intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng tránh tái phát viêm tai giữa ở trẻ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm hay nhiễm trùng tai giữa là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng tránh tái phát viêm tai giữa ở trẻ

  1. Phòng tránh tái phát viêm tai giữa ở trẻ Viêm hay nhiễm trùng tai giữa là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng viêm tai giữa, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay (google image)
  2. Bệnh là hậu quả của sự viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bắt đầu chỉ là cảm cúm, sổ mũi thông thường, nhưng nếu không quan tâm, chăm sóc đúng cách cũng như phòng tránh tái phát, bệnh kéo dài và chuyển sang viêm tai giữa. Hậu quả xấu nhất là trẻ sẽ bị điếc. Khó phát hiện Viêm tai giữa là hậu quả của sự viêm nhiễm đường hô hấp trên nên những triệu chứng ở giai đoạn đầu thường tương tự như các bệnh đường hô hấp như sổ mũi, cảm cúm, nóng sốt, hay quấy khóc… nên rất khó phát hiện. Cũng chính vì điều này khiến nhiều bậc cha mẹ chủ quan, bỏ qua các biểu hiện bệnh hoặc không biết về mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa, vì thế không quan tâm chữa ngay. Chỉ đến khi bệnh có biến chứng hoặc ở giai đoạn cuối, tức là màng nhĩ đã bị rách, lúc đó mới đưa đến bác sĩ thì đã muộn. Bởi vì bệnh viêm tai giữa phát triển nhanh theo từng ngày, mức độ nguy hiểm cũng tăng theo. Các biến chứng có thể gặp như viêm tai giữa mãn tính, viêm xương chũn,
  3. viêm màng não… Do đó, BS Đặng Hoàng Sơn - BV Nhi đồng 1 khuyến cáo, trước khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như ho, chảy mũi, nghẹt mũi… Ở trẻ nhỏ thường có quấy khóc dữ dội khi ở tư thế nằm hoặc nghiêng về phía lỗ tai bị bệnh, hoặc trẻ thường đưa ktay lên quơ vào chỗ tai đau khi bú do áp vào ngực mẹ. Triệu chứng rõ hơn là sốt, chảy mủ tai. Ngoài ra, cần lưu ý những dấu hiệu phụ đi kèm: Trẻ chán ăn, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy… Khi thấy trẻ có những biểu hiện này, cần sớm đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để có thăm khám và điều trị. Việc điều trị, tùy từng trường hợp mà sẽ điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Có nhiều cách chữa viêm tai tùy theo tuổi của trẻ nhỏ, bệnh sử và loại nhiễm trùng. Nếu trẻ nhỏ khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol. Nếu trẻ không bị chảy mủ lỗ tai hay đã từng đặt ống trong tai, bác sĩ có thể cho một loại thuốc nhỏ tai để giảm đau. Bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh, nên
  4. uống cho hết thuốc để chắc chắn là đã hết nhiễm trùng. Phòng tránh tái phát bệnh viêm tai giữa Nếu được chăm sóc và điều trị đúng, đa số các trường hợp viêm tai giữa sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Theo các bác sĩ, bệnh viêm tai giữa mặc dù dễ chữa trị, nhưng khả năng tái phát của loại bệnh này rất cao. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh sau chữa trị sẽ có ít nhất 6 lần tái bệnh trong vòng 7 năm (gần 1 lần/năm). Do vậy, các nhà chuyên môn khuyên, khi trẻ đã một lần mắc bệnh, thì sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ thường xuyên (4 – 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính lực, chậm nói. Ở trẻ viêm tai giữa mạn tính, cần kiểm tra thính lực, cần chữa trị sớm những khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Để phòng bệnh viêm tai giữa xảy ra ở trẻ, cần tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Môi trường, yếu tố gây dị ứng (bụi bặm, khói thuốc lá…), cần vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ bú mẹ. Cần lưu ý, không được tự mua thuốc để trị cho trẻ, hay tự ý bơm bất cứ thuốc gì vào tai
  5. trẻ, không khều móc tai trẻ sẽ làm chấn thương, hay nhiễm trùng rất nguy hiểm… Theo Cha mẹ và con
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2