intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Viêm tai giữa ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

179
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu hết các bậc cha mẹ không biết rằng nhiễm khuẩn tai giữa - cũng còn gọi là viêm tai giữa - là một trong những bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Đa số trẻ có ít nhất một lần bị viêm tai vào lúc 3 tuổi. Lên 7 tuổi, hầu hết trẻ đã từng một lần bị viêm tai. Viêm tai thường bắt đầu với cảm lạnh, có thể gây tích dịch ở màng nhĩ. Bản thân dịch không phải là một rắc rối. Nhưng nó là môi trường lý tưởng để vi khuẩn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Viêm tai giữa ở trẻ em

  1. Viêm tai giữa Hầu hết các bậc cha mẹ không biết rằng nhiễm khuẩn tai giữa - cũng còn gọi là viêm tai giữa - là một trong những bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Đa số trẻ có ít nhất một lần bị viêm tai vào lúc 3 tuổi. Lên 7 tuổi, hầu hết trẻ đã từng một lần bị viêm tai. Viêm tai thường bắt đầu với cảm lạnh, có thể gây tích dịch ở màng nhĩ. Bản thân dịch không phải là một rắc rối. Nhưng nó là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hoặc virus gây viêm nhiễm. Viêm tai cấp rất đau. Nhưng khó có thể hiểu được đau ở đứa trẻ còn quá nhỏ để giao tiếp bằng lời nói. Các dấu hiệu khác có thể rõ ràng hơn đau. Một trẻ bị viêm tai có thể cũng sốt và cáu kỉnh hoặc mệt mỏi. Trẻ cũng thường khó ngủ. Mặc dù viêm tai có thể khiến cha mẹ rất lo lắng và trẻ thì rất đau, nhưng có điều đáng mừng là hầu hết trẻ không bị viêm tai nữa khi chúng đến
  2. tuổi đi học. Thực tế, tuổi viêm tai kéo dài từ 4 tháng tới 4 tuổi đối với đa số trẻ. Một số ca viêm tai cần dùng kháng sinh, nhưng nhiều ca có thể khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Bạn và bác sỹ có thể cùng nhau quyết định biện pháp tốt nhất cho trẻ. Một vài cách đánh giá thông thường có thể làm giảm nhiều nguy cơ viêm tai. Dấu hiệu và triệu chứng Viêm tai thường gặp ở trẻ còn quá nhỏ để nói được chúng cảm thấy thế nào. Hơn nữa một số dấu hiệu của viêm tai, như sốt và mất ngủ có thể là do nhiều chứng bệnh khác. Điều này lý giải tại sao viêm tai đôi khi khó xác định. Biết cần phải tìm dấu hiệu gì có thể có ích. Hãy nhớ rằng viêm tai thường tiến triển trong thời gian ngắn sau khi bị cảm lạnh và trẻ sẽ thấy khó chịu nhất trong 24 giờ đầu sau khi nhiễm khuẩn khởi phát. Trẻ nhỏ khi đau là mệt mỏi và tiếng khóc khác với khóc khi đói hoặc gắt ngủ. Là cha mẹ có thể nhận ra tiếng khóc khác nhau của trẻ. Trẻ nhỏ có thể cọ hoặc kéo tai và có thể không đáp ứng với âm thanh. Thậm chí điều này có thể là dấu hiệu tích dịch trong tai giữa, cũng không nhất thiết là một dấu hiệu của viêm tai. Viêm tai cấp rất đau và thường kèm
