intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU TRÂU BÒ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

188
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Nguyên nhân: Ở Việt Nam có 2 loài lê dạng trùng chủ yếu gây bệnh cho trâu, bò là loài Babesia bigemina và Babesia bovis. Đặc điểm sinh học: Vòng đời của lê dạng trùng có 2 giai đoạn: Ÿ Giai đoạn ký sinh ở hồng cầu trâu bò, sinh sản vô tính. Ÿ Giai đoạn ở vật chủ trung gian là ve họ Ixodidae Trong vật chủ trung gian, lê dạng trùng sinh sản hữu tính, qua 5 giai đoạn, cuối cùng thành bào tử, vào tuyến nước bọt ve, truyền sang trâu bò khi ve hút máu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU TRÂU BÒ

  1. BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU TRÂU BÒ 1. Nguyên nhân: Ở Việt Nam có 2 loài lê dạng trùng chủ yếu gây bệnh cho trâu, bò là loài Babesia bigemina và Babesia bovis. Đặc điểm sinh học: Vòng đời của lê dạng trùng có 2 giai đoạn: Ÿ Giai đoạn ký sinh ở hồng cầu trâu bò, sinh sản vô tính. Ÿ Giai đoạn ở vật chủ trung gian là ve họ Ixodidae Trong vật chủ trung gian, lê dạng trùng sinh sản hữu tính, qua 5 giai đoạn, cuối cùng thành bào tử, vào tuyến nước bọt ve, truyền sang trâu bò khi ve hút máu trâu bò. 2. Bệnh lý Ÿ Ký sinh trong hồng cầu làm biến dạng hồng cầu. Ÿ Độc tố tiết vào máu làm vỡ hồng cầu hàng loạt, giải phóng huyết sắc tố qua nước tiểu, làm nước tiểu đỏ, gây thiếu máu cấp. Ÿ Độc tố gây rối loạn điều hoà nhiệt, làm vật bệnh sốt cao
  2. 3.Triệu chứng Ÿ Sốt cao 41 – 4107, ly bì suốt trong thời gian bị bệnh. Ÿ Nước tiểu hồng, sau đỏ sẫm như nước nâu. Ÿ Niêm mạc mắt đầu tiên đỏ sẫm sau trắng bệch do thiếu máu cấp. Ÿ Thở nhanh, ho thở khó tăng dần. Ÿ Trâu bò bệnh thể cấp tính chết sau 6 – 10 ngày ở tình trạng bần huyết cấp, kiệt sức, ngạt thở. Ÿ Trâu bò bị bệnh thể mãn tính: các dấu hiệu lâm sàng nhẹ dần, suy nhược và thiếu máu kéo dài 2 – 3 tháng, chết do kiệt sức. 4. Bệnh tích: mổ khám trâu bò bệnh thấy: Ÿ Các nội tạng và thịt nhợt nhạt do thiếu máu. Ÿ Túi mật sưng, ứ dịch mật và huyết sắc tố. Ÿ Niêm mạc bị hoàng đản. 4.Dịch tễ học: Ÿ Động vật bị bệnh: trâu bò ở các lứa tuổi; bệnh nặng ở trâu bò từ 6 - 12 tháng và trâu bò sữa nhập nội nuôi chưa được 2 năm, chưa quen điều kiện sinh thái. Ÿ Vật chủ trung gian truyền bệnh: các loài ve cứng họ Ixodidae.
  3. 5. Phòng bệnh: Ÿ Ở khu vực có lưu hành bệnh phải định kỳ kiểm tra máu trâu bò, phát hiện trâu bò bệnh, điều trị kịp thời. Ÿ Tổ chức tiêm thuốc phòng nhiễm cho đàn trâu bò mới nhập nội bằng một trong 2 hoá dược trên, theo định kỳ: 6 tháng/lần. Ÿ Diệt ve trên thân súc vật, trong chuồng trại và trên bãi chăn bằng thuốc ít độc, theo định kỳ. Ÿ Thuốc thường dùng là: Hantox – spray hoặc Hectomin – 100. 6. Điều trị: - Berenyl, với liều 3 – 3,5 mg/kg thể trọng, pha nồng độ 10-15%, tiêm tĩnh mách lần, nếu sau 2-3 tuần gia súc chưa khỏi thì tiêm liều thứ hai như liều thứ nhất. Trước khi tiêm thuốc nên tiêm các thuốc trợ sức như Vitamin, long não, vitamin Bcomplex; vitamin C; truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: 1000ml/100kg thể trọng trâu bò. - Imozol với liều: 2 – 3ml/100kg thể trọng trâu bò. Tiêm thuốc dưới da. Tiêm thuốc trợ sức như khi dùng Berennyl - Haemosporidin, liều dùng 0,0005g/l kg thể trọng, mỗi liều thuốc cho trâu, bò 300-400kg khoảng 150-200mg pha với 30ml nước cất, tiêm chậm vào tĩnh mạch. Nếu gia súc yếu thì chia thuốc làm 2 liều, tiêm 2 lần cách nhau 24 giờ. Trước khi tiêm thuốc cũng tiêm thuốc trợ sức như các loại thuốc trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0