BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 - Phần III
lượt xem 4
download
Quá trình mà nó phá hủy các tế bào beta sản sinh insulin có thể kéo dài và âm ỉ. Tuy nhiên, vào thời điểm mà sự sản sinh insulin đạt mức thấp nhất, thì bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm: • Đi tiểu thường xuyên (ở trẻ em, tình trạng đái dầm lập lại sau khi đã được hướng dẫn đi vệ sinh) • Cảm giác khát nước không bình thường, đặc biệt thèm những thức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 - Phần III
- BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 Phần III CÁC TRIỆU CHỨNG Quá trình mà nó phá hủy các tế bào beta sản sinh insulin có thể kéo dài và âm ỉ. Tuy nhiên, vào thời điểm mà sự sản sinh insulin đạt mức thấp nhất, thì bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm: • Đi tiểu thường xuyên (ở trẻ em, tình trạng đái dầm lập lại sau khi đã được hướng dẫn đi vệ sinh) • Cảm giác khát nước không bình thường, đặc biệt thèm những thức uống ngọt và lạnh • Đói dữ dội
- • Bị giảm cân đột ngột và thỉnh thoảng rất nhanh • Đuối sức • Suy yếu trầm trọng • Khả năng nhìn bị mờ hoặc những thay đổi khác về thị giác • Khó chịu • Buồn nôn và ói mửa (các triệu chứng cấp tính) Các trẻ em bị bệnh tiểu đường loại 1 cũng có thể hiếu động, lãnh đạm, và có vấn đề trong chức năng học tập tại tr ường. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bị hôn mê do tiểu đường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường loại 1. CHẨN ĐOÁN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU Xét Nghiệm Về Những Bất Thường của Hàm Lượng Glucose Hàm Lượng Glucose Huyết Tương Lúc Đói. Xét nghiệm hàm lượng glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose - FPG) là một xét nghiệm tiêu chuẩn cho việc chẩn đoán bệnh tiểu đ ường. Đây là một xét nghiệm máu đơn giản được thực hiện sau 8 giờ không ăn. Nói chung, các kết quả cho thấy những điều sau đây:
- • Hàm lượng FPG được xem là bình thường lên đến mức 100 mg/dL (hoặc 5, 5 mmol/L). • Mức 100 – 125 mg/dL (5, 5 – 7, 0 mmol/L) được xem là hàm lượng glucose lúc đói không bình thường, hoặc tiền tiểu đường. Những mức glucose này được xem là những yếu tố gây nguy cơ cho bệnh tiểu đường loại 2 và các biến chứng của nó. • Bệnh tiểu đường được chẩn đoán ra khi hàm lượng FPG ở mức 126 mg/dL (7, 0 mmol/L) hoặc cao hơn. Xét nghiệm FPG không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, vì thế một xét nghiệm lặp lại được khuyến khích nếu xét nghiệm ban đầu cho thấy sự hiện diện của bệnh tiểu đường, hoặc nếu các xét nghiệm cho thấy kết quả bình thường ở những người mà có các triệu chứng hoặc các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, những người mà thực hiện xét nghiệm vào buổi trưa và cho thấy những kết quả bình thường có thể thực sự có hàm lượng không bình thường mà sẽ được phát hiện nếu được xét nghiệm vào buổi sáng. Xét nghiệm tràn lan đối với bệnh nhân để xác định những ai có nhiều nguy c ơ hơn mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì không được khuyến khích. Xét Nghiệm Dung Nạp Glucose: Xét nghiệm dung nạp glucose bằng miệng (The oral glucose tolerance test - OGTT) thì phức tạp hơn xét nghiệm hàm lượng glucose huyết tương lúc đói (FPG) và có thể chẩn đoán sai bệnh tiểu đường ở
