intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sởi: Chăm sóc đúng tránh biến chứng

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sởi vốn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, nó có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ bị tử vong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sởi: Chăm sóc đúng tránh biến chứng

  1. Bệnh sởi: Chăm sóc đúng tránh biến chứng Sởi vốn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, nó có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ bị tử vong. Bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng tránh bằng biện pháp tiêm phòng vac-xin (google image) Lây lan nhanh
  2. BS Nguyễn Văn Lộc, Phó GĐ Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, sởi là bệnh có thể gặp ở mọi nơi và quanh năm nhưng mùa gặp nhiều nhất là vào mùa xuân, dễ bùng lên thành dịch theo chu kỳ 2-4 năm một lần. Bệnh có tốc độ lây rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Tất cả mọi người (kể cả người lớn) chưa có miễn dịch với sởi đều có thể nhiễm virus sởi, song lứa tuổi mắc nhiều nhất là 2-6 tuổi, nhất là ở những trẻ suy dinh dưỡng. Virus sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Thời điểm lây lan mạnh nhất là trước giai đoạn mọc những nốt ban. Virus gây bệnh sởi có độc tố rất mạnh, nếu đúng sởi bao giờ cũng có hiện tượng ho, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, sốt, nước mắt chảy kèm nhèm. Sau 2 – 3 ngày bắt đầu mọc các nốt theo trình tự từ
  3. ráy tai, nốt trên trán, mặt rồi bắt đầu lan xuống người, xuống chân tay. Nốt của sởi rất mịn, mềm mại sờ vào mịn như nhung, ấn vào biến mất, da xung quanh vẫn bình thường. Khi sởi mọc hết toàn thân thì trẻ hết sốt và sởi bắt đầu bay. Các vết thâm kéo dài khoảng 1 tuần lễ mới hết và trẻ trở lại bình thường. Biến chứng nguy hiểm Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sởi có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, gây thân thần liệt, trầm cảm…. phân Đối với trẻ em, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc sởi cao, nhưng nhưng rồi bệnh sởi lại là thủ phạm gây suy dinh dưỡng hoặc làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm. Trong thời gian bị sởi, trẻ thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi
  4. trong họng), hơn nữa, nhiều trẻ lại bị ỉa chảy trong thời gian này nên tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn. Ngoài ra, bệnh sởi còn gây biến chứng gây viêm đường đường tiêu hóa (trẻ thường bị đia ngoài sống phân, tiêu chảy); bị biến chứng viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi… BS Lộc cho biết, sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng. Việc chăm sóc trẻ bị sởi tuy đơn giản nhưng phải rất kỹ càng để phòng nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Tránh biến chứng Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng
  5. thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Khi bé bị sởi thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, sữa, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn nhiều chất xơ, thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi. Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nhất là khi sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Thường trẻ chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt, nốt sởi dần bay
  6. rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu trẻ có thể đã bị nhiễm trùng, phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện. Phòng bệnh BS Lộc khẳng định, bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng tránh bằng biện pháp tiêm phòng vac-xin. Khi bé được 9 tháng tuổi, cần đưa bé đi tiêm phòng sởi, sau đó tiêm nhắc lại một mũi khi bé khoảng 5 – 6 tuổi. “Người lớn chưa từng bị sởi mà chưa tiêm phòng thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này, nhất là thanh niên. Biến chứng sởi ở người lớn nặng nề hơn ở trẻ em rất nhiều, vì gây phản ứng rất mạnh như: bị sốt cao hơn gây nguy cơ sốc, co giật, trụy tim mạch, thậm chí tử vong”, BS Lộc nhấn mạnh. Theo Meyeucon
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2