intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm phổi (Suyễn) trên heo

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

219
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh viêm phổi (Suyễn) trên heo là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh tác động chủ yếu trên đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh xảy ra mạnh trong những điều kiện sức đề kháng của heo giảm sút. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp (khoảng 10%). Bệnh gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi vì heo bệnh sinh trưởng chậm. Ngoài ra, bệnh có thể truyền qua bào thai, vì vậy khi heo mẹ mắc bệnh này cần phải loại thải. LOÀI MẮC BỆNH: Heo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm phổi (Suyễn) trên heo

  1. Bệnh viêm phổi (Suyễn) trên heo Bệnh viêm phổi (Suyễn) trên heo là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh tác động chủ yếu trên đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh xảy ra mạnh trong những điều kiện sức đề kháng của heo giảm sút. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp (khoảng 10%). Bệnh gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi vì heo bệnh sinh trưởng chậm. Ngoài ra, bệnh có thể truyền qua bào thai, vì vậy khi heo mẹ mắc bệnh này cần phải loại thải. LOÀI MẮC BỆNH: Heo từ 3-4 tháng tuổi dễ mắc bệnh, heo nái mang thai ở kỳ 2, heo mẹ nuôi con, heo nuôi trong điều kiện vệ sinh chuồng trại và dinh dưỡng kém cũng dễ mắc bệnh. Heo lai ít mắc bệnh hơn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng quan trọng nhất là trời lạnh và ẩm. ĐƯỜNG LÂY LAN: Chủ yếu qua đường hô hấp, gió mang hạt khí chứa vi khuẩn có thể đi xa 3km. Nhập vào đàn những heo mắc bệnh. Trong thời gian cho con bú, heo mẹ mắc bệnh có thể truyền sang cho heo con. CƠ CHẾ SINH BỆNH: Thời kỳ nung bệnh biến đổi từ 1-3 tuần. Sau khi theo đường hô hấp vào cơ thể gia súc, nếu sức đề kháng của cơ thể tốt vi khuẩn
  2. sẽ tạm thời không gây tác hại. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút (do gia súc bị stress, tình trạng nuôi dưỡng kém, chuồng trại dơ bẩn, thời tiết thay đổi đột ngột,…) vi khuẩn bắt đầu tác động gây bệnh. Vi khuẩn sinh sản trong phổi gây viêm phổi một số thùy bắt đầu là thùy tim, lan ra thùy đỉnh và rồi tới thùy hoành cách mô có tính đối xứng, đồng thời do phản ứng chống đỡ của cơ thể như tổ chức lâm ba sinh trưởng thêm, bạch cầu đơn nhân tập trung nhiều ở tổ chức quanh huyết quản của phế quản, cùng sự kế phát các vi khuẩn khác như Pasteurella multocida, Steptococcus pyogenes, Diploccoccus pneumoniae, Samonella,…tác động làm bệnh nặng thêm, gia súc chết nhanh. Heo khỏi bệnh có thể miễn dịch nhưng tìm thấy rất ít kháng thể. TRIỆU CHỨNG: 1/Dạng cấp tính: Heo ủ bệnh từ 10-16 ngày Triệu chứng khó phát hiện, heo bệnh thường tách đàn nằm ở gốc chuồng, ăn ít, chậm lớn, da nhợt nhạt, sốt nhẹ (40-40,50C). Lúc đầu gia súc hắt hơi từng hồi, chảy mũi nước, ho từng tiếng hay chuỗi dài lúc vận động mạnh, vào sáng sớm hay chiều tối, ho liên tiếp 1-3 tuần rồi thôi, hoặc có khi kéo dài đến khi hạ thịt. Khi phổi bị tổn thương nặng, heo há mồm ra thở một cách khó khăn, ngồi như chó ngồi. Bệnh thường chuyển sang dạng mãn tính. 2/Dạng mãn tính: Gia súc ho dai dẵng, thường lúc sáng sớm, buổi tối, hay sau khi ăn xong. Bệnh kéo dài trong vài tháng đến nữa năm, thỉnh thoảng có con chết, nếu quản lý chăm sóc tốt, đàn heo có thể phục hồi. Tỷ lệ chết khoảng 10%, nhưng đàn heo bệnh chậm phát triển, còi cọc (nếu bị nhiễm khuẩn kế phát, heo chảy dịch mủ ở mũi khi ho, tỷ lệ chết từ 20-80%).
  3. BỆNH TÍCH: Bệnh tích viêm phổi bắt đầu từ thùy tim lan ra thùy đỉnh xuống thùy hoành cách mô, tập trung thành từng vùng rộng lớn. Hai bên phổi có bệnh tích đối xứng rõ rệt, có giới hạn rõ rệt giữa vùng phổi viêm và vùng không bệnh. Chổ thùy phổi viêm sưng cứng dần màu đỏ nhạt rồi thành xám nhạt, bị gan háo, nhục hóa. Màng phổi bị viêm nặng. Khí quản, phế quản viêm có bọt, có dịch nhầy, khi bóp có mủ chảy ra. Hạch lâm ba phổi sưng rất to (2-5 lần so với bình thường). Nếu có vi khuẩn kế phát, bệnh tích sẽ phức tạp hơn chẳng hạn, nếu bệnh ghép với tụ cầu và liên cầu thì có mủ vàng, nếu ghép với vi khuẩn tụ huyết trùng, heo có triệu chứng và bệnh giống với bệnh tụ huyết trùng, , nếu có vi khuẩn sinh mủ, phổi có mủ. VỆ SINH PHÒNG BỆNH: Để phòng bệnh cần thường xuyên theo dõi đàn heo để phát hiện kịp thời và có biện pháp cách ly điều trị, tránh lây nhiễm trong đàn. Thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa vào mùa đông. Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi và dụng cụ để tiêu diệt Mycoplasma và các loại mầm bệnh khác. Không nhốt chung nhiều heo ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt khi heo chuyển đàn. Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của gia súc. Bổ sung thêm khoáng chất và vitamin. Heo mới mua về nên nhốt riêng theo dõi ít nhất 1 tháng. Khi xác định heo khỏe mạnh thì tiêm ngừa vaccine và cho nhập đàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2