- những người không có bệnh đó. Một số chuyên gia đề xuất xét nghiệm này nên là một xét nghiệm theo dõi sau khi thực hiện xét nghiệm FPG nếu kết quả xét nghiệm FPG bình thường nhưng bệnh nhân lại có những triệu chứng hoặc những yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này sử dụng những tiến trình sau: • Trước tiên sử dụng xét nghiệm FPG. • Xét nghiệm máu tiếp theo được thực hiện 2 giờ sau khi uống một dung dịch glucose đặc biệt. Những kết quả sau đây cho thấy những tình trạng khác nhau: • Mức xét nghiệm OGTT là bình thường lên đến 140 mg/dL. • Mức 140 – 199 mg/dL được xem là tình trạng dung nạp glucose không bình thường, hoặc tiền tiểu đường. • Bệnh tiểu đường được chẩn đoán ra khi mức xét nghiệm OGTT là 200 mg/dL hoặc cao hơn. Những người mà sẽ thực hiện xét nghiệm FPG (Xét nghiệm hàm lượng glucose huyết tương lúc đói) và OGTT (Xét nghiệm dung nạp glucose bằng miệng) thì không được ăn ít nhất là 8 giờ trước cuộc xét nghiệm. Để chuẩn bị cho Xét Nghiệm Dung Nạp Glucose Bằng Miệng:
- • Hãy dùng bữa ăn được cân bằng các chất dinh dưỡng mà có chứa ít nhất 150 đến 200 g chất carbohydrate mỗi ngày trong vòng 3 ngày tr ước cuộc xét nghiệm. Trái cây, bánh mì, ngũ cốc (cereals), hạt ngũ cốc, gạo, bánh quy giòn (crackers), và các loại rau quả như khoai tây, đậu, và bắp là những nguồn dồi dào chất carbohydrate. • Không được ăn, uống, hút thuốc, hoặc tập thể dục căng thẳng trong ít nhất 8 giờ trước khi được lấy mẫu máu. • Hãy nói cho bác sĩ của bạn biết về tất cả những loại thuốc đ ược kê toa và không cần toa mà bạn đang sử dụng. Bạn có thể được hướng dẫn phải ngưng dùng một số loại thuốc trước cuộc xét nghiệm này. Xét Nghiệm Dung Nạp Glucose có thể cần đến 4 giờ để thực hiện. V ì hoạt động cá nhân có thể ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm, cho nên bạn sẽ được yêu cầu ngồi yên trong suốt quá trình xét nghiệm. Không được ăn trong suốt quá trình xét nghiệm. Bạn chỉ có thể uống nước (H2O) trong suốt thời gian này. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những lo ngại về sự cần thiết của xét nghiệm, những rủi ro, và cách thức cuộc xét nghiệm được thực hiện. [Nội dung ẩn, đăng nhập để xem] Xét Nghiệm Dung Nạp Glucose Bằng Miệng được thực hiện để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Phần đầu của cuộc xét nghiệm bao gồm việc uống một dung dịch glucose đặc biệt. Sau đó vài giờ, máu sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm hàm lượng
- glucose trong máu. Nh ững bệnh nhân bị bệnh tiểu đường sẽ có hàm lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường. Xét Nghiệm Hàm Lượng Glycosylated Hemoglobin (Hemoglobin A1c). Xét nghiệm này kiểm tra hàm lượng glycosylated hemoglobin trong máu, mà còn được gọi là hemoglobin A1c (HbA1c). Xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm được dùng, do đó xét nghiệm có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. • Các kết quả xét nghiệm glucose trong máu giúp cho bệnh nhân và bác sĩ biết tình trạng bệnh tiểu đường được kiểm soát như thế nào chỉ trong ngày xét nghiệm đó. • Một khi một phân tử đường trong máu kết dính vào một phân tử hemoglobin, mà phân tử này được tìm thấy trong mỗi tế bào máu đỏ (hồng huyết cầu), th ì nó sẽ kết dính mãi mãi [một quá trình được gọi là liên kết với phân tử đường (glycation)]. Nếu một bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có hàm lượng đường gia tăng trong nhiều ngày, thì sẽ có càng nhiều các phân tử glucose trong máu kết dính với phân tử hemoglobin. Nếu điều đó xảy ra, thì mức hemoglobin A1c sẽ tăng lên cao hơn. • Do đó, mức hemoglobin A1c gia tăng như thế sẽ giúp cho bác sĩ và bệnh nhân biết được tình trạng bệnh tiểu đường được kiểm soát như thế nào ở bệnh nhân trong 3 tháng qua.
- • Việc đo hàm lượng glycosylated hemoglobin không được khuyến khích cho sự chẩn đoán ban đầu của bệnh tiểu đường, vì kết quả đo bình thường không loại trừ được bệnh tiểu đường. Hàm lượng glycosylated hemoglobin bị gia tăng có liên quan chặt chẽ với phần lớn, nếu không phải là tất cả, các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Mức chỉ tiêu của HbA1c đối với những người thành niên nên là: • Thông thường, khoảng 7%. • Nếu một người thành niên có thể quản lý chặt chẽ chứng bệnh tiểu đường của họ mà không gặp phải tình trạng giảm glucose trong máu (hypoglycemia) th ường xuyên hoặc nghiêm trọng, thì hàm lượng HbA1c càng gần 6% thì càng lý tưởng. • Hàm lượng glycosylated hemoglobin lên cao trong khoảng 11 – 12% cho thấy việc kiểm soát glucose rất kém. Mức chỉ tiêu của HbA1c đối với trẻ em nên là: • Thấp hơn 7, 5 – 8, 5% đối với trẻ em dưới 6 tuổi • Thấp hơn 8% đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi • Thấp hơn 7, 5% đối với trẻ em từ 13 – 19 tuổi. Hãy lên kế hoạch kiểm tra hàm lượng HbA1c:
- • Mỗi 6 tháng nếu bệnh tiểu đường được kiểm soát chặt chẽ • Mỗi 3 tháng nếu không được kiểm soát chặt chẽ Xét Nghiệm Kháng Insulin. Các chuyên gia hy vọng rằng một ngày gần đây sẽ có một xét nghiệm đơn giản về tính năng kháng insulin (insulin resistance – một tình trạng insulin kém hiệu quả trong việc hạ thấp h àm lượng đường trong máu, thường là do insulin liên kết với các kháng thể, và có liên quan đến các chứng bệnh béo phì, nhiễm toan xeton, và nhiễm trùng) để xác định những người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc đo hàm lượng insulin và triglyceride trong thời gian nhịn đói có thể dự đoán được tính nhạy cảm insulin của một người. Các Xét Nghiệm Tự Kháng Thể Bệnh tiểu đường loại 1 được đặc trưng bởi sự hiện diện của các loại kháng thể mà chúng tấn công các tế bào đảo tụy. Những kháng thể n ày được xem là những tự kháng thể (autoantibodies) bởi vì chúng tấn công các tế bào của chính cơ thể đó – không phải là sinh vật lạ xâm nhập. Các xét nghiệm máu cho những tự kháng thể này có thể giúp phân biệt giữa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Các Xét Nghiệm Đánh Giá Ban Đầu về Những Biến Chứng Các Xét Nghiệm Đánh Giá Ban Đầu về Bệnh Tim. Tất cả những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nên được xét nghiệm về:
- • Áp suất máu. Bác sĩ của bạn nên kiểm tra áp suất máu của bạn mỗi khi đến khám. Chỉ tiêu áp suất máu là 130/80 mm Hg hoặc thấp hơn. • Hàm lượng lipit, bao gồm cholesterol. Những người bị bệnh tiểu đường nên giữ cho mức LDL (cholesterol “xấu”) thấp hơn 100 mg/dL, mức HDL (cholesterol “tốt”) cao hơn 40 mg/dL, và mức triglyceride thấp hơn 150 mg/dL. Xét nghiệm nên được thực hiện hàng năm và có thể cách một năm cho những bệnh nhân kiểm soát tốt hàm lượng lipit và không có chứng cứ bị bệnh tim. • Kiểm tra thể dục tim nên được xem xét cho những bệnh nhân thành niên với bất kỳ triệu chứng hoặc những phát hiện nào ở biểu đồ điện tim, hoặc trước khi bắt đầu một chương trình thể dục. [Nội dung ẩn, đăng nhập để xem] Biểu đồ điện tim (electrocardiogram - ECG, EKG) được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh tim, từ bệnh tim bẩm sinh ở trẻ s ơ sinh đến nhồi máu cơ tim và viêm cơ tim ở những người thành niên. Có một số loại biểu đồ điện tim khác nhau hiện đang được sử dụng. Các Xét Nghiệm Đánh Giá Ban Đầu về Tổn Thương Thận. Biểu thị đầu tiên của bệnh thận là chứng anbumin vi niệu(microalbuminuria), trong đó một số lượng rất ít (30 – 300 mg mỗi ngày) protein được gọi là anbumin được tìm thấy trong nước tiểu. Chứng anbumin vi niệu cũng là nguyên nhân tạo ra các biến chứng khác liên
- quan đến những bất thường của mạch máu, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ (tai biến mạch máu não). Hiệp Hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ khuyến khích rằng những người bị bệnh tiểu đường nên tiếp nhận xét nghiệm nước tiểu để phát hiện chứng anbumin vi niệu. Các bệnh nhân cũng nên được xét nghiệm hàm lượng creatinine trong máu mỗi năm ít nhất một lần. Creatinine là một sản phẩm thải mà sẽ được thận lọc ra khỏi máu. Hàm lượng cao chất creatinine có thể là dấu hiệu tổn thương thận. Bác sĩ sử dụng các kết quả từ xét nghiệm creatinine trong máu để tính toán tỉ lệ dịch lọc cầu thận (glomerular filtration rate - GFR). Tỉ lệ GFR là một dấu hiệu cho thấy chức năng hoạt động của thận; nó đánh giá khả năng lọc máu của thận. Kiểm Tra về Bệnh Võng Mạc. Hiệp Hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ khuyến khích rằng các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 1 nên có một cuộc kiểm tra mắt toàn diện hàng năm, với phương pháp tăng nhãn cầu, để kiểm tra các dấu hiệu về bệnh võng mạc (retinopathy). Các bệnh nhân có ít nguy cơ có thể chỉ cần kiểm tra trong mỗi 2 – 3 năm. Kiểm Tra về Bệnh Thoái Hóa Thần Kinh. Tất cả bệnh nhân nên được kiểm tra về tổn thương thần kinh (neurophathy), bao gồm một cuộ c kiểm tra toàn diện về bàn chân. Những bệnh nhân bị mất cảm giác ở bàn chân nên được kiểm tra bàn chân mỗi 3 – 6 tháng để xem xét những vết lở loét hoặc nhiễm trùng.
- Kiểm Tra về Những Bất Th ường ở Tuyến Giáp. Các xét nghiệm về chức năng hoạt động của tuyến giáp nên được thực hiện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dinh dưỡng cho người tiểu đường
5 p | 236 | 50
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 1)
6 p | 195 | 35
-
Tiểu đường và các phương pháp điều trị
6 p | 145 | 23
-
Ghép tế bào gốc để điều trị bệnh tiểu đường
7 p | 162 | 18
-
Di Thể ENPP1/PC-1 liên hệ Bệnh Cao Mỡ Đàn Ông, Bệnh Tiểu Đường Loại 2 và Bệnh Nhồi Máu Cơ Tim
1 p | 129 | 15
-
Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 1
6 p | 128 | 14
-
Thuốc điều trị tiểu đường type 2 với cây thảo dược
3 p | 159 | 10
-
Bài giảng Bệnh tiểu đường trẻ em
15 p | 156 | 8
-
Bệnh võng mạc tiểu đường - Tiểu đường là bệnh rối loạn
8 p | 103 | 7
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1- Phần I
7 p | 63 | 6
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TIỀM ẨN MIỄN NHIỄM TỰ ĐỘNG Ở NGƯỜI LỚN
4 p | 122 | 6
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (PHẦN 1)
7 p | 106 | 6
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 - Phần IV
6 p | 74 | 5
-
Bệnh tiểu đường ở trẻ em.Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường týp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin… Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường týp 1, xảy ra khi tu
6 p | 102 | 5
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1- Phần II
9 p | 90 | 4
-
4 Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ
3 p | 72 | 3
-
Trẻ sinh mổ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
3 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn