intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Học Thực Hành: Kiết lỵ (Lỵ tật – Dysenterie - Dysentery)

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

131
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bệnh học thực hành: kiết lỵ (lỵ tật – dysenterie - dysentery)', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: Kiết lỵ (Lỵ tật – Dysenterie - Dysentery)

  1. KIẾT LỴ (LỴ TẬT – DYSENTERIE - DYSENTERY) A-Đại cương -Lỵ là một Bệnh do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn gây ra bệnh. -Là một trong bảy Bệnh thông thường tại Việt Nam (do bộ Y Tế Việt Nam qui định) -Nguyễn Bá Tĩnh trong” Tuệ Tĩnh Toàn Tập” có nêu lên 25 Bệnh án về lỵ và giới thiệu 51 phương thuốc chữa trị lỵ bằng cây thuốc Việt Nam. -Lê HưÕu Trác trong “Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh” đã dành hơn 9 trang sách trong phần “ Bách Bệnh Cơ Yếu” và “Y Trung Quan Kiện”để bàn về lỵ. -Bệnh xảy ra nhiều vào mùa hè - thu. B. Bệnh Danh -Sách Nội Kinh Tố Vấn gọi chứng này là Trường Tích. -Sách Nan Kinh gọi là Đại Phích Tiết -Sách Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh của Trương Trọng Cảnh gọi là Hạ Lỵ và Nhiệt lợi (lỵ) Hạ Trọng -Đời nhà Tùy, năm 605, sách “ Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận “ của Sào Nguyên Phương ghi lại nhiều tên gọi khác nhau: *Xích Bạch Lỵ. * Huyết Lỵ. * Nùng Huyết Lỵ. * Nhiệt Lỵ. * Cửu Lỵ * Hưu Tức Lỵ -Đời nhà Tống( năm 960) các sách thuốc ghi là Trệ Hạ. -Đến đời nhà Kim, Nguyên (năm 1211_1277) sách thuốc có nhắc đến một loại Lỵ lây lan thành dịch tên gọi là Thời Dịch Lỵ (theo “Đan Khê Tâm Pháp” của Chu Chấn Hanh (Đan Khê).
  2. -Lê Hữu Trác trong “Hải Thượng Y Tôn tâm Lĩnh” nêu ra 11 loại lỵ khác nhau: * Lãnh Lỵ * Cổn Lỵ * Nhiệt Lỵ * Cổ Độc Lỵ * Cam Lỵ * Cấm Khẩu Lỵ * Kinh Lỵ * Ngũ Sắc Lỵ * Hưu Tức Lỵ * Quát Trường Lỵ * Hoạt Trường Lỵ. -Hiện nay người ta thường gọi là Lỵ hoặc Hội Chứng Lỵ. -Từ chuyên môn của Trung Quốc gọi là Lỵ Tật, Lỵ Tế Khuẩn. C -Phân Loại 1/Theo Y Học Hiện Đại: Dựa vào thể Bệnh có thể chia làm 2 loại: a/ Cấp tính: Bệnh xảy ra nhanh, cấp thời, bao gồm các loại Lỵ Trực Khuẩn, Lỵ Amip (của Y Học Hiện Đại) hoặc các thể thấp nhiệt, hàn thấp và dịch độc của y học cổ truyền. b/ Mạn tính: Do Bệnh Lỵ cấp tính điều trị không đúng cách hoặc không khỏi gây ra. Tương đương thể Hưu Tức Lỵ của Y Học Cổ truyền. 2/ Phân loại theo y học cổ truyền: Theo y học cổ truyền, có nhiều cách để phân loại chứng Lỵ: a/ Theo quá trình diễn biến của Bệnh: - Sơ Lỵ: Lỵ mới bắt đầu, chớm nhiễm Bệnh. - Hưu Tức Lỵ: Lỵ lúc phát lúc khỏi. - Cửu Lỵ: Bệnh đã lâu ngày, kinh niên.
  3. b/ Theo nguyên nhân gây Bệnh: · Do thấp nhiệt gọi là Thấp nhiệt lỵ. · Do hư hàn gọi là hư hàn lỵ... c/ Theo chứng trạng: Lỵ kèm theo cấm khẩu, gọi là Cấm khẩu lỵ. Lỵ có sắc đỏ gọi là Xích Lỵ, có đờm gọi là Bạch Lỵ... -Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Trung Y Thượng Hải đề xuất cách phân chia theo Bát cương (Biểu-Lý, Hàn-Nhiệt, Hư-Thực, Âm-Dương) cho dễ chẩn đoán và điều trị. Thực tế lâm sàng hiện nay thường chỉ còn quy vào 5 loại sau (theo Trung Y Thượng Hải): . Thấp Nhiệt Lỵ. Hư Hàn Lỵ . Cấm Khẩu Lỵ. Dịch độc lỵ . Hưu tức lỵ D-Nguyên Nhân 1/ Theo Y Học Hiện Đại: Sách “ Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành” phân làm 2 loại chính: a/ Do Amip (Dysenteric Amibienne), một loại trùng do bác sĩ Loesh và Kartulis tìm ra năm 1875. b/ Do trực khuẩn ngắn không di động, gam âm, gây ra. Có thể do: + Shigella Amigua hoặc trực khuẩn Schmitz. + Shigella Dysenteriae hoặc trực khuẩn Shiga. + Shigella Paradysenteriae hoặc trực khuẩn Flexner.
