intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thường gặp trên cây Ca Cao, cách phòng trị

Chia sẻ: Oceanus75 Oceanus75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bệnh thường gặp trên cây ca cao, cách phòng trị', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thường gặp trên cây Ca Cao, cách phòng trị

  1. Bệnh thường gặp trên cây Ca Cao, cách phòng trị
  2. Cây Ca cao (Theobroma cacao) thích hợp trồng ở Việt Nam. Theo dự án phát triển ca cao của Bộ Nông Nghiệp & PTNT diện tích trồng ca cao là 20.000 ha vào năm 2010 và tăng lên 100.000 ha vào năm 2020, gồm 4 khu vực tiềm năng là duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Trung Nam bộ. Cây ca cao đáp ứng cho 3 chương trình lớn của quốc gia là phủ xanh đồi trọc, xóa đói giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa và đa dạng hóa hệ thống cây trồng. Ca cao có thể trồng xen canh với dừa, quế, điều, nhãn, sầu riêng, cà phê …ở những vườn nhỏ hoặc chuyên canh ở nông trại. Tuy nhiên, là cây trồng mới, người trồng ca cao cần phải có những kiến thức về phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại để bảo vệ năng suất, bảo đảm được thu nhập khi trồng ca cao. 1. Bệnh thối thân, cháy lá, thối trái a. Tác nhân - Do nấm Phytophthora palmivora. - Nấm P.palmivora có nguồn gốc thủy sinh nên chúng ưa thích và rất cần sự ẩm ướt để sinh sản, phát triển và gây hại. Bệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ không khí trên dưới 30 độ C ở những vườn ẩm thấp, đọng nước. b. Triệu chứng gây hại - Đây là bệnh quan trọng nhất trên cây ca cao. Bệnh xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, trái.
  3. - Trên thân cách mặt đất khoảng 1 m, xuất hiện các vết bệnh sậm màu hơi ướt, sau chuyển sang nâu đỏ, vỏ bị bệnh nứt ra và chảy nhựa vàng. Lâu ngày, vết bệnh lan khắp vòng thân và ăn sâu vào phần gỗ, lá héo và rụng. Ở những cây nhiều tuổi, bệnh có thể hại cả trên cành. Cây bị bệnh lá héo, rụng, cành bị khô, cây có thể chết. - Trên lá, vết bệnh màu xanh tái hơi ướt xuất hiện đầu tiên trên mép và chóp lá, sau lan rộng vào phía trong phiến lá, chuyển màu nâu, lá bị cháy khô từng mảng.Trong điều kiện ẩm ướt trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng. - Trên vỏ trái xuất hiện những chấm màu nâu lan rất nhanh, sau chuyển qua đen và từ từ bao kín mặt trái. Trái non đen khô cứng và vẫn dính trên cây. Trái gần thu hoạch bị thối một phần hoặc cả quả, quả bị rụng, hạt lép, giảm sản lượng. c. Biện pháp phòng trừ - Trồng giống kháng bệnh. - Hái bỏ, chôn các trái bệnh để tránh bào tử phát tán do gió, nước mưa, côn trùng. - Tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng, giảm độ ẩm dưới tán lá. - Tạo bóng râm thích hợp để đủ ánh sáng trong vườn ca cao. - Thường xuyên kiểm tra nhất là vào mùa mưa để phòng trừ bằng thuốc: + Acrobat MZ 90/600 WP, Polyram 80 DF: 20 – 25 g/bình 8 lít. Phun khi cây bắt đầu trổ hoa và sau đó phun 2 – 3 tuần/lần cho đến khi vỏ trái chín. + Acrobat MZ 90/600: 20 – 25 g/8 lít nước. Bôi thuốc vào vết bệnh trên thân đã được nạo vỏ, cạo sạch, cách nhau 14 ngày/lần.
