Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 2
lượt xem 6
download
Điều trị-Điều dưỡng 1.Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bị suy dinh dưỡng Đối với trẻ suy dinh dưỡng khi chăm sóc cần chú ý các khâu sau: +Vệ sinh ăn uống: - Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. - Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn... - Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 2
- Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 2 III.Điều trị-Điều dưỡng 1.Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bị suy dinh dưỡng Đối với trẻ suy dinh dưỡng khi chăm sóc cần chú ý các khâu sau: +Vệ sinh ăn uống: - Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. - Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn... - Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh. +Vệ sinh cá nhân: - Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội...) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. - Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
- - Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi. - Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán. +Vệ sinh môi trường: - Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. - Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. - Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. - Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu. +Chăm sóc tâm lý: -Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. -Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa... tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, -tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ. +Chăm sóc khi trẻ bị bệnh: -Khi trẻ ốm đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà.
- -Ngoài việc điều trị bằng thuốc cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục. 2.Nuôi dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng: +Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. +Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. +Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. - Đối với trẻ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ngày. - Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín. - Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào... để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. - Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng. 3.Phục hồi tại nhà với trẻ suy dinh dưỡng +Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn
- -Tăng dần calo/kg từ 90-150Kcalo/kg/ngày. -Tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7g/kg/ngày. +Tăng protein -Chất lượng protein nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: Trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… -Ngoài ra có thể dùng các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng. +Tăng năng lượng bằng cách dùng dầu, mỡ, một số enzim trong các hạt nảy mầm đỏ làm giảm độ nhớt, tăng đậu, đỗ dinh dưỡng của thức ăn. +P.pháp hóa lỏng -Gạo, mì, ngô, khoai…phần lớn ở dạng không hòa bột, hòa tan là các amyloqeetin, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ trương nở, liên kết với nước trở thành dạng đặc sánh làm trẻ rất khó nuốt. Đối với trẻ suy dinh dưỡng lại càng khó hơn vì trẻ lại hay chán ăn. Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng dầu, mỡ, nhưng cho nhiều thì trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa. Nên đã áp dụng pp hóa lỏng, như: -Hạt nảy mầm Với mục đích là sử dụng men amylaza được tạo thành trong quá trình hạt nảy mầm, có khả năng thủy phân tinh bột làm bột lỏng ra nên có thể tăng
- lượng bột lên mà thể tích và độ lỏng không thay đổi, trẻ ăn hết khẩu phần mà không bị tức bụng, hiệu suất chuyển hóa gluxit, protein tăng đáng kể. Ngoài ra hạt nảy mầm còn cung cấp thêm một số vitamin, các vi chất dinh dưỡng có tác dụng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. -Men tiêu hóa Có thể dùng các loại bột giàu men tiêu hóa, dùng bột mộng, làm từ hạt nảy mầm như đỗ, ngô, lúa hoặc dùng giá đậu xanh để nấu bột, nấu cháo cho trẻ. 4.Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em a.Thức ăn bổ sung Trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để cơ thể khoẻ mạnh. +Thức ăn được chia thành 4 nhóm, trẻ cần được ăn đủ cả 4 nhóm này trong từng bữa ăn: - Nhóm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô… - Nhóm cung cấp đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm, đậu, đỗ… - Nhóm cung cấpp chất béo: Dầu ăn, mỡ, vừng, lạc… - Nhóm cung cấp Vitamin và chất khoáng: Rau, quả b.Số lượng bữa ăn trong ngày của trẻ lứa tuổi ăn dặm: -Trẻ 6 – 12 tháng: Ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa bột một ngày.
- -Trẻ 12 – 24 tháng: Ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm 5 bữa một ngày (3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh). -Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh. -Trẻ cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ, chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn. c.Bắt đầu ăn dặm từ ngoài 6 tháng -Trong thời gian 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ, không cần ăn, uống bất kỳ loại thức ăn nào khác. -Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác để đảm bảo năng lượng và sự phát triển của trẻ. -Dù đã ăn các thức ăn khác, sữa mẹ vẫn rất cần cho trẻ đến 18 – 24 tháng. -Không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng. d.Chuẩn bị thức ăn bổ sung cho trẻ -Rửa tay và rửa thức ăn sạch sẽ trước khi nấu. -Đong đủ lượng nước và bột thích hợp rồi nấu chín. -Thêm thịt,cá, tôm, trứng, ốc, hến đã băm nhỏ. -Thêm rau xanh đã băm nhỏ hoặc nghiền. -Thêm dầu ăn hoặc mỡ.
- e.Chế độ ăn khi trẻ bị bệnh (Tiêu chảy, NKHH) -Trẻ bị tiêu chảy cần được uống ORS ngay từ khi mới bị tiêu chảy, nếu không có ORS thì cho trẻ uống nước cháo muối để phòng mất nước. -Trẻ nhỏ đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú b ình thường và tăng số lần cho bú. -Với trẻ đã ăn dặm cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa,cá… nhiều lần và ít một. Cần cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần nếu trẻ không có rối loạn tiêu hoá. - Trường hợp có rối loạn tiêu hoá dùng giá đỗ xanh làm loãng thực phẩm để trẻ dễ ăn. -Cho trẻ ăn thêm các loại quả chín hoặc nước quả để tăng lượng kali và các vitamin. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau thô, tinh bột, nguyên hạt (ngô, đỗ…) vì khó tiêu hoá. f.Chế độ ăn sau khi trẻ khỏi bệnh -Sau khi trẻ khỏi bệnh cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, ăn tăng thêm bữa và bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. -Sau khi khỏi tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa nữa trong 2 tuần liền. -Với trẻ tiêu chảy kéo dài cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa nữa và kéo dài tối thiểu một tháng. -Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
- g.Dấu hiệu nguy hiểm khi nhiễm khuẩn hô hấp Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây là biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính rất nặng hoặc viêm phổi rất nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế: - Trẻ bú kém, không uống được. - Thở nhanh, khó thở, thở rít khi nằm yên. - Sốt cao, có thể có co giật. - Trẻ bị mệt hơn, ngủ li bì khó đánh thức. h.Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi đã điều trị tại nhà 2 – 3 ngày không đỡ hoặc khi xuất hiện một trong các triệu chứng: - Trẻ tiếp tục đi ngoài nhiều lần hơn, phân toé nước. - Nôn liên tục nhiều lần, dấu hiệu mất nước tăng lên. - Sốt, ăn uống kém đi. - Có máu trong phân. i.Phòng chống thiếu vitamin A -Vitamin A cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
- -Vitamin A giữ gìn sự trong sáng đôi mắt, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và tử vong ở trẻ nhỏ. -Hãy cung cấp đủ Vtamin A cho bữa ăn của trẻ và cho trẻ đi uống Vitamin A đầy đủ vào ngày Vi chất dinh dưỡng và vào tháng 12 hàng năm tại Trạm y tế xã phường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
7 p | 402 | 81
-
Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng và món ăn cho trẻ còi xương
8 p | 371 | 54
-
Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng
11 p | 245 | 51
-
SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG TRẺ EM (Kỳ 6)
6 p | 182 | 44
-
Bệnh cảnh dinh dưỡng học đường
4 p | 144 | 25
-
Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương 4: Các bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp
50 p | 130 | 19
-
Bài giảng Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em - BS. ThS. Trương Hồng Sơn
83 p | 159 | 19
-
Chuyên đề dinh dưỡng: Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh phú thọ với mục tiêu nâng cao tầm vóc cho trẻ em
20 p | 201 | 19
-
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
3 p | 136 | 14
-
Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ
7 p | 164 | 14
-
Suy dinh dưỡng thấp còi và cách phòng chống
6 p | 160 | 13
-
4 chất dinh dưỡng trẻ thường thiếu
5 p | 101 | 7
-
Bài giảng Đánh giá thang điểm suy dinh dưỡng trẻ em Yorkhill (PYMS) ở trẻ viêm phổi nhập viện
22 p | 40 | 7
-
Trẻ suy dinh dưỡng phù: coi lại sữa
3 p | 72 | 5
-
Bé đang bị suy dinh dưỡng thể còi cọc
4 p | 94 | 3
-
Bài giảng Tổ chức điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực phẩm ở cộng đồng
31 p | 45 | 3
-
Kháng sinh không làm trẻ suy dinh dưỡng
4 p | 57 | 2
-
Bài giảng Thực trạng và tối ưu hóa sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ em
30 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn