intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thủy đậu (B01)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Bệnh thủy đậu (B01)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, phòng bệnh chủ động bằng vắc xin, cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thủy đậu (B01)

  1. BỆNH THỦY ĐẬU (B01) 1. ĐỊNH NGHĨA Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm xảy ra do vi-rút Herpes alpha và virút Varicella zoster ở người gây ra. Vi- rút Varicella-zoster (VZV) là vi-rút chỉ có ở người. Thời gian ủ bệnh là khoảng 14 ngày (khoảng 9 đến 21 ngày). Varicella đặc trưng bởi các biểu hiện sốt, khó chịu và ngứa toàn thân, ban mụn nước. Bệnh này thường xuất hiện ở thời thơ ấu và thường tự khỏi. Kết quả bất lợi thường gặp hơn ở trẻ vị thành niên, người lớn, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm miễn dịch. 2. NGUYÊN NHÂN Do Vi-rút varicella-zoster. 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Lâm sàng - Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 14 ngày. - Thời kỳ khởi phát (24-48 giờ): + Sốt nhẹ (sốt cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch). Sốt cao thường gợi ý tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng. + Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu. + Phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường, không tẩm nhuận, 203
  2. có kích thước vài mm, tồn tại khoảng 24 giờ trước khi thành bóng nước, có thể có ngứa. - Thời kỳ toàn phát (thời kỳ mọc bóng nước): + Giảm sốt. + Nổi bóng nước tròn trên nền viền da, màu hồng, đường kính 3-13 mm (thường < 5 mm). Bóng nước xuất hiện ở da đầu, thân người, sau đó lan ra tay chân. Trên một vùng da có thể xuất hiện bóng nước với nhiều lứa tuổi. + Bóng nước có thể mọc trên niêm mạc đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, âm đạo. + Bóng nước xuất hiện càng nhiều nguy cơ bệnh càng nặng. - Thời kỳ hồi phục: + Sau 1 tuần, bóng nước đóng mày, lành không để lại sẹo (trừ khi bội nhiễm). - Biến chứng: + Nhiễm trùng da (bóng nước bội nhiễm) thường gặp nhất. + Viêm phổi, viêm gan, viêm não màng não, nhiễm trùng huyết, hội chứng Reye… 3.2. Chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dịch tễ - Các phát hiện lâm sàng thường đủ để chẩn đoán: phát ban mụn nước điển hình kèm theo ngứa, sốt, khó chịu, thường xuyên có tiền sử phơi nhiễm. 204
  3. 3.3. Chẩn đoán phân biệt - Chốc lở bóng nước: thường gây ra do Streptococcus tán huyết nhóm A. Thường xuất hiện trên nền da trước đó bị trầy xước, tổn thương như ghẻ hoặc chàm. Bóng nước lúc đầu trong, sau đó hóa đục, vỡ ra rồi đóng mài màu mật ong, kèm dấu hiệu nhiễm trùng. - Tay chân miệng: bóng nước nhỏ hơn, mọc ở trong lòng bàn tay, bàn chân, miệng, gối, mông. Kèm các triệu chứng giật mình chới với… 4. ĐIỀU TRỊ 4.1. Nhập cấp cứu: khi có dấu hiệu suy hô hấp, suy tuần hoàn, co giật, rối loạn tri giác. 4.2. Nhập viện: khi có biến chứng. 4.3. Điều trị ngoại trú - Acyclovir đường uống: + Chỉ định cho trẻ > 12 tuổi. + Trẻ ≤ 12 tuổi, không suy giảm miễn dịch, tiền căn khỏe mạnh thì không cần điều trị acyclovir, trừ khi có một trong các yếu tố sau: § Tái nhiễm lần 2. § Tiền căn bệnh về da hoặc tim phổi mạn. § Thường xuyên dùng corticoid đường uống hoặc hít. § Dùng Salicylate kéo dài (tăng nguy cơ hội chứng Reye). 205
  4. + Liều đường uống: 20 mg/kg 1 lần *4 lần/ngày, tối đa 800 mg/lần trong 5 ngày. - Điều trị bội nhiễm: kháng sinh. - Điều trị hỗ trợ: + Giảm ngứa bằng thuốc kháng Histamin. + Giảm đau hạ sốt bằng Acetaminophen. + Vệ sinh da hằng ngày. 5. PHÒNG NGỪA - Chủ động: Vaccin sống giảm độc lực, chỉ định phòng ngừa cho trẻ em từ 12-18 tháng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nelson textbook of Pediatrics 20th edition. 2. Feigin & Cherry’s textbook of Pediatric Infectious Diseases 7th. 206
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2