  4. 2. Bệnh thối khô quả a. Tác nhân - Do nấm Diplodia theobromae. - Bệnh phát sinh quanh năm, phát triển mạnh trong điều kiện nóng và ẩm. b. Triệu chứng gây hại - Trên vỏ trái vết bệnh lúc đầu là những đốm màu nâu hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng rất nhanh trên bề mặt và ăn sâu vào bên trong trái, làm trái bị đen và khô cứng lại, có thể rụng hoặc dính lại trên cành một thời gian. - Nấm tấn công từ khi trái còn nhỏ đến trước khi chín, làm giảm sản lượng. c. Biện pháp phòng trừ - Tiêu hủy các trái bị bệnh. - Tỉa cành cho cây thông thoáng. - Phát hiện có quả bị bệnh phun thuốc: Bemyl 50 WP: 20 – 25 g/bình 8 lít 3. Bệnh vệt sọc đen (khô ngược cành) a. Tác nhân - Còn gọi là bệnh VSD (Vascular Streak Dieback) do nấm Oncobasidium theobromae. - Bệnh phát triển và phát tán chủ yếu khi mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Bào tử phát tán từ 3 – 9 giờ sáng. b. Triệu chứng gây hại - Một hoặc nhiều lá bệnh nằm sau đợt lá cuối cùng kể từ ngọn đếm ngược vào có màu vàng với những đốm xanh.Thân cây sần sùi với những mụt nhỏ. Nhiều chồi nách phát triển nhiều nhưng không hoàn chỉnh. - Lột vỏ hoặc chẻ dọc đoạn cành nhiễm bệnh thấy có những sọc đen.
  5. - Cắt ngang bề mặt sẹo lá bị bệnh có 1 – 3 chấm đen. - Khi bệnh nặng cành khô và chết ngược dần từ ngọn vào. c. Biện pháp phòng trừ - Trồng giống kháng. - Tỉa cành thông thoáng để giảm ẩm độ không khí. - Cắt bỏ cành bệnh khoảng 30 cm về phía gốc cách nơi có triệu chứng bệnh (sọc đen trên mô mộc). - Nhổ bỏ cây con bị bệnh và thay cây khỏe mạnh khác. - Phun thuốc Bayfidan 1 tuần/lần : 2 ml/bình 8 lít 4. Bệnh khô vỏ thân a. Tác nhân - Do nấm Colletotrichum gloeosporioides. - Nấm tồn tại trên các bộ phận cây bị bệnh. Bệnh xảy ra cả trong mùa khô và mùa mưa, phát triển nhiều trên những cây ca cao thiếu bóng che để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thân cành trong một thời gian dài. b. Triệu chứng gây hại - Nấm hại trên thân, cành và lá. - Trên thân và cành, nấm xâm nhập vào lớp tế bào dưới biểu bì tạo thành những vết sậm màu, sau đó vùng nhiễm bệnh xuất hiện bào tử màu vàng cam, vỏ thân bị khô từng mảng, nếu bị nặng cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, một số cành bị khô. - Trên lá, vết bệnh là những đốm màu nâu, tròn, nhiều đốm liên kết nhau làm cháy lá.