  3. theo sốt. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể gồm chán ăn hoặc cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng. Trẻ lớn hơn có thể kêu đau tai hoặc cảm thấy tức trong tai. Nguyên nhân Tai giữa là một khoang kích thước bằng hạt đậu phía sau màng nhĩ - một mô vòng cung nhỏ rung lên khi có tiếng động. Nó gồm ba xương rất nhỏ chuyển rung động từ màng nhĩ vào tai trong - nơi chúng chuyển đổi thành xung thần kinh đối với tiếng động. Những xung này cho phép chúng ta nghe thấy. Tai giữa được nối với phía sau của mũi và họng bởi một đường dẫn hẹp gọi là vòi nhĩ. Bình thường, vòi nhĩ giúp cân bằng áp lực trong và ngoài tai. Nó cũng giúp làm khô dịch ở tai giữa. Hầu hết viêm tai bắt đầu bằng nhiễm khuẩn hô hấp trên như cảm lạnh có thể gây sưng và viêm vòi nhĩ. Vòi nhĩ của trẻ thường hẹp và ngắn hơn người lớn. Điều này làm tăng khả năng viêm làm tắc vòi hoàn toàn, giữ dịch ở tai giữa. Tích dịch sẽ tạm thời ảnh hưởng tới thính lực của trẻ ở mức độ nhẹ. Đó là vì màng nhĩ và các xương nhỏ ở tai giữa gặp khó khăn hơn khi chuyển
  4. rung động âm thanh trong dịch. Bản thân dịch không gây lo ngại. Thường thì dịch này sẽ hết trong vài tuần. Nhưng đôi khi nó có thể vẫn còn ở tai giữa trong vài tháng. Sau đó nó có thể làm suy giảm sức nghe của trẻ trong chừng mực nào đó việc phát triển ngôn ngữ bị ảnh hưởng. Dịch ở tai giữa cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và virus gây nhiễm khuẩn. Dịch viêm có thể gây viêm và tạo mủ chèn ép tai. Điều này làm trẻ rất đau. Hiếm khi, sức ép này có thể làm rách màng nhĩ. Yếu tố nguy cơ Tất cả trẻ em đều dễ bị viêm tai, nhưng một số trẻ dễ mắc bệnh hơn những trẻ khác. Những trẻ có nguy cơ gồm: Trẻ em trai  Trẻ đi học nhà trẻ, mẫu giáo  Những trẻ có anh chị em có tiền sử viêm tai tái phát  Trẻ có tiền sử gia đình bị hen, dị ứng hoặc chàm  Trẻ bị hít khói thuốc lá 
  5. Trẻ người gốc da đỏ, người Eskimo ở Alaska hoặc Eskimo ở  Canada. Hình dáng vòi nhĩ có thể làm những trẻ em này nhạy cảm hơn. Hơn nữa, trẻ bú bình dễ bị viêm tai hơn trẻ bú mẹ trong ít nhất  4 tháng đầu. Khi nào cần đi khám bệnh Nếu trẻ kêu đau tai hoặc tức trong tai kéo dài hơn 1 ngày hoặc kèm theo sốt, hãy gọi cho bác sỹ. Nên đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt nếu nhìn thấy máu và mủ chảy ra. Đây có thể là dấu hiệu rách màng nhĩ. Viêm tai thường gặp trẻ quá bé để có thể nói cho bạn biết điều gì không ổn. Trẻ từ 4 đến 24 tháng tuổi cần cảnh giác với dấu hiệu mất ngủ, cáu kỉnh và kém ăn sau nhiễm khuẩn hô hấp trên như cảm lạnh. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc không. Trẻ nhỏ cũng có thể kéo tai và không đáp ứng với các âm thanh bình thường. Nếu như các dấu hiệu và triệu chứng này kéo dài hơn 1 ngày, cần gọi cho bác sỹ. Mặc dù viêm tai không phải là cấp cứu, nó có thể làm cho trẻ rất khó chịu. Nếu trẻ được chẩn đoán viêm tai, cần tới bác sỹ nếu các dấu hiệu và triệu chứng không được cải thiện theo thời gian hoặc điều trị, hoặc bệnh trở
