intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH SƯƠNG MAI GIẢ HẠI DƯA HẤU

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

159
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh sương mai giả do nấm Pseudoperonospora cubensis Roston gây ra. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây dưa hấu, từ gốc, thân, cành, lá cho đến hoa trái. Nhưng triệu chứng của bệnh được thể hiện rõ nhất trên lá. Trên lá, ban đầu vết bệnh là những đốm hình đa giác hơi vàng, những vết đốm này được giới hạn bởi các mạng gân lá (có người gọi là bệnh đốm góc), nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH SƯƠNG MAI GIẢ HẠI DƯA HẤU

  1. BỆNH SƯƠNG MAI GIẢ HẠI DƯA HẤU Bệnh sương mai giả do nấm Pseudoperonospora cubensis Roston gây ra. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây dưa hấu, từ gốc, thân, cành, lá cho đến hoa trái. Nhưng triệu chứng của bệnh được thể hiện rõ nhất trên lá. Trên lá, ban đầu vết bệnh là những đốm hình đa giác hơi vàng, những vết đốm này được giới hạn bởi các mạng gân lá (có người gọi là bệnh đốm góc), nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá. Sau đó chuyển dần sang mầu nâu nhạt, xám bạc. Nếu thời tiết phù hợp, bệnh sẽ lây lan rất nhanh, trường hợp bị hại nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy, lụi tàn và rụng sớm. Gặp mưa, hoặc sương mù nhiều tạo ẩm ướt chỗ bị bệnh có thể bị thối nhũn. Bệnh có thể lây lan sang cả
  2. thân, cành và hoa trái. Nếu thời tiết ẩm ướt, tạo ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao phía dưới chỗ vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp nấm mốc mầu xám trắng xốp (nhìn như sương muối), đây là giai đoạn sinh sản vô tính của nấm, sinh sản ra rất nhiều bào tử phát tán trong không khí. Vào lúc này nếu lại gặp thời tiết lạnh (nhiệt độ khoảng15- 20 độ C), trời âm u ít nắng…thì bệnh sẽ phát triển, lây lan và gây hại rất mạnh. Vì thế vụ Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc những cây thuộc họ bầu bí như dưa hấu, dưa leo…thường bị bệnh gây hại nhiều, có những năm hại rất nặng. Thực tế đồng ruộng cho thấy những ruộng qúa ẩm ướt, những ruộng bón phân không cân đối giữa đạm, lân và kali, bón quá thừa đạm khiến cây dưa tốt lốp, yếu ớt không có sức chống đỡ với bệnh, những ruộng trồng dưa hấu (hoặc những cây cùng họ bầu bí như dưa leo, dưa lê, bầu, bí…) liên tục nhiều năm, những ruộng trước khi trồng không vệ sinh thu gom triệt để
  3. tàn dư của cây dưa trồng ở vụ trước, những ruộng trong quá trình canh tác coi nhẹ việc thu gom những bộ phận bị bệnh nặng đem ra khỏi ruộng tiêu hủy…thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác. Nấm gây bệnh tồn tại ngay trên tàn dư của cây bị bệnh ở vụ trước trên đồng ruộng, đây là nguồn bệnh rất quan trọng ban đầu để lây truyền cho vụ sau. Để hạn chế tác hại của bệnh bà con phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý từ đầu vụ. Không nên để đến khi bệnh đã gây hại nặng rồi mới can thiệp thì hiệu quả sẽ rất thấp. Sau đây là một số biện pháp chính: -Ở những vùng thường bị bệnh gây hại hàng năm, trước khi làm đất, nếu vụ trước ruộng đã trồng dưa hấu hoặc những cây thuộc họ bầu bí cần dọn sạch tàn dư của cây đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu cho ruộng dưa. -Nếu điều kiện cho phép, nên cày bừa kỹ, phơi khô
  4. đất trước khi trồng để chôn vùi bớt nguồn bệnh từ tàn dư của cây bị bệnh ở vụ trước. - Lên luống cao, làm rãnh thoát nước tốt để ruộng luôn khô ráo, thông thoáng -Tăng cường bón phân hữu cơ hoại mục. Bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Không bón quá nhiều đạm, nhất là khi cây đã chớm bị bệnh mà thời tiết lại đang thuận lợi cho bệnh. -Nếu có điều kiện nên áp dụng phương pháp tưới thấm, hạn chế tưới nước từ rãnh lên tán lá dễ lây lan mầm bệnh. -Nếu ruộng đã bị bệnh, cùng với việc dùng thuốc, nên thu gom những bộ phận đã bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy, để giảm bớt nguồn bệnh trong ruộng, hạn chế bệnh lây lan. -Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, nhất là từ khi cây ra hoa đậu trái trở đi để sớm phát hiện bệnh và phun xịt thuốc kịp thời. -Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện mà thời tiết đang có
  5. chiều hướng thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển (như đã nói ở phần trên), bà con có thể dung thuốc Alpine 80WDG, pha 15-20 gram cho một bình 8 lít, rồi phun 4-5 bình cho một công ruộng (1.000 m2). Và phun tiếp lần 2 cách lần 1 khoảng 7-8 ngày. Khi phun, nhớ điều chỉnh béc phun thật nhuyễn và phun kỹ để thuốc trải đều cả mặt trên và dưới lá dưa. Nguyễn Danh Vàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2