  4. + Shigella Sonnei hoặc trực khuẩn Sonne. 2/ Theo Y Học Cổ Truyền: Sách “Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô” ghi: Nguyên nhân gây ra Bệnh lỵ: a/ Thấp Nhiệt: Lúc giao tiếp giữa mùa hè và thu, nhiệt tà bị uất, thấp khí bị ứ trệ cùng với nhiệt độc kết hợp với nhau hóa thành máu và mũi, gây ra Lỵ. + Thấp Nhiệt gọi là Bạch Lỵ. + Nhiệt nhiều gọi là Xích Lỵ. b/ Ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo (cao lương mỹ vị) làm hại Tỳ Vị, Tỳ Vị hư không thắng nổi Thấp làm cho Thấp ủng trệ bên trong nung đốt tạng phủ, khí huyết ngưng trệ sinh ra máu và mũi. Người hay ăn các thức ăn sống, lạnh, hàn thấp tích trệ ở trong kèm theo ăn uống không cẩn thận, hàn thấp làm tổn thương (hại) Tỳ Vị, khí của Đại Trường bị trở ngại làm tổn hại đến doanh (dinh) huyết sinh ra chứng Hàn Thấp Lỵ. c/ Cảm thụ phải thời hành dịch khí, ủng trệ ở trường vị, hợp với khí huyết hóa ra mũi, máu, thành Bệnh Dịch Độc Lỵ. d/ Trình Chung Linh trong sách “Y Học Tâm Ngộ “ đời nhà Thanh (1644) nêu ra 3 nguyên nhân: -Tích nhiệt -Cảm phong hàn bế tắc -Do ăn uống thức ăn sống, lạnh. Như vậy, nguyên nhân gây ra Bệnh Lỵ có thể gom thành 2 loại: + Ngoại nhân: Do ngoại tà Hàn, Thấp,Nhiệt, vá Dịch độc. + Nội nhân:Do ăn uống làm tổn thương Tỳ Vị.
  5. Tuy chia nguyên nhân gây Bệnh ra làm 2 loại như trên nhưng 2 yếu tố này luôn ảnh hưởng đến nhau: + Có khi Bệnh ở trong nhân Bệnh ở ngoài mà dễ phát sinh (chính khí suy-tà khí thịnh). + Có khi Bệnh bên ngoài nhân có Bệnh ở trong mà phát sinh (tà khí thịnh-chính khí suy). E-Cơ Chế Sinh Bệnh 1/ Theo y học hiện đại: Sách “ Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành” giải thích: a) Do Amip: Lây do nuốt phải ký sinh vật Amip, nhất là thể đơn bào, lây trực tiếp do tay bẩn... hoặc gián tiếp qua nước uống, thức ăn còn sống... Amip xâm nhập vào cơ thể, cư trú ở thành ruột, phát triển và gây nên những ổ loét ở ruột già và ruột non, kích thích niêm mạc ở ruột già và ruột non gây ra đau quặn, mót rặn, tiết ra nhiều niêm dịch (chất nhầy, mũi) hoặc làm rách các mao mạch, tĩnh mạch ở ruột gây ra có máu. b) Do trực trùng Shigella, Shamonella... lây theo đường tiêu hóa do ăn uống phải các thức ăn bị nhiễm độc, thường xảy ra vào mùa hè. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Vệ Sinh Phòng Dịch, lỵ thường xảy ra thành dịch vào các tháng 8-9 trở đi. Khi trực khuẩn xâm nhập vào thành ruột, các vi khuẩn bám vào đó (nơi có môi trường thuận lợi cho chúng phát triển) và Đại Tràng (ruột già) bị kích thích sinh ra co thắt thành ruột già, gây ra đau bụng quặn, viêm và đau thắt làm cho phải đi ỉa nhiều lần, đi ra chất nhầy (mũi), xung huyết hoặc xuất huyết, làm cho phân có máu hoặc máu tươi và nếu trực tràng bị loét thì cơ trơn hậu môn bị co bóp gây ra mót rặn. 2/ Theo Y Học Cổ Truyền Sách “ Trung Y Học Nội Khoa Giảng Nghĩa” giải thích: Thấp, Hàn, Nhiệt... từ bên ngoài xâm nhập vào hoặc Tỳ Vị bị hư yếu, làm cho các tà khí đó xâm phạm vào Trường Vị làm cho lạc mạch ở ruột bị tổn thương, khí huyết cùng với tà độc hợp lại hóa thành máu, mũi (chất nhầy). F -Triệu Chứng
  6. Mạnh Bái Lâm ở Viện Nghiên Cứu Trung Y Tĩnh Vũ Hán (Trung Quốc), qua quan sát 22 người Bệnh, đã nhận định là Bệnh lỵ có các triệu chứng sau: 1.-Mót rặn 22/22 2.-Bụng đau 21/22 3.-Bụng dưới ấn đau 19/22 4.-Bụng dưới đầy trệ 13/22 5.-Sốt 9/22 6.-Ăn uống giảm 8/22 7.-Sợ gió (ố phong) 5/22 8.-Khát 5/22 9.-Miệng đắng 5/22 10.-Tiểu đỏ 4/22 + Về mạch thì: -Mạch Nhu Hoãn 10/22 -Hoạt 6/22 -Hoãn 5/22 -Phù Sác 1/22 Như vậy, Bệnh Lỵ là 1 hội chứng gồm: + Biểu chứng: sốt, sợ gió, mạch phù-sác. + Lý chứng: Bụng đau,mót rặn, khát. + Hư chứng: Mạch Huyền Hoãn. + Bán biểu bán lý: miệng đắng, mạch Huyền
  7. 1/ Thấp nhiệt lỵ: Bụng đau quặn, tiêu ra máu lẫn nhầy mũi, mót rặn liên tục, hậu môn nóng rát, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác thường gặp ở Lỵ Amip. Phân có máu và mũi vì vậy gọi là Xích Bạch Lỵ. Thấp Nhiệt tích trệ trong ruột, khí huyết bị trở ngại, làm cho chức năng truyền đạo thất thường gây ra đau bụng quặn, mót rặn. Thấp nhiệt hun đốt làm khí huyết bị tổn thương, biến thành chất dính nhờn, làm cho phân có lẫn máu và chất nhờn. Hậu môn nóng rát, tiểu ngắn và đỏ là biểu hiện của Thấp Nhiệt dồn xuống gây ra. Rêu lưỡi nhờn là Thấp, màu vàng là Nhiệt, mạch Hoạt là Thực chứng, mạch Sác là Nhiệt. 2/ Lỵ Thể Hàn Thấp: Ỉa phân mũi nhiều hơn máu, hoặc toàn ra mũi, thỉnh thoảng bụng đau, mót rặn, sợ lạnh, mệt mỏi, không muốn ăn uống, mạch hoãn (NKHT.Đô) hoặc Nhu Hoãn (NKHT. Hải). Thường gặp ở Lỵ Amip bán cấp, gọi là Bạch Lỵ. Do hàn thấp trệ ở bên trong, làm cho khí cơ bị trở ngại gây ra mót rặn, bụng đau. Hàn Thấp làm tổn hại phần khí, ví vậy phân có chất trắng, nhầy nhiều hơn máu (đỏ). Sợ lạnh, mệt mỏi là do dương khí ở Tỳ Vị bị Hàn thấp làm tổn thương. 3/ Lỵ do dịch độc: Bệnh phát nhanh, sốt cao, khát, đầu đau, bụng đau dữ dội, mót rặn nhiều, ỉa ra máu tươi hoặc giống máu cá, nhiều táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác (NKHT. Đô) hoặc Hoạt sác (NKHT. Hải). Thường gặp ở Lỵ Trực Khuẩn, thường xuất hiện thành dịch và gây ra triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Dịch độc rất mạnh cho nên phát Bệnh mau. Dịch độc nung đốt trường vị, khí huyết gây ra máu mủ tím tươi. Nhiệt thịnh bên trong nên gây ra sốt cao. Nhiệt tà mạnh làm tổn thương trên dịch gây ra khát. Đầu đau là do nhiệt khí bốc lên trên, phiền táo là do nhiệt tà hun đốt doanh huyết. Bụng đau quặn và mót rặn nhiều là vì dịch độc mạnh, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch Sác đều là nhiệt độc ở trong gây ra. 4/Hưu Tức Lỵ: Bệnh lúc phát lúc khỏi, lâu ngày không dứt, mệt mỏi, sợ lạnh, muốn nằm. Khi đ ỉa bụng đau quặn, đại tiện ra máu mũi dẻo, dính, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Tế (NKHT. Hải), mạch Hoạt vô lực (NKHT. Đô). Vì chính khí hư, tà khí trệ lâu ngày làm cho đại tiểu tiện thất thường, hàn nhiệt lẫn lộn, Bệnh kéo dài lâu ngày khó khỏi, khỏi rồi lại phát. Tỳ dương hư yếu, Thận khí suy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, thích nằm, khi đi ỉa bụng đua quặn, phân dẻo dính máu mũi lẫn lộn là do tà khí còn trệ ở trường vị, khí huyết hư yếu gây ra. Mạch Tế hoặc Hoạt không lực là biểu hiện chính khí suy. 5/Cấm khẩu Lỵ: không ăn uống được, đi lỵ, muốn ói, ói mửa nặng thì gầy ốm đi, tinh thần mê mệt, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch nhu sác.
  8. Thử Thấp nhiệt độc ẩn náu trong ruột, công lên Vị, Vị mất điều hòa, không có sức vận hóa vì vậy không ăn được. Vị khí nghịch lên gây ra muốn ói, ói mửa, da thịt gầy sút, tinh thần mỏi mệt là dấu hiệu của Vị khí bị tổn thương nặng. Rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác đều là do nhiệt độc hun đốt gây ra. G-Biến Chứng 1/ Theo Y Học Hiện Đại Theo sách “ Hướng Dẫn Thầy Thuốc Thực Hành”: a) Lỵ Amip: Lỵ Amip không chữa tốt có thể di Bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc bạch huyết hoặc lan truyền sang bên cạnh gây ra: -Viêm Gan: thường gặp dưới thể áp xe Gan. -Aùp xe phổi: có thể do áp xe gan tràn vào phổi hoặc do Bệnh di sang. b) Lỵ trực khuẩn không điều trị đúng và tốt có thể gây ra 1 số biến chứng như: - Chảy máu ruột, thủng ruột... -Thấp khớp do Lỵ (xuất hiện trong thời kỳ toàn phát hoặc đang phục hồi sức). -Liệt nhưng khỏi mà không để lại di chứng (hiếm gặp). -Vào mắt: Hội chứng Reiter (viêm màng tiếp hợp, ống tiết niệu và khớp), viêm mống mắt. 2/ Theo y học cổ truyền Sách Trung Y Học Nội Khoa Giảng Nghĩa nêu ra một số biến chứng theo quan điểm là: trường vị có liên quan đến các tạng phủ khác theo thuyết Tạng Tượng của y học cổ truyền: a) Dịch độc và thấp nhiệt công lên trên Vị làm cho ăn uống không được gây ra chứng cấm khẩu Lỵ. b) Bệnh Lỵ lâu ngày kéo dài làm cho Tỳ khí suy yếu thành ra Cửu Lỵ. c) Ly lâu ngày không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần, không chỉ tổn thương Tỳ Vị mà còn ảnh hưởng đến Thận nữa.
  9. II- Điều Trị Theo Lê Hữu Trác, trong “Bách Bệnh Cơ Yếu” sách “Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh” thì cách chữa Lỵ: -Mới phát thì nên tẩy trừ, Bệnh lâu ngày thì nên ôn bổ, cần nhất là phải chú trọng đến vị khí . -Sinh ra Lỵ phần nhiều là gốc ở Tỳ, Thận... bổ trung khí để giúp cho Tỳ Vị, giúp thêm Mệnh Môn để phục hồi chân âm thì nguyên khí vượng mà vận hóa khỏe được, âm dương hòa mà bế tàng vững thì làm gì còn chứng hỏa xông lên để uất ở trường vị nữa. -Dùng phép “thông nhân thông dụng”, tức là phép Hạ. Nhưng phép Hãn (làm cho ra mồ hôi), phép thổ (làm cho ói ra) cũng gọi là thông... vì “ không có tích thì không thành chứng lỵ”. Theo các sách giáo khoa y học cổ truyền, các bài thuốc điều trị lỵ có thể gom lại như sau: 1/ Thuốc điều khí: Thông đạo cho hết mót rặn vì thuốc này làm cho chức năng vận động của bộ tiêu hóa được điều hòa, không ngừng trệ, ủng tắc nữa. Các vị thuốc thường dùng là Binh lang,, Mộc hương, Trần Bì, Chỉ xác, Chỉ Thực, Thanh Bì... 2/ Bổ Can đởm: hành huyết, lương huyết, để làm cho hết máu mũi. Các vị thuốc thường dùng: Bạch thược, Đương Quy, Đan Bì, Huyền sâm, Xuyên Khung, Xích Thược, Liên Tiền Thảo... 3/ Tư âm ( Tăng tân dịch): trong trường hợp nóng nhiều, mất nước do lượng thải ra nhiều lần. Thuốc thường dùng: Mạch môn, Sinh Địa, Thạch Lộc... 4/ Tăng thêm sức ấm: Nếu cơ thể suy yếu do ỉa nhiều lần, mất nước, mất tân dịch (và các chất điện giải), tay chân lạnh. Thuốc thường dùng: Can Khương, Phụ tử, Ngạnh Mễ, Trần Mễ... 5/ Bổ Thận: Nếu cơ thể suy kiệt mà thuốc bổ thường và bổ Tỳ không giải quyết được, thường dùng Thục Địa, Câu Kỷ Tử, Phá Cố Chỉ, Đỗ Trọng... 6/ Thu sáp và cố thoát: Nếu đi ỉa nhiều lần quá. Thuốc thường dùng: Kha Tử, Xích Thạnh Chi, Nhục Đậu Khấu, Anh Túc Xác...
  10. Lâm Sàng Điều Trị 1) Thấp Nhiệt Lỵ: + NKHT. Hải: Thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, điều khí, hành huyết. Dùng bài Thược Dược Thang Gia giảm: Bạch thược, Đương Quy, Kim Ngân Hoa, Binh lang, Hoàng Cầm, Mộc hương, Đại Hoàng, Hoàng Liên, Cam Thảo. Sắc uống. (Đây là bài Thược Dược Thang gia giảm ở sách “Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập” của Lưu Hà Gian, bỏ Nhục Quế thêm Kim Ngân Hoa. Trong bài Bạch thược, Cam thảo và Đương quy để hành huyết, hòa doanh, ảnh hưởng đến việc bài tiết máu mũi (chất nhầy) vì huyết hành thì máu mũi sẽ giảm; Binh lang và Kim Ngân Hoa để thanh nhiệt giải độc; Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và giảm đau). -NKHT.Đô: Thanh nhiệt, trừ thấp, điều khí, hành huyết. Dùng bài Cầm Thược Thang gia giảm (Ôn Bệnh Điều Biện): Bạch thược 12g, Hoàng liên 6g, Mộc hương 4g, Hoàng Cầm 8g, Hậu Phác 8g, Trần bì 6g. Sắc uống ấm. -Sách TBTYKN Phương giới thiệu 2 bài: Chỉ Lỵ Tán và Vương Thái Sư Trị Lỵ Kỳ Phương. + Chỉ Lỵ Tán (Y Học Tâm Ngộ): Cát Căn (Sao) 640g, Tùng La Trà (chè lâu năm) 640g, Khổ Sâm 640g, Xích Thược (sao rượu) 480g, Trần bì 640g, Mạch Nha (sao) 480g, Sơn Tra 480g. Tán bột. Ngày uống 12-16g. Cát căn để cổ vũ vị khí, Khổ Sâm, trà lâu năm để thanh trừ thấp nhiệt; Mạch Nha, Sơn Tra để tiêu trừ thực tích; Xích thược, Trần bì để hành huyết. + Vương Thái Sư Chỉ Lỵ Kỳ Phương: Hoàng liên 8g, Đào nhân 6g, Mộc hương 3,2g, Hoàng Cầm 8g, Chỉ xác 12g, Sơn tra nhục 12g, Bạch thược 8g, Thanh bì 6g, Địa du 12, Đương quy 6g, Tân lang 6g, Cam thảo 4g, Hồng hoa 2g, Hậu phác 6g. Sắc uống. (Đây là bài Liên Mai Thang trong sách” Ôn Bệnh Điều Biện” thêm Sa sâm, Thạch Hộc, Mộc Qua và Tây Dương Sâm). + Thược Dược Thang gia giảm: Đương quy 50g,Chỉ xác 16g, Tửu quân 10g, Binh lang 16g, Lai phục tử 10g, Nhục quế 6g, Bạch thược 50g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
  11. + Phức Phương Nha Đảm Tử Hoàn: Nha đảm tử (bỏ vỏ) 60g, Quán chúng 20g, Ngân hoa (than) 20g, Sáp vàng 80g. Thuốc tán thành bột, nấu sáp cho chảy ra, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g. -Sách Y Học Cổ Truyền Dân Tộc (VN) dùng: + Thược Dược Thang bỏ Quế Chi Gia Giảm: Hoàng cầm 12g, Bạch thược 8g, Binh lang 6g, Hoàng liên 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Kim ngân hoa 20g, Mộc hương 6g, Đại hoàng 4g. Sắc uống. + Khổ Luyện Đại Hoàng Viên: Khổ luyện tử 20g, Hạt dưa hấu 20g, Hạt cam 2g, Hoàng liên gai 20g, Bồ kết 20g, Đại hoàng 20g. Tán bột, ngày uống 20g. 2/ Lỵ Do Hàn Thấp -Sách NKHT. Hải: Ôn trung, táo thấp, giải độc. Dùng bài Ôn Tỳ Thang Gia Giảm: Can Khương, Đại hoàng, Thần khúc, Phụ tử, Mộc hương, Sơn tra, Cam thảo, Chỉ thực. (Đây là bài Ôn Tỳ Thang của sách Thiên Kim Phương, bỏ Nhân sâm và Quế tâm, thêm Mộc hương, Chỉ thực, Thần khúc và Sơn tra. Trong bài Can khương, Phụ tử để ôn trung trừ hàn, Cam thảo, Đại hoàng để điều hòa, giải độc, Mộc hương để hành khí, Chỉ Thực, Thần Khúc, Sơn Tra để tiêu tích, chữa lỵ). -Sách NKHT. Hải: Ôn dương, vận Tỳ, tán hàn, hóa thấp. Dùng bài Bán Linh Thang Gia Giảm (Ôn Bệnh Điều Biện): Bán hạ 20g, Xuyên liên 4g, Thông thảo 32g, Phục linh 2g, Hậu phác 12g. Sắc uống. -Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’: Tiêu tích trệ, tán hàn tà. Dùng bài Ngũ Tiêu Ẩm gia giảm: Tiêu tra 20g, Xuyên phác 20g, Nguyên hồ 12g, Mạch nha 12g, Đại bạch 8g, Mộc hương 4g, Kiến khúc 12g, Bào khương 6g, Nhị sửu đều 20g. Sắc uống. (Tiêu Tra, Kiến Khúc, Mạch Nha, Đại Bạch để tiêu tích, trừ hư; Xuyên Phác, Mộc hương, Nguyên Hồ để hành khí, giảm đau, Bào khương để ôn hạ nguyên, tán hàn; Nhị Sửu để xổ nhẹ, tuy xổ mà không làm hại chính khí, đẩy tà khí ra theo phân).
  12. -Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ dùng bài Bất Hoán Kim Chính Tán (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).: Hậu phác 6g, Hoắc hương 8g, Bán hạ (chế) 8g, Trần bì 6g, Nhục Quế 4g, Táo 4 trái, Mộc hương 6g, Thương truật 12g, Gừng 4g, Sa nhân 6g. Sắc uống. 3/ Dịch Độc Lỵ -NKHT. Hải: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài Bạch đầu ông Thang Gia Vị: Bạch đầu ông 40g, Trần bì 12g, Xích Thược 12g, Hoàng liên 24g, Đan Bì 12g, Hoàng bá 12g, Hoàng Cầm 12g, Kim Ngân Hoa 20g. Sắc uống. (Đây là bài Bạch Đầu Ông Thang của sách ‘Thương Hàn Luận’ thêm Kim ngân hoa, Hoàng Cầm, Xích Thược và Đan Bì. Bạch đầu ông lương huyết, giải độc; Hoàng Liên, Hoàng Bá, Trần bì để hóa thấp, thanh nhiệt; Kim Ngân Hoa, Hoàng Cầm, Xích Thược, Đan Bì thanh nhiệt, lương huyết). -NKHT.Đô: thanh nhiệt, giải độc, dùng bài Bạch Đầu Ông Thang (Thương Hàn Luận): Bạch đầu ông 40g, Đan Bì 12g, Xích thược 12g, Trần bì 12g, Kim Ngân Hoa 20g, Chỉ xác 8g, Hoàng bá 12g, Địa du 20g, Mộc hương 8g, Hoàng liên 24g, (Đây là bài Bạch Đầu Ông Thang thêm Đơn bì, Kim ngân hoa, Địa du, Xích thược, Chỉ xác và Mộc hương). Hoặc dùng: Rau Sam Cỏ Mực Viên: Cỏ mực 50g, Hạt cau 20g, Vỏ rụt 20g, Chỉ xác 20g, Lá trắc bá 20g, Hoa hòe 20g, Rau sam 40g. Tán bột. Ngày uống 20g với nước vối. -Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng bài Bạch Đầu Ông Thang Gia Vị: Bạch đầu ông 20g, Trần bì 6g, Nha đảm tử (bỏ vỏ) 10 hạt, Hoàng liên 12g, Hoàng bá 12g. 4 vị trên sắc thành thang. Còn Nha đảm tử, dùng Quế nhục bao lại, nuốt, uống với nước thuốc sắc trên. 4/ Hưu Tức Lỵ -NKHT.Hải: Kiện Tỳ, bổ khí, thanh nhiệt, hóa thấp.
  13. Lúc đi lỵ nhiều thì dùng phép hóa thấp thanh nhiệt là chính khí bớt rồi thì dùng phép Kiện Tỳ, bổ khí là chính. · Khi phát, dùng bài Thược Dược Thang hoặc Bạch Đầu Ông Thang (xem trên). · Khi không phát, dùng bài: Kiện Tỳ Hòa Vị Thang: Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Mộc hương 8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Sa nhân 8g, Bán hạ 8g, Trần bì 4g. Sắc uống. (Đây là bài Hương Sa Lục Quân Tử thang (Tứ Quân + Bán hạ, Trần bì) thêm Mộc hương, Sa nhân. Nhân sâm bổ khí, Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp, Phục linh giúp Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp, Cam thảo giúp Nhân sâm ích khí hòa trung, Bán hạ, Trần bì táo thấp, hóa đàm, Mộc hương, Sa nhân tỉnh Tỳ, hòa Vị, sướng trung, điều khí, lý cơ). -NKHT.Đô: Ích Khí, vận Tỳ, phù chính, khu tà. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán (Cục Phương): Liên Nhục Tử (bỏ vỏ) 50g, Bạch Linh 100g, Ý dĩ nhân 50g, Nhân sâm 100g, Bạch biển đậu (ngâm nước gừng, bỏ vỏ, sao sơ) 75g, Chích thảo 100g, Bạch truật 100g, Hoài Sơn 100g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g uống với nước sắc Đại táo. 5/ Cấm Khẩu Lỵ -NKHT.Hải: Hòa vị, giáng trọc tà dịch, thanh nhiệt. Dùng bài Khai Cấm Tán gia giảm: Bán hạ, Đan sâm, Trần bì, Hoàng liên, Phục linh, Trần Mễ, Thạch xương bồ, Đông qua tử, Hà diệp đế, Đại hoàng. (Đây là bài Khai Cấm Tán của sách Y Học Tâm Ngộ, bỏ Nhân Sâm, Thạch Liên Tử, thêm Bán hạ, Đại Hoàng. Bán hạ,Trần Bì, Phục linh để giáng nghịch, Thạch xương bồ, Đông qua tử, Hà diệp đế, Đại hoàng để thông phủ, Hoàng liên để thanh nhiệt, Trần Mễ để hòa trung. -Sách TBTYKN Phương dùng: + Cấm Khẩu Lỵ Phương: Ngó Sen (loại già) giã nát, vắt lấy nước, chưng chín, hòa với ít đường cho uống. + Sâm Linh Bạch Truật Tán Gia Vị (Ôn Bệnh Điều Biện): Nhân sâm 8g, Ý dĩ nhân 6g, Bào khương 4g, Bạch truật 6g, Cát cánh 4g, Nhục đậu khấu 4g, Phục linh 6g, Sa nhân (sao) 2,8g, Chích thảo 2g, Biển đậu (sao) 8g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, uống với nước cơm sôi.
  14. (Đây là bài Sâm Linh Bạch Truật Tán của sách Cục Phương, bỏ Thạch liên tử, Hoài Sơn, thêm Cát cánh, Sa nhân, Bào khương và Nhục đậu khấu). 6/ Lỵ Do Hư Hàn + NKHT. Hải: Ôn bổ Tỳ Thận. Dùng bài Dưỡng Tạng Thang gia giảm (Vệ Sinh Bảo Giám). Kha Tử, Bạch truật, Mộc hương, Anh túc xác, Bạch thược, Nhục quế, Nhục đậu khấu, Nhân sâm, Cam thảo, Đương quy. (Đây là bài Chân Nhân Dưỡng Tạng Thang của sách Hòa Tễ Cục Phương, thêm Bạch thược. Dùng Anh túc xác, Kha tử để cố sáp; Nhân sâm, Bạch truật để bổ khí; Nhục đậu khấu, Nhục Quế để ôn Tỳ Thận; Mộc hương để hành khí; Đương Quy, Bạch thược để điều huyết). THUỐC NAM TRỊ LỴ (Lỵ Amip (Xích bạch lỵ, thấp nhiệt lỵ, Hưu tức lỵ): - Rau sam tươi 250g hoặc 50gkhô, sắc với 600ml nước còn 100ml. Trẻ nhỏ dưới 1/2 tuổi 1 ngày uống 4 lần, mỗi lần 5ml. Trẻ 1/2 đến 1 tuổi, ngày 4 lần, mỗi lần 10ml. Trẻ 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5 ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). - Sầu (thầu) đâu (xoan) rừng, mỗi ngày 10-14 quả (có thể tới 20 quả), tán nhỏ, làm thành viên 0,10g (toàn quả) hoặc 0,02g (nhân). Uống liên tục 3-4 ngày đến 1 tuần. Thường chỉ 1-2 ngày là khỏi nhưng nên uống liều 5- 7 ngày cho khỏi hẳn (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). - Hoàng Liên, tán bột. Ngày uống 4-6g. Chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7- 15 ngày (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). - Hoàng Đằng, tán bột, làm thành viên 0,10g. Ngày uống 10-20 viên (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). - Măng Cụt, 10 vỏ (quả), cho vào nồi đất hoặc nồi đồng (tránh dùng nồi sắt hoặc tôn), thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3-4 chén thuốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
  15. - Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 6g, hạt thì là 6g, nước 1200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn 600ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 120ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). - Kha Tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng, bỏ hạt, sao vàng, tán bột (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Nếu Lỵ ra máu (xích lỵ), uống với nước sắc Cam thảo (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Nếu Lỵ ra mũi (bạch lỵ), uống với nước sắc Cam thảo nướng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). CHÂM CỨU TRỊ LỴ + Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’: Thanh lợi thấp nhiệt, sơ điều trường Vị. Châm Thượng cự hư (hoặc Túc tam lý), Thiên xu. . Nôn mửa thêm Nội quan; Lý cấp hậu trọng thêm Quan nguyên; Đi cầu nhiều lần thêm Chỉ tả huyệt; Sốt thêm Khúc trì. Châm kích kích thích mạnh, không lưu kim hoặc lưu kim 30 phút, thỉnh thoảng vê kim. Mỗi ngày châm 1-3 lần. Bệnh giảm thì châm cách ngày, cho đến khi khỏi. (Thượng cự hư là huyệt hợp của Đại trường ở bên dưới, trị bệnh ở ruột; Thiên xu là mộ huyệt của Ddaij trường, hai huyệt phối hợp có tác dụng thông lợi thấp nhiệt ở trường vị. Nôn mửa thêm Nội quan để điều hòa Vị; Trước nhẹ sau nặng thêm Quan nguyên là mộ huyệt của Tiểu trường để trừ ứ trệ; Sốt thêm Khúc trì để sơ tiết nhiệt; Chỉ tả huyệt là huyệt đặc hiệu để trị tiêu nhiều lần). Nhĩ Châm: Đại trường, Tiểu trường, Dưới vỏ, Giao cảm, Thần môn. Mỗi ngày châm 1-2 lần, kích thích mạnh, lưu kim 15-20 phút (Châm Cứu Học Thượng Hải). Cứu: thường dùng trong lỵ mạn tính. Cứu Tề trung, trung quản, Thiên xu, Tỳ du, Thận du (Châm Cứu Học Thượng Hải). Túc Châm: Thường dùng huyệt số 8 và số 5 (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu: Thanh nhiệt, hóa thấp, điều khí, hòa huyết. Châm tả Hợp cốc, Thiên khu, Thượng cự hư.
