intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách phòng tránh lở miệng ở trẻ nhỏ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lở miệng có khuynh hướng phát triển tại những vị trí giữa lợi răng và môi, ngay phần đầu hoặc vành lưỡi, lợi răng, vòm miệng, cuống họng… Vết lở miệng có đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 - 3cm. Vết thương có màu vàng tươi được bao quanh vùng viêm tấy có màu đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ năm tuổi hoặc nhỏ hơn. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Bạn cần tránh nhầm lẫn lở miệng với tổn thương màng nhầy, thường xảy ra bất chợt hằng ngày. Nguyên nhân do cơ thể trẻ thiếu vitamin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách phòng tránh lở miệng ở trẻ nhỏ

  1. Cách phòng tránh lở miệng ở trẻ nhỏ Lở miệng có khuynh hướng phát triển tại những vị trí giữa lợi răng và môi, ngay phần đầu hoặc vành lưỡi, lợi răng, vòm miệng, cuống họng… Vết lở miệng có đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 - 3cm. Vết thương có màu vàng tươi được bao quanh vùng viêm tấy có màu đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ năm tuổi hoặc nhỏ hơn.
  2. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Bạn cần tránh nhầm lẫn lở miệng với tổn thương màng nhầy, thường xảy ra bất chợt hằng ngày. Nguyên nhân do cơ thể trẻ thiếu vitamin hoặc chất khoáng, một số trường hợp cơ thể của trẻ thiếu hụt chất sắt và vitamin thuộc nhóm B như B1, B6 và B12. Nhiễm trùng tai mũi họng, bệnh viêm họng hoặc mũi - hầu có thể gây lở miệng ở trẻ. Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc
  3. chống viêm tấy có nguồn gốc từ acid niflumique, căng thẳng tinh thần do tâm lý lo lắng thái quá trong các kỳ thi, bất hòa trong gia đình như cha mẹ ly dị… đều có thể dẫn đến bệnh. Một số loại trái cây và thực phẩm như dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam quýt, chocolate và phó mát có thể gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ. Nếu trẻ có vấn đề về răng miệng như răng sữa không được chăm sóc cẩn thận hoặc bị bể gãy để lộ phần nướu thịt có thể dẫn đến tổn thương lớp màng nhầy hơi khó phân biệt với lở miệng. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau khoảng một tuần lễ, sau giai đoạn trẻ cảm thấy đau nhức khó chịu từ 2 - 3 ngày.
  4. Để phòng bệnh, luôn chải răng cho trẻ sạch sẽ đồng thời chú ý chọn lọai bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ và thường xuyên thay bàn chải mới đề phòng gây tổn thương cho lợi răng. Giữ bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ. Cho trẻ súc miệng nước muối pha loãng, ấm, nhiều lần trong ngày. Hoặc bạn có hể cho trẻ dùng huyết thanh có chứa thành phần natri carbonatre 14%. Cách này giúp đề phòng những biến chứng có thể xảy ra do lở miệng. Nếu bệnh có khuynh hướng phát tán trong miệng, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ vì lở miệng ở trẻ có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2