  6. c. Biện pháp phòng trừ - Bón phân và tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt. - Tạo vườn ca cao có đủ bóng che. - Phun hoặc bôi thuốc vào vết bệnh: + Bavistin 50FL, Carbenda 50SC: 10 – 15 ml/bình 8 lít + Polyram 80DF, Ridozeb 72WP, Bemyl 50WP: 25 – 30 g/bình 8 lít + Dithane xanh M-45 80WP, Manozeb 80WP: 30 – 40 g/bình 8 lít 5. Bệnh nấm hồng a. Tác nhân - Do nấm Corticium salmonicolor. - Bênh thường xuất hiện vào mùa mưa, ở những vườn ca cao quá rợp bóng và ẩm thấp do tán lá dày và mật độ trồng cao. b. Triệu chứng gây hại - Nấm phá hại ở những cành đã hóa nâu. - Các vết bệnh lúc đầu có lớp mốc trắng, sau chuyển màu hồng. Nấm mọc sâu vào phần gỗ cành, lá phần trên của cành nhiễm bệnh bị úa vàng và khô, nhưng vẫn lưu trên cành một thời gian. Vỏ cành khô nâu và bong ra từng mảng, bị nặng cành chết khô. c. Biện pháp phòng trừ - Tỉa cành thường xuyên, tăng độ thông thoáng cho vườn. - Cắt bỏ cành bệnh dưới vùng có nấm mọc 30 cm, đốt bỏ cành bệnh. - Phun khi bệnh chớm xuất hiện hoặc quét lên thân cành bệnh có đường kính lớn: + Bavistin 50FL; Carbenda 50SC: 10 – 15 ml/bình 8 lít + Vali 3DD: 30 ml/bình 8 lít; Vali 5DD: 20 ml/bình 8 lít
  7. 6. Bệnh lở cổ rễ a. Tác nhân - Do nấm Rhizoctonia solani. - Hạch nấm sống hàng năm trong đất, gặp điều kiện thuận lợi mọc ra sợi nấm để xâm nhập gây bệnh. - Bênh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ trong vườn cao. b. Triệu chứng gây hại - Nấm xâm nhập vào chổ cổ rễ giáp mặt đất, thấy vỏ có vết nâu. Sau đó, vết nâu lan rộng bao quanh cổ rễ, vỏ gốc bị thối bong ra để trơ phần gỗ. Nấm dần dần ăn sâu vào trong làm cổ rễ bị thắt nhỏ lại. - Lá cây bị vàng héo, toàn cây chết khô. c. Biện pháp phòng trừ - Không để vườn đọng nước trong mùa mưa, cắm cọc giữ cây con không để gió lay gốc mạnh. - Đào bỏ cây bị bệnh nặng, thu gom hết rễ và đốt tiêu hủy. Trước khi trồng cây khác, bón 0,5 kg vôi bột cho một hố. - Phun thuốc kỹ vào cổ rễ và đất khi bệnh chớm xuất hiện: + Bavistin 50FL, Carbenda 50SC: 10 – 15 ml/bình 8 lít + Bemyl 50WP: 20 – 25 g/bình 8 lít + Vali 3DD: 30 ml/bình 8 lít Vali 5DD: 20 ml/bình 8 lít + Top 70WP: 7 – 10 g/bình 8 lít. 7. Bệnh thối rễ a. Tác nhân - Do nấm Rigidoporus lignosus, Ganoderma pseudoferum, Phellinus noxius, Rossellinia bunodes.
  8. - Bệnh thường phát sinh trong điều kiện đất thường xuyên bị ẩm hoặc đọng nước trong mùa mưa. b. riệu chứng gây hại - Nấm làm bộ rễ cây có thể bị trắng, bị hóa nâu, bị đen hoặc nứt cổ rễ. - Cây sinh trưởng chậm, lá vàng và rụng, bị hại nặng cây dần dần chết, nhổ lên dễ dàng. c. Biện pháp phòng trừ - Bón nhiều phân hữu cơ, giữ cho gốc được tơi xốp. - Không để gốc cây bị đọng nước. - Vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa phun hoặc tưới vào cổ rễ và đất dung dịch thuốc 1 lít/cây: Sumi Eight 12.5 WP: 5 – 6 g/ 8 lít nước - Hiện nay ca cao là loại cây công nghiệp có rất nhiều triển vọng kinh tế để đưa vào hệ thống canh tác ở các tỉnh phía Nam. Với đặc tính chịu rợp, ca cao có thể trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái và những cây trồng khác. Ngoài ra, thị trường ca cao trên thế giới luôn có sẵn nên đầu ra rất ổn định. Vì thế, diện tích trồng ca cao hiện nay đang ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, giống như những loại cây trồng khác, ca cao cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công , trong đó phổ biến nhất là bọ xít muỗi và bệnh loét thân.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1