  6. nên nặng hơn. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể lên lịch khám theo dõi. Sàng lọc và chẩn đoán Viêm tai giữa đôi khi khó chẩn đoán. Bác sỹ thường phát hiện được dịch ở tai giữa. Nhưng không có cách nào chắc chắn là dịch đã nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus hay vi khuẩn. Bác sỹ sẽ cố đưa ra chẩn đoán tốt nhất dựa trên cảm giác đau của trẻ, tiền sử bệnh và khám bệnh. Trong khi khám, bác sỹ sẽ kiểm tra đầu và cổ của trẻ để có thể làm trẻ nhạy cảm hơn với viêm tai. Bác sỹ cũng sẽ dùng đèn soi tai để nhìn vào trong tai phát hiện màng nhĩ đỏ và bằng chứng của dịch phía sau màng nhĩ. Phối hợp hai kết quả này có thể gợi ý tới viêm tai giữa. Hơn nữa, bác sỹ có thể kiểm tra màng nhĩ và xem nó rung trong đáp ứng với áp lực không khí hay không. Nếu màng nhĩ không chuyển động tự do, đó là dấu hiệu có thể có dịch trong tai giữa. Màng nhĩ phồng lên hoặc có sự thay đổi màu sắc có thể chỉ ra sự nhiễm khuẩn. Họ cũng có thể tìm liên cầu khuẩn ở họng hoặc amidan sưng to. Trong một vài trường hợp bác sỹ có thể khuyên làm xét nghiệm màng nhĩ đồ hoặc thính lực đồ, đặc biệt nếu trẻ đã vài lần có dịch ở tai giữa. Xét
  7. nghiệm màng nhĩ đồ đánh giá màng nhĩ chuyển động có tốt hay không. Thính lực đồ dùng các tần số âm thanh khác nhau để kiểm tra dấu hiệu mất nghe tạm thời. Biến chứng Nhiều ca viêm tai không điều trị vẫn tự khỏi mà không có biến chứng. Nhưng nhiễm khuẩn kéo dài hoặc tái phát có thể làm tổn thương màng nhĩ, xương tai và cấu trúc tai giữa, có thể gây mất nghe vĩnh viễn. Trẻ nhỏ ngay cả mất nghe trong thời gian ngắn có thể làm chậm nói. Trong các trường hợp hiếm gặp, áp lực bên tai bị nhiễm khuẩn có thể gây rách màng nhĩ. Nếu thấy mủ và máu chảy ra đó là dấu hiệu đáng lo. Nhưng thực ra rách làm giảm đau cho trẻ, và trong hầu hết trường hợp màng nhĩ sẽ tự liền. Nếu màng nhĩ tiếp tục rách đi rách lại và không liền, trẻ có thể phải cần phẫu thuật vá màng nhĩ và phải bảo đảm nhiễm khuẩn được điều trị thích hợp. Cũng có thể amidan hoặc VA của trẻ to và làm tắc vòi nhĩ. Sẹo phát triển thường không ảnh hưởng tới sức nghe của trẻ. Hãy gọi điện cho bác sỹ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ rách màng nhĩ. Điều trị
  8. Có một số cách điều trị viêm tai. Cách nào là tốt nhất cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Chẩn đoán  Có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào  Trẻ có thường xuyên bị viêm tai hay không  Trẻ đã bị viêm tai bao lâu  Tuổi của trẻ  Viêm tai có ảnh hưởng tới sức nghe của trẻ hay không  Lựa chọn điều trị gồm phương pháp theo dõi và rất nhiều cách điều trị thuốc: - Phương pháp theo dõi. Thật khó khăn đối với cha mẹ phải thấy cảnh trẻ đau đớn. Đa phần các bậc cha mẹ sẽ làm điều gì đó để giúp trẻ cảm thấy đỡ đau. Nhưng có thể mối quan tâm nhất cho trẻ là giảm đau và kháng sinh mạnh đối với viêm dai dẳng. Bởi vì hầu hết các ca viêm tai sẽ tự khỏi trong vài ngày.
  9. Thêm vào đó, kháng sinh không giúp gì khi viêm do virus. Chúng cũng không loại trừ được dịch ở tai giữa. Hơn nữa, kháng sinh có thể gây các tác dụng phụ như buồn nôn, ỉa chảy, nổi ban và phản ứng dị ứng. Và dùng kháng sinh thường xuyên có thể tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Điều này có thể gây nhiều khó khăn cho điều trị những nhiễm khuẩn nặng về sau. Nếu bạn quyết định chưa dùng kháng sinh, hãy theo dõi dấu hiệu đau tăng hoặc mất nghe và tham khảo ý kiến thầy thuốc để làm giảm đau. - Liệu pháp kháng sinh. Nếu bác sỹ lo ngại rằng của trẻ bị viêm tai, họ có thể khuyên dùng kháng sinh. Khi thuốc có hiệu quả, trẻ bắt đầu cảm thấy khá hơn trong một vài ngày. Nhưng ngay cả khi các triệu chứng của trẻ có cải thiện vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đầy đủ theo đơn, có thể kéo dài từ 5- 10 ngày phụ thuộc vào liệu trình điều trị. Ngừng thuốc quá sớm có thể làm cho viêm tái phát. Điều này cũng góp phần là phát triển các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Hầu hết trẻ có thể có dịch trong tai khoảng 2 tháng sau khi đã khỏi viêm. Điều này sẽ không thành vấn đề nếu không ảnh hưởng tới thính lực.
  10. - Kháng sinh dự phòng. Nếu trẻ bị viêm tai tái phát- viêm tai từ ba lần trở lên trong khoảng 6 tháng hoặc 4 lần/năm - thầy thuốc có thể cho dùng kháng sinh liều thấp trong vài tuần hoặc vài tháng như một biện pháp dự phòng. Kháng sinh không làm hết dịch ở tai giữa, nhưng chúng có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Kháng sinh không ngăn ngừa đ ược nhiễm virus. Mặt khác, do nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh, nên trẻ có thể bị viêm tai ngay cả khi đang dùng thuốc. Hơn nữa, càng dùng kháng sinh kéo dài, trẻ càng dễ bị các tác dụng phụ như tiêu chảy, nổi ban và phản ứng dị ứng. Cho trẻ dùng kháng sinh dự phòng là một quyết định còn nhiều tranh cãi. Hãy cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. - Ống dẫn lưu. Nếu dịch ở tai giữa ảnh hưởng tới sức nghe của trẻ, hoặc viêm tai tái phát không đáp ứng với kháng sinh, bác sỹ có thể đặt một ống nhỏ qua màng nhĩ. Ống này giúp làm thoát dịch và cân bằng áp lực giữa tai giữa và tai ngoài. Sức nghe của trẻ sẽ được cải thiện ngay lập tức. Do màng nhĩ phát triển, ống này được lấy ra và lỗ dẫn lưu sẽ liền lại. Thủ thuật rạch màng nhĩ yêu cầu phải gây mê. Khoảng 25% trẻ tiếp tục có vấn đề và cần phẫu thuật để đặt ống dẫn lưu lần thứ hai. Một số trẻ thậm chí phải đặt lần 3.
  11. Nếu trẻ phải đặt ống dẫn lưu, bác sỹ có thể cấm bơi lội, vì có thể làm tăng nguy cơ viêm tai. Phòng ngừa Bạn không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn không bị viêm tai giữa. Nhưng có thể làm giảm nguy cơ bằng cách thực hiện các bước sau: - Nếu có thể, hãy chọn nơi gửi trẻ có qui mô nhỏ. Trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo dễ bị viêm tai hơn trẻ ở nhà. Và càng có nhiều trẻ em trong lớp trẻ càng dễ bị cảm lạnh dẫn tới nhiễm khuẩn. Để làm giảm nguy cơ tiếp xúc, hãy chọn lớp học có ít trẻ cùng tuổi. - Bảo vệ trẻ khỏi bị hít phải khói thuốc lá. Trẻ hít phải khói thuốc lá dễ bị viêm tai giữa hơn nhiều. Nếu trẻ bị ốm thì cũng lâu khỏi bệnh hơn. Cách tốt nhất giữ trẻ an toàn là không có khói thuốc lá trong nhà và trong xe ô tô. Tốt nhất là không ai hút thuốc ở nơi có trẻ, như tại các nhà hàng hoặc các nơi tụ họp khác. Cũng như vậy, tại hầu hết các bang, các trường mẫu giáo được yêu cầu không hút thuốc lá. - Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 4 tháng đầu. Trẻ bú bình dễ bị viêm tai hơn trẻ bú mẹ. Bú mẹ làm truyền miễn dịch, giúp bảo vệ chống lại
  12. viêm tai giữa. Nó cũng giúp vòi nhĩ của trẻ khỏi tắc. Nếu cho bú bình, hãy giữ trẻ ở vị trí thẳng đứng. Không cho trẻ bú khi nằm. - Hãy hỏi bác sỹ về vaccin phối hợp 7 loại phế cầu khuẩn (Prevnar). Đây là vaccin ngừa 7 type phụ của phế cầu khuẩn thường gặp nhất ở trẻ. Tiêm 4 mũi vào lúc 2, 4, 6 và 15 tháng tuổi. Mặc dù Prevnar được dùng để phòng ngừa nhiễm khuẩn nặng, gây chết người như viêm phổi, viêm màng não và đã chứng tỏ làm giảm nhẹ tỉ lệ viêm tai giữa, nhưng nó không ngăn ngừa được tất cả các loại viêm tai. Tự chăm sóc Mặc dù viêm tai giữa không phải là cấp cứu, nó có thể gây đau dữ dội trong 24 giờ đầu. Điều trị tại nhà có thể làm giảm khó chịu cho trẻ. Có thể làm thử các cách sau: - Giảm đau. Hỏi thầy thuốc về cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol hoặc các thuốc khác) hoặc ibuprofen (Motrin, Advil, các thuốc khác). Dùng đúng liều theo tuổi và cân nặng của trẻ. Nếu dùng kéo dài hoặc liều cao, những thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi. Thuốc gây hội chứng Reye, có thể gây chết người.
  13. - Chườm ấm. Chườm ấm tai. Dùng vải dấp nước ấm chườm có thể giúp giảm đau và dễ chịu cho trẻ. - Nhỏ tai. Nên hỏi bác sỹ kê đơn thuốc nhỏ tai chứa thuốc gây tê tại chỗ. Thuốc này không chữa được nhiễm khuẩn, nhưng nó giúp giảm đau. Không dùng thuốc nhỏ tai nếu trẻ có chảy nước tai. Trước khi nhỏ thuốc, hãy làm ấm bằng cách đặt lọ thuốc vào nước ấm. Sau đó nhẹ nhàng đặt trẻ lên mặt phẳng với tai nhiễm khuẩn ngửa lên. Đừng cố nhỏ thuốc khi bế trẻ trên tay hoặc trong lòng. Các kỹ năng đương đầu Nếu trẻ bị viêm tai, hãy nhớ rằng thời gian thường là thứ yếu. Khi trẻ lớn, vòi nhĩ sẽ rộng ra và đỡ gấp khúc hơn. Sự phát triển này giúp bảo vệ chống lại viêm tai. Mặc dù viêm tai có thể vẫn xảy ra, nhưng chúng thường không phát triển khi trẻ đến tuổi đi học. Khi chăm sóc trẻ, hãy lập kế hoạch cho một số hoạt động nhẹ nhàng để trẻ thấy dễ chịu và quên đau. Có thể là những điều đơn giản mà bạn thường không có thời gian để làm, như đọc sách thật to. Để làm trẻ dễ chịu hơn, đừng đánh giá quá thấp lợi ích của việc âu yếm trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2