intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

162
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông thường hình ảnh định vị trong tâm trí chúng ta về suy dinh dưỡng ở trẻ là những thân hình gầy quắt, teo héo, thiếu cân nặng… Nhưng sự thật, suy dinh dưỡng trẻ em tồn tại nhiều cấp độ khác nhau. Đặc biệt suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trong đó thể phù (Kwashiorkor) thường ít khi được gia đình phát hiện vì trông bề ngoài, bé vẫn mập mạp, khỏe mạnh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ

  1. Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ (Webtretho) Thông thường hình ảnh định vị trong tâm trí chúng ta về suy dinh dưỡng ở trẻ là những thân hình gầy quắt, teo héo, thiếu cân nặng… Nhưng sự thật, suy dinh dưỡng trẻ em tồn tại nhiều cấp độ khác nhau. Đặc biệt suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trong đó thể phù (Kwashiorkor) thường ít khi được gia đình phát hiện vì trông bề ngoài, bé vẫn mập mạp, khỏe mạnh. Phân biệt các thể suy dinh dưỡng
  2. Suy dinh dưỡng nhẹ (độ I) cân nặng sụt từ 20-30%; Suy dinh dưỡng vừa (độ II) cân nặng sụt từ 30-40%; Suy dinh dưỡng nặng gồm 3 thể: - Thể teo đét (Marasmus): Cân nặng giảm trên 40%. Trẻ gầy đét, da bọc xương. - Thể phù (Kwashiokor): Cân nặng giảm từ 20 - 40%. Trẻ phù toàn thân, trên da có thể xuất hiện các mảng sắc tố màu nâu và lở loét toàn thân. - Thể phối hợp: Cân nặng giảm trên 40%, từ gầy yếu và phù 2 chân. Trẻ SDD thường bị thiếu máu, thiếu vitamin đặc biệt là thiếu vitamin A gây khô mắt. Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù Biểu hiện suy dinh dưỡng thể phù là mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.
  3. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Trong đó suy dinh dưỡng thể phù là một biểu hiện bệnh mà cha mẹ cần lưu ý. Biểu hiện phù làm cho bé trông có vẻ bụ bẫm mà dân gian thường gọi nôm na là “xổ sữa”. Trên da xuất hiện những đốm màu đỏ sẫm, đen loang lỗ hoặc bong vảy, chốc lở là bởi sắc tố da bị rối loạn và các tế bào da bị chết. Ban đầu chúng ta dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu phù mặt, mí mắt, chân tay…rồi dần tiến đến phù thũng toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn… Ngoài ra, tùy mức độ, thời gian và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng. Trong khi đó cha mẹ thường không lưu tâm vì ban đầu
  4. bệnh không có nhiều biểu hiện trầm trọng. Suy dinh dưỡng thể phù nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây bệnh - Do hoàn cảnh gia đình, một số phụ huynh không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sợ chảy xệ ngực khi cho bé bú nên chỉ sử dụng sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng…hoặc để bé kiêng khem quá mức khi mắc bệnh. - Nguyên nhân bệnh lý: Do trẻ mắc phải những chứng bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh kết hợp với chế độ dinh
  5. dưỡng thiếu hợp lý. - Cha mẹ không thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, khẩu phần ăn của bé thường không được cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc gần đủ năng lượng từ chất bột đường hay chất béo, sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của bé. Biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ: nhiều công trình nghiên cứu cho thấy cân nặng của trẻ sơ sinh phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng của bà mẹ. Ở những bà mẹ ăn uống kém thì thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Vì vậy trong thời gian mang thai người mẹ cần ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường đồng thời theo dõi tăng cân từng quý; khám thai định kỳ ít nhất 3 lần. Khi bé chào đời: nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ nhỏ nói riêng. Trẻ cần được bú mẹ cho đến 2
  6. tuổi. - Cho bé ăn bột khi đã đủ tuổi ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Tổ chức y tế Thế giới và Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo rằng: không nên cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bột nguyên kem vì loại sữa này dù nhiều protein nhưng dễ gây tổn thương niêm mạc ruột. - Chế độ ăn dặm phải cân đối với đủ 4 nhóm thức ăn: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi. - Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành, tuyệt đối không dùng nước cháo đơn thuần để nuôi trẻ. - Theo dõi cân nặng cho bé bằng cách mỗi tháng cân trẻ một lần, trẻ từ 2 -5 tuổi thì 2 - 3 tháng cân một lần, để ý những dấu hiệu trên cơ thể bé, đặc biệt là khi bé mập lên một cách bất thường.
  7. - Khám sức khỏe định kỳ và tham vấn dinh dưỡng để cân đối lại chế độ ăn hợp lý cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2