ trung ích khí, hoà vinh, tiêu thủng. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang gia giảm (Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm, Nhẫn đông đằng, Trạch lan, Xích thược, Đương quy đều 15g, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ, Bạch truật đều 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học). Thuốc Rửa Mã x ỉ hiện 60g, Hoàng bá 20g, Đại thanh diệp 30g. Hoặc dùng Bạch chỉ, Xuyên khung, Tang phiêu tiêu đều 15-30g. Hoặc dùng Cửu lý minh, Khổ sâm đều 30g, Ngũ bội tử 10g. Sắc lấy nước rửa vết thương, ngày 2~3 lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Thuốc Đắp + Mã xỉ hiện, giã nát, ép lấy nước uống, bã dùng để đắp (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
  6. + Giai đoạn mới phát bệnh dùng Hoàng Bá Tán (Hoàng bá 30g, Hoàng liên, Lô hội đều 6g, Thương truật, Hoạt thạch đều 10g, Tùng hương 12g, Băng phiến 0,6g. Tán nhuyễn, rắc vào vết thương, rồi dùng gạc băng lại. Nếu có mủ nước chảy ra, dùng Ngưu Hoàng Tán (Ngưu hoàng, Xạ hương, Chu sa, Nhân sâm, Phục linh, Phòngphong, Xuyên khung, Cam thảo, Nhục quế, Tê giác, Mạch môn, Địa cốt bì, Thiên ma) rắc vào vết thương. Hoặc dùng Đại Hoàng Nhuyễn Cao (Đạ i hoàng 100g, đun với 300ml nước khoảng 20 phút. Lại cho thêm 300ml nước nấu 15 phút. Trộn hai nước thuốc lại nấu còn 100ml thành nước sắc Ddaị hoàng 30%. Lấy 30ml nước thuốc trên trộn chung vớ i 100g Vaseline cho đều, trải lên miếng gạc đắp vào vết loét. Hoặc có thể dùng Đại táo 3 trái, chưng, bỏ hột, nghiền nát với 3 củ Hành, đắp vào, ngày thay một lần (Trung Y Ngoại Khoa Học). Châm Cứu Huyệ t chính: Châm bình bổ bình tả Huyết hải, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Khâu khư, lưu kim 15~30 phút. Phối hợp với châm 3~4 kim quanh rìa vết thương. Ngày châm một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
  7. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Liêm Sang Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1982, 11~12): Đương quy 20g, Nhân trần, Cát căn đều 30g, Hoàng bá, Khổ sâm, Liên kiều, Trư linh đều 12g, Thương truật, Phòng phong, Khương hoạt, Tri mẫu đều 10g, Mộc qua 25g, Thăng ma 3g. Sắc u ống. TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, khứ phong, giải cơ, ích huyết, tiêu thủng. Trị liêm sang (thời kỳ giữa). Đã tr ị 13 ca, trong đó mớ i bị có 6 ca, trung bình uống 15 thang, đều khỏi hẳn. Giai đoạn giữa có 7 ca, trung bình uống 23 thang, khỏi hoàn toàn 6 ca, còn 1 ca có chuyển biến tốt. Đạt tỉ lệ khỏi 100%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0