Suy dinh dưỡng thấp còi và cách phòng chống
lượt xem 13
download
Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng (2010) thì tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 29,3%. So với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì SDD thấp còi ở trẻ em nước ta còn ở mức cao. Chương trình phòng chống SDD trẻ em phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 là giảm tỷ lệ SDD thấp còi xuống 23%.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy dinh dưỡng thấp còi và cách phòng chống
- Suy dinh dưỡng thấp còi và cách phòng chống ( 4:24 PM | 12/10/2011 ) Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng (2010) thì tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 29,3%. So với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì SDD thấp còi ở trẻ em nước ta còn ở mức cao. Chương trình phòng chống SDD trẻ em phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 là giảm tỷ lệ SDD thấp còi xuống 23%. Thế nào là trẻ bị SDD thấp còi? Trẻ thấp còi là trẻ có chiều cao theo tuổi thấp hơn so với trẻ bình thường cùng tuổi. Hiện nay, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em thường dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2006. Điểm ngưỡng Zscore dưới trừ 2 độ lệch chuẩn (
- Các yếu tố nguy cơ gây SDD thấp còi Cân nặng sơ sinh thấp dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non vì SDD bào thai, trẻ không những nhẹ cân mà chiều dài cũng thấp. Nguyên nhân chủ yếu do người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai làm cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung. Chế độ nuôi dưỡng: dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nếu khẩu phần thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, iod, vitamin A… ) không những làm cho trẻ bị SDD nhẹ cân mà còn ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ, nhất là ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý (ăn bổ sung sớm, thức ăn đơn điệu, không đủ 4 nhóm thực phẩm).
- Bệnh tật: trong 2 năm đầu tiên nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…) tái đi tái lại nhiều lần thường ảnh hưởng đến phát triển chiều cao trong những năm sau vì nhiễm khuẩn làm cho trẻ biếng ăn, nôn trớ, khẩu phần đưa vào cơ thể bị thiếu hụt đồng thời giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu được tiến hành ở Brazil cho thấy trong 2 năm đầu đời nếu trung bình trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc 7 tuổi chiều cao của trẻ sẽ thấp hơn 3,6cm so với trẻ cùng tuổi không mắc bệnh. Di truyền: trong gia đình nếu bố mẹ có chiều cao thấp thì con cái của họ cũng có nguy cơ thấp còi. Mặc dù yếu tố di truyền quy định tiềm năng cho sự phát triển của trẻ nhưng tác động của môi trường nhất là khi mức sống nâng cao, chế độ dinh dưỡng được cải thiện thì sự tăng trưởng chiều cao có thể tăng hơn ở những thế hệ sau. Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội: SDD thấp còi cũng thường xảy ra ở những trẻ sống trong các hộ gia đình nghèo, đông con. Hậu quả của SDD thấp còi Hậu quả của SDD thấp còi thường ảnh hưởng đến phát triển thể lực, trí lực, sức khỏe và bệnh tật trước mắt và lâu dài. Trẻ thấp còi sẽ có chiều cao thấp ở tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến tầm vóc nòi giống dân tộc. Sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài làm giảm khả năng nhận thức, trí thông minh, kết quả học tập, năng suất lao động và thu nhập quốc dân. Trẻ bị SDD thấp còi thường hay mắc các
- bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm hệ miễn dịch và sau này cũng dễ có nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… Ở bé gái khi lớn lên nếu chiều cao thấp dễ gây đẻ khó, nguy cơ đẻ trẻ nhẹ cân (dưới 2.500g), chiều dài thấp và vòng đời SDD thấp còi lại tái diễn. Một hội thi về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại Đăk Lăk. Phòng chống SDD thấp còi Thời cơ vàng để phòng chống SDD thấp còi có hiệu quả là thời kỳ bà mẹ mang thai và trẻ em trong 2 năm đầu đời. Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ có thai: dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng nhiều đến phát triển bào thai. Chế độ ăn phải đảm bảo nhu cầu protein, năng lượng, vitamin và khoáng chất để phòng chống thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, thiếu canxi… Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng (2007)
- nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không có thai là 360kcal/ngày trong 3 tháng giữa và 475kcal/ngày trong 3 tháng cuối và nhu cầu protein cao hơn từ 10-18g/ngày. Thức ăn đa dạng và có đủ 4 nhóm thực phẩm (ngũ cốc khoai củ, đạm động vật, đậu đỗ, dầu mỡ, rau xanh hoa quả). Ngoài chế độ ăn nên uống thêm viên sắt, acid folic (60mg sắt nguyên tố + 400mcg acid folic) để phòng chống thiếu máu và dị tật ống thần kinh thai nhi. Cần khám thai định kỳ và theo dõi tăng cân từng quý để bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 2 năm đầu đời: Đây là giai đoạn chuyển tiếp về nuôi dưỡng trẻ từ trong bụng mẹ đến môi trường bên ngoài tử cung, trẻ bắt đầu bú mẹ, ăn bổ sung rồi tiến tới các chế độ ăn cùng gia đình. Trong giai đoạn này trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh nhưng hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp… sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ, cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu (180 ngày). Từ 6 tháng tuổi trở lên cho ăn bổ sung, thức ăn bổ sung có đủ 4 nhóm thực phẩm cùng với bú mẹ kéo dài 18-24 tháng. Khi trẻ bị bệnh không được kiêng khem quá mức, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa, đủ dưỡng chất. Ngoài ra bổ sung vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, kẽm và tiêm chủng cho trẻ sẽ rất quan trọng giúp phòng chống SDD thấp còi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sỹ: Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An
165 p | 233 | 57
-
Hiệu quả bổ sung phối hợp sắt và kẽm đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi
8 p | 22 | 10
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 24-71 tháng tại một số trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2020
5 p | 26 | 8
-
Thực trạng khẩu phần của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 24 – 60 tháng tuổi tại một 2 xã, thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
6 p | 20 | 7
-
Tình trạng dinh dưỡng trẻ 3-5 tuổi và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi tại một số xã, tỉnh Thanh Hóa năm 2017
6 p | 43 | 7
-
Cải thiện tình trạng tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi sau 9 tháng bổ sung sản phẩm dinh dưỡng tại Tuyên Quang
9 p | 20 | 7
-
Thực trạng nhẹ cân, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi
10 p | 16 | 6
-
Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi
5 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (Viaminokid) cho trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi
173 p | 24 | 5
-
Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2023
8 p | 4 | 3
-
Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh năm 2022
15 p | 8 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022
9 p | 7 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân, béo phì ở học sinh trung học phổ thông tại Tuyên Quang năm 2021
5 p | 10 | 3
-
Suy dinh dưỡng thấp còi và mối liên quan tới một số yếu tố nhân khẩu học và kinh tế của trẻ 6-24 tháng tuổi tại huyện Đak Glong, tỉnh Đắk Nông năm 2020
8 p | 32 | 3
-
Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 2020
8 p | 32 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh năm 2022
8 p | 5 | 2
-
Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và các yếu tố liên quan ở trẻ bị hội chứng thận hư
7 p | 2 | 1
-
Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương năm 2018
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn