intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TRÊN GIÁP XÁC

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh hoại tử khối gan tuỵ (Necrotising hepatopancreatitis) Bệnh đốm nâu hay Bệnh ăn mòn phụ bộ · Đối tượng nhiễm: Tôm càng xanh, bệnh thường xảy ra sau khi nuôi 23 tháng trở đi · · Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do vi khuẩn Aeromonas Triệu chứng: Trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết · Biện pháp phòng trị bệnh: ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TRÊN GIÁP XÁC

  1. BỆNH TRÊN GIÁP XÁC Bệnh trắng đuôi (MrNV và XSV) Bệnh hoại tử khối gan tuỵ (Necrotising hepatopancreatitis) Bệnh đốm nâu hay Bệnh ăn mòn phụ bộ Đối tượng nhiễm: Tôm càng xanh, bệnh thường xảy ra sau khi nuôi 2- · 3 tháng trở đi Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do vi khuẩn Aeromonas · Triệu chứng: Trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó · chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết · Biện pháp phòng trị bệnh: Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp Trị bệnh: Khi tôm bị bệnh thay dần nước ao. Kiểm soát phòng ngừa bênh đốm nâu bao gồm: cải thiện môi trường nuôi thông qua sự chăm sóc, quản lý và đầy đủ dinh dưỡng, đáy ao phải bằng phẳng, tăng cường trú ẩn cho tôm, hạn chế tối đa sự tụ tập của tôm chống hiện tượng ăn thịt lẫn nhau bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn và giữ cho chất lượng nước ao luôn tốt
  2. Bệnh đục cơ của tôm càng xanh Đối tượng nhiễm: Tôm càng xanh  Tác nhân gây bệnh: cầu khuẩn  Lactococcus garvieae (Enterococcus seriolicida) gram dương hình quả trứng. Triệu chứng: Tôm kém ăn hoạt động chậm chạp, đầu tiên cơ phần đuôi  chuyển màu trắng đục(thường là những vệt màu trắng đục, khi đưa tôm ra ánh sáng mặt trời nhìn rõ những vệt trắng đục) sau lan truyền lên phía đầu ngực, tôm bệnh nặng mang chuyển màu trắng đục, vỏ tôm mềm(khi luộc chín tôm chuyển màu đỏ ít) tỷ lệ tôm chết cao Phòng và trị bệnh  Phòng bệnh: nhiệt độ trong ao không để biến rhiên trong ngày quá 30C, không để tôm sốc vì môi trường nuôi xấu, thiếu oxy hoà tan vào sáng sớm, pH=7,5-8,5; NH3, H2S=0,01mg/l. Bón bột đá vôi theo pH(1-2kg/100m3nước ao), hoặc bón hợp chất có hoạt chất clo để diệt trùng đáy. Cho tôm ăn thêm vitamin C, liều lượng 2- 3g/1kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt ăn 1 tuần, mỗi tháng cho ăn 2 đợt Trị bệnh: Có thể cho tôm ăn một số loại kháng sinh(Amikacin hoặc Ciprofloxaccin)liều dùng 100mg/1kg tôm/ngày đầu và từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 liều ăn giảm đi ½.
  3. Bệnh đen mang · Đối tượng nhiễm bệnh: Tôm càng xanh Tác nhân gây bệnh: Nguyên nhân từ đáy ao nuôi nhiễm bẩn, có chất · hữu cơ . Kiểm tra thấy khí độc (Ammonia) ở đáy ao cao vì có bùn đáy ao nhiều, các chất hữu cơ thừa nhiều (từ thức ăn thừa - do thức ăn nhiều tôm ăn không hết, từ tảo chết v.v..). Thường phát hiện bệnh này trong ao nuôi thả tôm mật độ cao, trong ao nuôi theo hệ thống không thay n ước hoặc ít thay nước. Triệu chứng: Mang tôm có màu đen và nhiều khi có các chất hữu cơ · hoặc vô cơ vào trong mang tôm, nếu không xử lý sẽ làm tôm nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Bình thường bệnh đen mang xảy ra lúc tôm lớn (tôm được hai tháng rưỡi tới ba tháng trở lên). · Biện pháp phòng trị: Phòng bệnh: Quản lý việc cho thức ăn tôm cho tốt, không để cho thức ăn thừa nhiều trong ao. Dùng loại thức ăn chất lượng cao. Nên có ao lắng nước để xử lý nước và thay nước khi thấy cần thiết (kiểm tra thấy Ammonia nhiều hơn 0,1ppm). Nếu không thể thay nước được nên dùng vi sinh vật nói trên để giúp phân hủy chất hữu cơ đáy ao và kết hợp với dùng Zeolite (loại có thể hấp thụ Ammonia được như: Asahi Zeolite /Sitto Zeolite/ Granulite) để quản lý chất khí độc trong và đáy ao nuôi Tri bệnh: Thay nước ao (nên có ao xử lý nước trước khi sử dụng nước). Dùng Granulite (Zeolite dạng hạt) để hấp thụ các khí độc đáy ao mỗi 5 -7 ngày một lần. Có thể dùng thêm kháng sinh theo đúng hướng dẫn kỹ thuật pha trộn với thức ăn cho tôm để phòng trị bệnh từ vi khuẩn (nên dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch bốn tuần. Dùng vi sinh vật (BS-I ) để giúp phân hủy chất hữu cơ .
  4. Bệnh đốm nâu (hay bệnh ăn mòn phụ bộ) Đối tượng nhiễm: Tôm càng xanh, bệnh thường · xảy ra sau khi nuôi 2-3 tháng trở đi Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do vi khuẩn · Aeromonas Triệu chứng: Trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm · màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết · Biện pháp phòng trị bệnh: Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp Trị bệnh: Khi tôm bị bệnh thay dần nước ao. Kiểm soát phòng ngừa bênh đốm nâu bao gồm: cải thiện môi trường nuôi thông qua sự chăm sóc, quản lý và đầy đủ dinh dưỡng, đáy ao phải bằng phẳng, tăng cường trú ẩn cho tôm, hạn chế tối đa sự tụ tập của tôm chống hiện tượng ăn thịt lẫn nhau bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn và giữ cho chất lượng nước ao luôn tốt Nguồn: Viện Nghiên cứu NTTS 1
  5. Bệnh đóng rong · Đối tượng nhiễm: Trên tôm càng xanh · Tác nhân gây bệnh: Zoothamnium sp, Epistylis. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được Triệu chứng: Kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó), thấy vỏ tôm bị bẩn giống · như có nhớt bám trên vỏ tôm và có nhiều khi thấy có rong / tảo bám trên vỏ tôm,vỏ tôm không sạch. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm giảm ăn từ từ yếu đi, , vào nằm vùi trong đống bùn ao. Nếu không trị tôm sẽ chết vì nhiễm bệnh tác nhân gây bệnh cơ hội là vi khuẩn vi khuẩn. · Biện pháp phòng và trị bệnh: Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp Trị bệnh: Giảm số lượng các chất hữu cơ trong ao bằng cách thay nước (nếu có ao lắng nước). Giảm thức ăn xuống từ 5 - 10 % trong một thời gian (để giảm chất hữu cơ thừa). Dùng các vi sinh vật có lợi ích để phân hủy các chất hữu c ơ (Ví dụ: Bacillus subtilis 1070 hoặc BKC, pond clear….). Dùng Formalin (thuốc để diệt Zoothamnium sp. vào buổi tối). Chú ý: Trong thời gian tôm đang bị bệnh nên trộn Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1