  16. (Hợp cốc là nguyên huyệt của kinh Đại trường, Thiên xu là mộ huyệt của kinh Đại trường, Thượng cự hư là huyệt hợp của Đại trường ơ phía dưới. Phối hợp 3 huyệt này có tác dụng thông điều khí huyết ơẻ Đại trường). Gia giảm: Dịch độc lỵ thêm Thập tuyên, Đại chùy, châm ra máu để tiết nhiệt, giải độc. Hàn thấp lỵ: thêm Âm lăng tuyền, Khí hải, châm bình bổ bình tả để ích khí, hóa thấp. Cấm khẩu lỵ thêm tả Trung quản, bổ Nội quan để hòa Vị, chỉ ẩu. Hưu tức lỵ, dương hư thêm bổ Thận du, Tỳ du để ôn bổ Tỳ Thận; Âm hư thêm Chiếu hải, bình bổ bình tả để tư âm, dưỡng huyết. + Cứu Giáp tích huyệt 1 tráng (Tư Sinh Kinh). + Hợp cốc, Tam lý, có thể thêm Trung lữ du (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca). + Xích lỵ: Nội đình, Ẩn bạch, Khí hải, Chiếu hải, Nội quan. Bạch lỵ: Ngoại quan, Trung quản, Ẩn bạch, Thiên xu, Thân mạch (Châm Cứu Đại Thành). + Xích bạch lỵ: Trường cường, Mệnh môn. Trước nhẹ sau nặng: Hạ quản, Thiên xu, Chiếu hải. Cửu lỵ: Trung quản, Tỳ du, Thiên xu, Tam tiêu du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, đều cứu (Thần Cứu Kinh Luận). + Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’: Chọn huyệt ở kinh thủ và túc Dương minh làm chính. Châm tả. Thiên về hàn thì cứu. Lỵ lâu ngày thêm Tỳ và Thận. Huyệt chính: Hợp cốc, Thiên xu, Thượng cự hư. Thấp nhiệt thêm Khúc trì, Nội đình; Hàn thấp thêm Trung quản, Khí hải; Cấm khẩu thêm Trung quản, Nội đình, Nội quan; Hưu tức lỵ thêm Tỳ du, Vị du, Quan nguyên, Thận du. (Hợp cốc là nguyên huyệt của kinh Đại trường, Thiên xu là mộ huyệt của kinh Đại trường, Thượng cự hư là huyệt Hợp ở dưới của kinh Đại trường. Bệnh lỵ chủ yếu là bệnh ở Đại trường, vì vậy dùng 3 huyệt đó để thông điều khí ở Đại trường, làm cho khí được điều hòa, thấp được hóa, trệ được hành. Khúc trì, Nội đình để thanh nhiệt ở trường vị; Trung quản hòa vị khí, hóa thấp, giáng trọc; Khí hải điều khí để hành trệ, cứu có thể ôn thông tán hàn. Nội quan là biệt lạc của thủ Quyết âm, thông giáng nghịch khí của Tam tiêu. Tỳ du, Vị du điều bổ trung khí, bổ sung cho nguồn sinh hóa. Quan nguyên, Thận du bồi bổ nguyên khí tạng Thận làm cho chính khí vượng thịnh thì trệ tự hóa (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
  17. + Trị lỵ mạn tính: Quan nguyên, Khí hải, Tỳ du, Thận du, Đại trường du, Tam âm giao, Túc tam lý. Mỗi ngày dùng 2-3 huyệt, cứu 10-15 phút (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). Nhĩ Châm Chọn huyệt Đại trường, Tiểu trường, Trực trường hạ đoạn, Thần môn, Tỳ, Thận, Vị. Mỗi lần chọn 3-5 huyệt. Châm kích thích mạnh, ngày 1-2 lần. Lưu kim 20-30 phút Y ÁN VỀ KIẾT LỴ Bệnh Án Lỵ Do Thấp Nhiệt (Trích trong “Thạch Thất Bí Lục” của Trần Sĩ Đạc) “Một người Bệnh trước đi tả sau đó chuyển thành lỵ bụng đau, lý cấp hậu trọng, muốn đi ỉa nhưng không ỉa được, khát nước,tiểu ít, bụng dưới đầy... Chẩn đoán là Lỵ do thấp nhiệt nặng cho dùng bài “Phân Giải Thấp Nhiệt”: Xa Tiền Tử 8g, Hoạt thạch 20g, Chỉ xác 8g, Hậu Phác 8g, Cam Thảo 4g, Binh lang 8g, Hoàng Liên 8g (Dùng Xa Tiền Tử để lợi thủy, Hoàng liên để thanh nhiệt, Hậu phác để phân thanh trọc, chỉ uế, khử trệ).Uống 2 thang khỏi Bệnh ”. Bệnh Án Lỵ Do Thấp Nhiệt (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’). “Bạch XX, nam, 30 tuổi, nông dân. Sáng ngày 4- 7- 1974 đột nhiên phát sốt, rét, ỉa lỏng, ngay chiều hôm đó đi lỵ ra mủ, máu, mót rặn, đi ỉa liên tục, sau đó vào bệnh viện cấp cứu. Kiểm tra:sốt 39oC, huyết áp 120/70mmHg, Bạch Cầu 13.600/mm3, trung tính 80%, Lympho 20%. Thử phân thấy có nhiều tế bào mủ và hồng cầu. Chẩn đoán: Lỵ khuẩn trực cấp. Cho dùng Chloromycetin, Teracyline, thuốc Lỵ đặc hiệu, phối hợp với truyền dịch, nhưng điều trị đến 4 ngày mà hiệu quả không rõ rệt. Ngày 8-7-74, chuyển sang điều trị bằng YHCT. Khám theo YHCT thấy Bệnh nhân bụng đau, mót rặn, đi phân lẫn lộn đỏ trắng, hậu môn nóng rát, tiểu ít mà đỏ, chất
  18. lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch Hoạt Sác. Chẩn đoán là Lỵ do thấp nhiệt tích trệ ở ruột, khí huyết bị ứ tắc, chức năng dẫn truyền bị rối loạn gây ra đau bụng, mót rặn, thấp nhiệt hun đốt làm tổn thương khí huyết gây ra lỵ. Phân đỏ, trắng lẫn lộn, hậu môn nóng rát, tiểu ít mà đỏ là do thấp nhiệt trú ở phía dưới. Rêu lưỡi vàng bẩn, mạch Hoạt Sác cũng là biểu hiện của thấp nhiệt. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp. Xử phương: Buổi sáng cho dùng bài Thang Bào Ẩm, buổi tối dùng bài “ Đương quy Thược Dược Thang gia giảm”. -Thang Bào Ẩm: Mễ xác (Trấu lúa) 10g, Mật ong 30g. Mễ xác sắc lấy nước, hòa mật ong vào, quấy đều, chia 2 lần sáng và chiều uống. -Đương quy Thược Dược Thang Gia Giảm: Đương quy 60g, Mộc hương 4g, Chỉ xác 8g, Bạch thược 60g, Xuyên liên 12g, Binh lang 8g, Phụ tử 4g, Địa du 16g, Hoạt thạch 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống vào buổi tối. Uống 2 ngày, các triệu chứng đều hết, hoàn toàn khỏe, xuất viện”. Bệnh Án Cửu Lỵ (Trích trong “Thạch Thất Bí Lục” của Trần Sĩ Đạc). “ Người Bệnh bị lỵ lâu năm, lý cấp hậu trọng, lúc phát lúc khỏi... Chẩn đoán là Bệnh này không phải là “Hưu Tức Lỵ” mà thật ra là người Bệnh chính khí tuy đã phục hồi nhưng tà khí vẫn còn dây dưa vì vậy mới có tình trạng lúc phát lúc khỏi như vậy. Cho uống bài Tẩy Uế Đơn là khỏi: (Đại hoàng, Binh lang, Địa du, Hoạt thạch, Hậu phác). Bêhj Án Lỵ Amip Mạn Tính (Trích trong “Thiên Gia Diệu Phương”) “Chung X, nam, 11 tuổi, khám ngày 1-10-1963. Người Bệnh khai là tiêu ra máu đã hơn 2 năm. Hai năm qua đã tốn rất nhiều tiền thuốc mà không khỏi. Hỏi thì được biết các thầy thuốc trước đây có người chữa theo chảy máu đường ruột, có người chữa về trĩ nội. Hỏi kỹ biết rằng 3 năm trước đã bị lỵ, tuy đã khỏi nhưng sau đó thường đi tiêu bất thường, mỗi ngày 3-4 lần, phân lỏng có lúc bụng đau âm ỉ, có lúc thấy mót rặn. Vọng chẩn sắc mặt vàng nhạt, lưỡi không rêu, chất lưỡi trắng
  19. nhạt, môi, miệng, móng và kết mạc đều trắng bệch, bắt thấy mạch vi, huyền mà hoạt. Phía dưới rốn bên phải chỗ ruột Sigma co thắt như cuốn thừng, thăm hậu môn không thấy búi trĩ và dấu vết nứt nẻ ở hậu môn. Căn cứ vào mạch chứng, chẩn đoán là đi tiêu ra máu do lỵ Amip. Thử phân phát hiện có Amip hoạt động. Cho dùng Phức Phương Nha đảm tử Hoàn (Nha đảm tử (Khổ Sâm tử) bỏ vỏ 60g, Quán Chúng 20g, Sáp Vàng 80g, Kim Ngân (đốt thành than) 20g. Thuốc tán bột, sáp nấu cho chảy ra, hòa bột thuốc vào, trộn đều, vê thành hoàn 0,1g. Mỗi ngày, lúc đói, uống 7 hoàn. Sau khi uống 5 ngày khám thấy đi ngoài ra máu giảm bớt. Sau 10 ngày, không còn tiêu ra máu nữa. Sau 15 ngày, đại tiện hoàn toàn bình thường, sắc mặt trở nên hồng nhuận”. Bệnh Án Lỵ Do Dùng Phép Hạ Sai (Trích trong “Y Tôn Tất Độc” của Lý Sĩ Tài) “ Trương Cương Am, vào mùa thu, bị kiết lỵ, đã dùng các vị như Mộc hương, Hoàng Liên,Hậu phác, Chỉ Thược... đã 2 tháng mà Bệnh vẫn không giảm. Tôi xem mạch thấy Hoạt mà có lực, đó là do dùng phép Hạ không đúng mà ra. Cho dùng Mộc hương, Hoàng Liên, Đương Quy, Thược Dược, Trần Bì, Chỉ xác, thêm Đại hoàng 12g, uống xong thổ ra nhiều thức dơ. Xem mạch thấy còn có lực, vì vậy vẫn dùng phương cũ, đi tiêu ra các thức tích trệ như ruột cá được mấy chén. Điều dưỡng hơn 10 ngày thì khỏi hẳn”. Y Án Lỵ Do Khí Huyết Hư Nhược (Trích trong “Ôn Dịch Luận”) “Trương Côn Nguyên 60 tuổi, bị chứng lỵ, 1 ngày đi 3-4 lần, mót rặn cấp bách, mạch thường ngưng nghỉ gián đoạn. Các thầy thuốc đều cho là mạch Tước Trác, chắc là phải chết, vì vậy không dám dùng thuốc. Mời tôi đến chữa, xem mạch thì thấy so le không đều hoặc đập 2 lần lại ngưng một lần, hoặc 3 lần ngưng một lần rồi lại tiếp. Đây là mạch Sáp. Người Bệnh tuổi đã cao, khí huyết hư nhược mà lại đi lỵ ra mủ, máu, 6 mạch đoản, sáp thì rất đáng sợ. May mà ăn uống vẫn chưa giảm, hình sắc không thay đổi, thanh âm còn vượng, nói năng như thường, vì vậy cũng chưa phải là chứng nguy. Dùng bài Thược Dược Thang (Bạch thược, Binh lang, Đại Hoàng, Đương Quy, Hoàng Cầm, Hoàng Liên, Mộc hương, Nhục Quế, Cam thảo) tăng Đại hoàng lên 12g. Uống xong đại tiện toàn ra mủ. Uống 2 thang người Bệnh thấy khoan khoái dễ chịu, mạch khí đã nối tiếp lại, lỵ cũng ngừng”. Y Án Lỵ Trực Trùng
  20. (Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực nghiệm’ của Tôn Học Quyền). Vương, nữ, 48 tuổi, công nhân. Nhập điều trị ngoại trú ngày 08/10/1968. Bệnh nhân có các triệu chứng và dấu hiệu điển hình của lỵ trực trùng và trực khuẩn lỵ được tìm thấy trong cấy phân cho nên dễ chẩn đoán. Cứu huyệt Thần khuyết 60 phút. Cứu ba lần bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2