intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bí ẩn của nhân loại: phần 2

Chia sẻ: Tiên Trương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

60
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

tiếp nối phần 1 của "bí ẩn của nhân loại". phần 2 gồm những nội dung: những điều kỳ lạ của thế giới động thực vật, thế giới cổ đại kỳ bí, tìm kiếm dâu vết cổ đại từ vũ trụ, phát hiện mộ người hầu của vua ai cập. mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bí ẩn của nhân loại: phần 2

PHẦN 3:<br /> NHỮNG ĐIỀU KỲ LẠ CỦA THẾ GIỚI<br /> ĐỘNG THỰC VẬT<br /> 1. THẦN GIAO CÁCH CẢM Ở LOÀI VẬT<br /> rong một chiếc tàu ngầm, người ta đưa xuống một đàn thỏ con<br /> mới sinh, tách khỏi mẹ chúng đang ở trên mặt đất, cách đó<br /> hàng nghìn km. Đoàn thủy thủ được mệnh lệnh giết từng con<br /> thỏ một. Và cứ sau mỗi nhát dao, trên điện tâm đồ, người ta lại<br /> thấy tim của thỏ mẹ đập nhanh hơn...<br /> <br /> T<br /> <br /> Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học Nga không giải thích<br /> được tại sao lại có sợi dây vô hình giữa thỏ mẹ và con dù ở cách xa<br /> nhau như vậy và chấp nhận coi đó là hiện tượng thần giao cách cảm.<br /> Điều không thể giải thích này chỉ là một trong vô số bí ẩn của tự nhiên<br /> được giáo sư Phillippe de Wailly tập hợp lại trong cuốn sách có tựa đề<br /> “Giác quan thứ sáu ở loài vật”.<br /> Trong những khả năng linh cảm của động vật, phải kể đến khả<br /> năng “tiên tri” thảm họa, nhất là động đất, phun núi lửa. Một buổi<br /> sáng mùa hè năm 1963, nhân viên bảo vệ Thảo cầm viên ở thành phố<br /> Skopje thuộc tỉnh Macedonia của Nam Tư (nay là thủ đô Skopje của<br /> nước cộng hòa Macedonia) cảm thấy có điều gì đó khác thường. Từ<br /> sáng sớm, không hiểu vì sao những con thú rừng nuôi trong lồng<br /> nhốn nháo cả lên, chúng không ăn uống, cứ gào lên những tiếng thảm<br /> thiết, nhảy lung tung định phá hàng rào ra ngoài. Đến chiều thì hiện<br /> tượng này lây sang cả vật nuôi trong nhà. Những chú mèo vốn hiền<br /> lành bỗng leo lên mái nhà, xù lông, cong đuôi rồi rít lên từng hồi. Vài<br /> con bò không biết từ đâu chạy ngơ ngác trên đường phố, va vào cửa<br /> hàng, xe cộ... Còn chim chóc xáo xác xuất hiện từng đàn bay về hướng<br /> nam. Hình như tất cả các con vật với tiếng kêu hay cử chỉ riêng đều<br /> muốn báo cho cư dân thành phố một điều gì đó rất nghiêm trọng.<br /> Nhưng con người đã bỏ qua hiện tượng này và khi chợt hiểu ra thì đã<br /> quá muộn. Vào 5 giờ sáng ngày 26/7/1963, trong lúc mọi người chưa<br /> thức giấc, thì mặt đất chuyển động nhô lên rồi hạ xuống như sóng<br /> <br /> biển, những khe đất mở ra như miệng con quái vật. Chỉ sau 17 phút,<br /> cả thành phố chỉ còn là một đống đổ nát chôn vùi 1.500 người bất<br /> hạnh.<br /> Theo Giáo sư Phillippe de Wailly, giác quan thứ sáu của loài vật<br /> còn thể hiện ở mối quan hệ khác thường giữa chúng với những cái<br /> chết của thân chủ. Vào 18 giờ trong một chiều mùa đông năm 1952,<br /> gia nhân trong cung điện Buckinham bỗng nghe thấy được tiếng rít<br /> đau đớn của chú mèo Jack of Sandrigham được nhà vua George VI<br /> của Anh rất cưng chiều. Chỉ vài phút sau, các bác sĩ thông báo là nhà<br /> vua đã qua đời.<br /> Còn vào thập niên 30, khi Bộ trưởng hàng không Pháp là Maurice<br /> Bokanovski bị chết trong một tai nạn máy bay ở thành phố Toul, miền<br /> nam nước Pháp, thì con mèo được ông rất yêu quý ở Paris bỗng kêu<br /> gào thảm thiết, rồi bỏ trốn dưới một cái tủ, ngay đúng thời khắc chiếc<br /> máy bay chở chủ nó đâm sầm xuống mặt đất. Suốt nhiều ngày liền<br /> con mèo không rời đáy tủ, cho đến khi xác của Bokanovski được đưa<br /> về Paris tẩm liệm thì nó mới chui ra.