intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TÊ PHÙ DO THIẾU VITAMIN B1 Ở TRẺ EM (BỆNH BERI-BERI) (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

203
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm lâm sàng tùy theo lứa tuổi: 7.1. Ở trẻ nhỏ (0 - 12 tháng): a. Thể suy tim cấp: trẻ 2 - 4 tháng. Thể này thường gặp trên trẻ bụ bẫm, ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng. Biểu hiện: - Mẹ có triệu chứng beri-beri điển hình: phù 2 chi dưới, đi lại khó khăn, giảm các phản xạ gân xương, da xanh thiếu máu. Tình trạng thiếu vitamin B1 ở mẹ có thể có từ trước nhưng tiềm ẩn và bị bộc phát sau sinh do chế độ ăn uống kiêng khem. - Trẻ trước đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TÊ PHÙ DO THIẾU VITAMIN B1 Ở TRẺ EM (BỆNH BERI-BERI) (Kỳ 2)

  1. BỆNH TÊ PHÙ DO THIẾU VITAMIN B1 Ở TRẺ EM (BỆNH BERI-BERI) (Kỳ 2) 7. Đặc điểm lâm sàng tùy theo lứa tuổi: 7.1. Ở trẻ nhỏ (0 - 12 tháng): a. Thể suy tim cấp: trẻ 2 - 4 tháng. Thể này thường gặp trên trẻ bụ bẫm, ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng. Biểu hiện: - Mẹ có triệu chứng beri-beri điển hình: phù 2 chi dưới, đi lại khó khăn, giảm các phản xạ gân xương, da xanh thiếu máu. Tình trạng thiếu vitamin B1 ở mẹ có thể có từ trước nhưng tiềm ẩn và bị bộc phát sau sinh do chế độ ăn uống kiêng khem. - Trẻ trước đây khoẻ mạnh không có sốt. - Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng: + Triệu chứng hô hấp: khó thở, thở nhanh.
  2. + Triệu chứng tim mạch: suy tim cung lượng cao: nhịp tim nhanh (160 - 180 lần/phút), tiếng tim yếu, nhịp ngựa phi, tím tái, mạch yếu, gan to, tiểu ít (20%). Phù nhẹ chân. + Triệu chứng thần kinh: vật vã, tiếng khóc rên rỉ, rối loạn vận mạch, co giật và hôn mê. - Bệnh diễn tiến nhanh, tử vong nếu điều trị không đúng. - Cận lâm sàng trên ECG: khoảng Q-T kéo dài, đảo ngược sóng T, giảm điện thế. X quang: tim to nhất là tim phải. * Các triệu chứng báo trước vài ngày trước đó, bị bỏ qua: - Rối loạn tiêu hoá: ói, ọc sữa, bón và hoặc sình bụng. - Thay đổi tính tình: bú kém, bỏ bú, vật vã, khóc dữ dội từng cơn. - Tiểu ít, phù nhẹ. * Một số chi tiết lâm sàng có thể xem là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh: - Suy tim do thiếu B1 thường gặp ở trẻ bú mẹ. - Người mẹ có tiền sử ăn kiêng với cơm là thành phần chính nấu từ gạo xay quá kỹ.
  3. - Mẹ thường tê và hay yếu 2 chân. - Suy tim xuất hiện đột ngột (thở nhanh, khó thở). - Tiếng khóc rên rỉ, khàn tiếng. - Có những dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa (nôn, bỏ bú). - Đáp ứng ngay với vitamin B1: tiêm vitamin B1 trong vòng 2 giờ có dấu hiệu thuyên giảm nhanh chóng: xác nhận chẩn đoán. b. Thể mất tiếng: gặp ở trẻ lứa tuổi 5-8 tháng. - Khởi phát từ từ, lúc đầu giọng khàn sau đó mất tiếng hoàn toàn. - Thường kèm theo nhiễm trùng hô hấp có sốt và ho. c. Thể màng não: 8-12 tháng. - Trẻ ngủ gà, thóp phồng, rung giật nhãn cầu. - Nước não tuỷ: tăng nhẹ áp lực, protein và tế bào. d. Thể nhẹ hơn: - Ăn không ngon miệng. - Táo bón. Phù nhẹ mặt và chân.
  4. - Các dấu hiệu thần kinh: giảm phản xạ gân xương. 7.2. Ở trẻ lớn: từ 1 tuổi trở lên. - Triệu chứng ban đầu không điển hình như ăn kém ngon miệng. - Dấu hiệu thần kinh (thể khô): khó đi, nặng chân và có cảm giác bất thường ở chân, phản xạ gân xương giảm hay mất. Teo cơ. - Các dấu hiệu tim mạch (thể ướt): phù mặt và phù chân, thỉnh thoảng có dịch màng bụng, tĩnh mạch cổ nổi, áp lực tâm thu cao. Có thể có suy tim. Phì đại tim phải kèm ứ đọng tuần hoàn phổi. 8. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm cơ tim cấp do virus với biểu hiện suy tim cấp. - Suy tim trong các bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim. - Các bệnh hô hấp: viêm phổi, bạch hầu thanh quản. - Nhiễm virus và vài trường hợp nhiễm độc cấp. - Viêm màng não, bại liệt. 9. Điều trị: 9.1. Thể suy tim: cần phải được điều trị cấp cứu.
  5. - Vitamin B1: 50 mg/ngày. Lúc đầu tiêm tĩnh mạch với liều 25mg và 2 giờ sau tiêm bắp 25mg. - Các triệu chứng rên rỉ, vật vã, khó thở, tím tái biến mất trong vòng 45 phút đến 1 giờ rưỡi. Kích thước của gan giảm chậm hơn, từ 8 - 36 giờ và kích thước tim trở lại bình thường trong 24 giờ. - Mặc dù bệnh cải thiện nhanh chóng sau khi cho liều tấn công nhưng vẫn phải tiếp tục liệu trình: 10 - 20 mg/ngày uống x 4 - 6 tuần. - Mẹ: uống vitamin B1 hàng ngày liều 10 - 50 mg/ngày. - Có thể dùng lợi tiểu, digitalis. 9.2. Các thể khác: tiêm bắp liều 10 - 20 mg/ngày trong 3 ngày đầu, sau đó cho uống liều 5 - 10 mg x 2 lần trong ngày, trong vài ngày. - Điều trị dinh dưỡng hỗ trợ: Chế độ ăn cân đối về tỷ lệ glucid, lipid, và đạm và giàu vitamin B1, chú ý không ăn gạo xát quá kỹ. 10. Phòng bệnh: - Cần cải thiện thức ăn cho các bà mẹ trong khi mang thai và sau khi sinh: tăng thêm rau, thịt, cá, đậu nành hay cho uống vitamin B1 tổng hợp.
  6. - Khẩu phần ăn cân đối: giảm lượng glucid trong khẩu phần ăn để đạt mức quy định của Viện vệ sinh dịch tễ là 75% năng lượng cung cấp bởi chất glucid vì nhu cầu vitamin B1 tăng theo lượng glucide. - Gạo là nguồn cung cấp vitamin B1 quan trọng, do đó cần chú ý đến tỷ lệ xay xát thích hợp, không được sử dụng gạo xát quá kỹ, phải bảo quản gạo tốt tránh mốc. Không chà xát và vo rửa gạo quá nhiều lần. Nấu cơm không sôi quá lâu. - Ở một số thời kỳ (sau úng lụt, giáp hạt) hoặc một số đối tượng (phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em) có thể bổ sung vitamin B1 hoặc các viên cám.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2