<br /> Nhà văn lừng danh người Đan Mạch, Hans Christian Andersen,<br /> có một người bạn thân là Giáo sư Olaf Lunden bị mắc bệnh lao phổi<br /> nên phải đến vùng Bờ biển Ngà để điều trị. Trước khi đi, giáo sư<br /> Lunden gửi chú chó Amour của mình lại cho bạn chăm sóc giùm. Sau<br /> đó hai người vẫn giữ liên lạc với nhau. Thời gian sau, chú chó Amour<br /> rầu rĩ đến mức bỏ ăn. Một buổi sáng, nhà văn bỗng thấy Amour đến<br /> gần bên mình rồi liếm tay ông một cách mệt mỏi, buồn rầu, trước đó<br /> không lâu ở tận miền nam nước Pháp, chủ nó vừa mới qua đời.<br /> Nữ diễn viên nổi tiếng Brigitte Bardot của Pháp cũng kể lại rằng:<br /> Vào thời điểm mà mẹ của bà qua đời tại Bệnh viện Neuilly ở Paris, thì<br /> chú chó đốm Nini đang ở cùng bà tại vùng Bazoches, cách Paris 30<br /> km, bỗng hú lên từng cơn một cách đau đớn. Nini được mẹ của<br /> Brigitte nuôi dưỡng từ nhỏ và chỉ gửi lại cho con gái khi phải vào cấp<br /> cứu tại Bệnh viện.<br /> Cho dù các nhà khoa học rất cố gắng trong việc nghiên cứu những<br /> bí ẩn của loài vật, nhất là hiện tượng tiên đoán những biến động của<br /> trái đất, cái chết của con người, cảm giác của động vật với chủ....,<br /> nhưng dường như lời giải đáp vẫn còn ở đâu đó. Còn với con người,<br /> ngày càng phát hiện thêm nhiều điều kỳ lạ liên quan đến khả năng phi<br /> <br /> thường của động vật.<br /> <br /> 2. GIẢI MÃ CƠ CHẾ BAY CỦA THẰN LẰN CỔ ĐẠI<br /> Thông minh hơn cả chim hiện đại, loài bò sát cổ này không chỉ<br /> thực hiện những chuyến du ngoạn trên không hoàn hảo nhờ đôi cánh<br /> có màng như cánh dơi, chúng còn thực hiện các biện pháp kiểm soát<br /> cơ thể mà chim ngày nay không có.<br /> Sankar Chatterjee – nhà khảo cổ học đồng thời là một kỹ sư hàng<br /> không ở Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) - đã kết hợp các kiến thức cơ<br /> bản của mình để làm sáng tỏ khả năng kỳ diệu của thằn lằn bay,<br /> những sinh vật có kích cỡ thay đổi từ một con chim két tới một phi cơ<br /> phản lực.<br /> Chatterjee đã nghiên cứu 10 nhóm thằn lằn bay được bảo quản<br /> trong các tầng hóa thạch ở Brazil, áp dụng những mô hình khí động<br /> học thường được dùng để nghiên cứu máy bay và trực thăng.<br /> “Điều kỳ diệu là chúng bay có thể được với những chiếc cánh cực<br /> dài và cực mỏng như vậy”. Chatterjee nói.<br /> Nhà nghiên cứu này đã phát hiện một điều đặc biệt chỉ có ở thằn<br /> lằn bay mà không có ở chim hiện đại: Ngón chân thứ tư cực dài của<br /> nó nâng đỡ và điều khiển phần ngoài của cánh, trong khi ba ngón nhỏ<br /> hơn nằm tự do bên trong tại chỗ gấp khúc phía trước cánh. Những<br /> ngón tự do này cho phép chúng vồ mồi và thậm chí đi trên mặt đất<br /> trong nhiều giờ.<br /> Hơn nữa, những con thằn lằn bay lớn nhất dường như còn cứng<br /> hóa đôi cánh của mình, giống như những tấm ván buồm. Dạng “tấm<br /> ván” này tạo cho đôi cánh mỏng có sức mạnh khi xòe rộng, nhưng vẫn<br /> có thể gập lại lúc hạ xuống mặt đất.<br /> Các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng: Thằn lằn bay có hai<br /> loại cánh. Một loại được tìm thấy trên nhóm “rhamphorhynchoids”,<br /> có đôi cánh mỏng như của dơi, với màng da gắn vào mắt cá chân. Từ<br /> cấu tạo này, thằn lằn bay đã tiến hóa lên dạng cánh “pterodactyloids”<br /> tiến bộ hơn, thuôn, hẹp hơn và gắn gần với khuỷu cánh (chỗ gấp<br /> khúc).<br /> <br /> “Những kiểu hình như vậy cũng đa dạng như chim hiện đại”,<br /> Chatterjee nhận xét. Chim hiện đại sử dụng một loạt kỹ thuật bay, từ<br /> cách lượn - tiết kiệm năng lượng như ở chim hải âu lớn, đến đập<br /> cánh nhanh và chao mình giống với loài chim ruồi. “Trong một số<br /> trường hợp, thằn lằn bay còn điêu luyện hơn cả chim”.<br /> Phát hiện này đã xóa nhòa những ý kiến trước kia cho rằng: Các<br /> sinh vật có vẻ ngoài giống rồng chỉ là những con thằn lằn biết nhảy<br /> cóc và biết lượn trên không.<br /> <br /> 3. CÁ KÌNH THÍCH NHẠI TIẾNG<br /> Lần đầu tiên, nhờ thiết bị công nghệ cao dưới nước, các nhà khoa<br /> học đã thu được tiếng kêu của từng con cá kình riêng biệt. Băng ghi<br /> âm tiết lộ: Gia đình lũ cá voi này rất thích bắt chước nhau trong khi<br /> nói chuyện.<br /> Trước đây, người ta cũng từng thu được âm thanh của cá kình<br /> (một nhóm động vật lớn thuộc họ cá heo trong bộ cá voi), song đó chỉ<br /> là những tiếng kêu pha tạp và các nhà nghiên cứu không thể phân biệt<br /> được nó phát ra từ thành viên nào trong bầy.<br /> Dữ liệu trong cuộc nghiên cứu mới nhất phỏng đoán rằng cá voi<br /> giao tiếp với đồng loại tương tự như con người, các loài linh trưởng,<br /> cá heo và chim.<br /> Patrick Miller, trưởng nhóm nghiên cứu tại Bộ phận nghiên cứu<br /> thú biển NERC (Đại học Andrews ở Scotland) và cộng sự đã theo dõi<br /> những con cá kình được đánh dấu bằng cách sử dụng một chiếc<br /> thuyền nhỏ kéo theo một chùm các ống nghe dưới nước. Chùm ống<br /> nghe này nhằm xác định góc tới của âm thanh và xác định con nào<br /> đang tạo ra tiếng động. Tất cả âm thanh thu được đều thuộc những<br /> nhóm gia đình nào đó, bởi cá kình sống theo đàn gần gũi nhau về<br /> huyết thống. Cá kình con thường không xa mẹ cho đến lúc chết.<br /> Âm thanh được thu lại khi các cá thể tách khỏi bầy theo một góc ít<br /> nhất 20 độ. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể phân biệt từng con theo<br /> đặc điểm nhận dạng của chúng. Phân tích băng thu âm cho thấy khi<br /> một thành viên trong đàn cất tiếng, những con khác sẽ bắt chước kêu<br /> theo. Thử nghiệm trên những tiếng kêu ngẫu nhiên, chứng tỏ rằng số<br /> <br /> lần mô phỏng như vậy lớn hơn nhiều sự trùng lặp tình cờ, có nghĩa là<br /> cá kình phải cố ý bắt chước tiếng gọi của con khác.<br /> Miller và cộng sự không chắc chắn về ý nghĩa của những âm<br /> thanh này, nhưng tin rằng “những cuộc nói chuyện” giúp gia đình<br /> chúng được bảo toàn.<br /> Trong nhiều tình huống, con người cũng bắt chước nhau, như khi<br /> một người nào đó nói “xin chào” với một người bạn hoặc một người<br /> trong nhà, anh ta sẽ nhận được những câu đáp tương tự: “Xin chào”.<br /> Nghiên cứu trước kia còn thông báo rằng cá heo mũi to cũng tham gia<br /> những cuộc nhái tiếng như vậy.<br /> <br /> 4. PHÁT HIỆN CHIM KHƯỚU MUN TẠI RỪNG<br /> ĐĂKRÔNG<br /> Các nhà khoa học thuộc bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thụy Điển,<br /> trong khi thám hiểm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đăk Rông - Quảng<br /> Trị, đã phát hiện một đàn khướu mun gồm 5 con và đây được coi là<br /> loài chim quý có tên trong sách Đỏ thế giới.<br /> Khướu mun là loài<br /> chim đặc hữu của rừng<br /> Đông Dương, tên khoa học<br /> là Stachyris herberti,<br /> thường kiếm ăn ở các lèn<br /> đá hiểm trở trên núi đá vôi.<br /> Voi sử dụng âm thanh để liên kết bầy đàn Trên thế giới lần đầu tiên<br /> và bày tỏ tình cảm chúng được phát hiện tại<br /> Lào năm 1937, lần thứ hai<br /> tại Phong Nha- Kẻ Bàng (Việt Nam) năm 1996. Các nhà khoa học<br /> nhận định: Tình trạng sinh sống thưa thớt của khướu mun ở rừng<br /> miền trung Việt Nam cho thấy loài chim quý này đang đứng trước<br /> nguy cơ tuyệt chủng.<br /> <br /> 5. BƯỚM TỪNG ĐỒNG HÀNH VỚI KHỦNG LONG<br /> Những sinh vật duyên dáng nhất trong thế giới côn trùng dường<br /> như đã bắt đầu lịch sử cùng với nhóm bò sát khổng lồ, lùi xa hơn<br /> nhiều so với ước đoán trước kia của giới khoa học. Các mẫu hóa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2