YOMEDIA
ADSENSE
bí ẩn tuổi thơ: phần 2 - nxb tri thức
88
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. các tác phẩm của maria montessori đã trở thành kinh điển quen thuộc cho giới quan tâm đến việc giáo dục trẻ em trên thế giới; chúng không hề là rào cản đối với những ai muốn tìm hiểu và áp dụng đường lối giáo dục montessori. lối giáo dục này hiện nay đã được nghiệm chứng bởi các khám phá mới nhất do các nghiên cứu khoa học về phát triển não bộ, về thần kinh học, về tâm lí học và di truyền học v.v.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: bí ẩn tuổi thơ: phần 2 - nxb tri thức
Phần II<br />
GIÁO DỤC MỚI<br />
<br />
Chương 1<br />
VAI TRÒ CỦA NHÀ GIÁO<br />
Khám phá đứa trẻ đích thục<br />
Chúng ta phải đối diện với một thực tại đáng ngạc nhiên là trẻ em có một<br />
đời sống tinh thần với những biểu hiện tinh tế mà ta chưa nhận thức được, và<br />
nó có mô thức hoạt động mà người lớn có thể vô tình làm hỏng hay cản trở<br />
sự phát triển.<br />
Môi trường của người lớn không phải là một môi trường thích hợp cho sự<br />
sống của trẻ em. Đúng ra, nó là một tập hợp của những chướng ngại khiến<br />
trẻ phải kháng cự lại, những chướng ngại bóp méo các nỗ lực thích nghi của<br />
trẻ, hay khiến trẻ bị ảnh hưởng bởi sự ám thị của người lớn. Đấy là khía cạnh<br />
phô ra bên ngoài, đã được tâm lí học trẻ em chú trọng đến; chính từ đó mà<br />
các đặc tính của trẻ đã được diễn giải, và là cơ sở cho việc giáo dục trẻ. Vì<br />
vậy, tâm lí học trẻ em là cái phải được xem xét lại một cách triệt để. Như<br />
chúng ta đã thấy, đằng sau mọi phản ứng bất ngờ của một đứa trẻ là một bí<br />
ẩn cần được giải mã; mỗi hình thức quậy phá là biểu hiện bên ngoài có<br />
nguyên nhân sâu xa nào đó, không thể diễn giải được rằng đó là sự xung đột<br />
hời hợt mang tính tự vệ chống lại một môi trường không thích hợp, mà đó<br />
chính là sự biểu hiện của một đặc tính tất yếu cao đẹp hơn đang tìm cách tự<br />
bộc lộ. Nó tựa như một cơn bão ngăn cản không cho linh hồn của đứa trẻ ra<br />
khỏi nơi ẩn náu bí mật để tỏ mình với thế giới bên ngoài.<br />
Tất cả những việc này rõ ràng đã che khuất một tâm hồn bị giấu kín, trong<br />
các nỗ lực liên tiếp tự hiện thực hóa sự sống của nó, tất cả các cơn giận thất<br />
thường, sự chống cự và những hành vi chệch hướng không cho ta một khái<br />
niệm nào về sự hiện hữu của một nhân cách. Chúng chỉ đơn thuần là một<br />
tổng số các đặc tính. Nhưng đằng sau chúng phải có một nhân cách, nếu đứa<br />
trẻ, một phôi thai tinh thần, đang đi theo một mẫu mực có tính xây dựng<br />
trong sự phát triển tinh thần của nó.<br />
Có một con người bị giấu kín, một đứa trẻ bị ẩn giấu, một sinh vật sống bị<br />
chôn vùi cần phải được giải phóng. Đây là nhiệm vụ cấp bách đầu tiên của<br />
giáo dục: theo tinh thần này, “giải phóng” có nghĩa là tri thức, hay đúng hơn<br />
là sự khám phá về những cái chưa được biết.<br />
Nếu có sự khác biệt chủ yếu giữa cái mà phân tâm học đã khám phá ra và<br />
cái tâm lí chưa được biết này của đứa trẻ, thì sự khác biệt trước hết là bí mật<br />
trong tiềm thức của một người lớn là những gì họ đã dồn nén bởi chính cá<br />
nhân họ. Chính cá nhân phải được trợ giúp để gỡ một mạng lưới rối rắm<br />
<br />
được tạo ra bởi những thích nghi phức tạp và đối kháng, bởi những biểu<br />
tượng và sự ngụy trang đã được sắp xếp trong suốt cuộc đời. Trong khi bí<br />
mật của một đứa trẻ khó mà che giấu bởi môi trường quanh trẻ, chúng ta<br />
phải tác động lên chính môi trường để trợ giúp đứa trẻ có thể tự biểu lộ một<br />
cách tự do; đứa trẻ đang trải qua một thời kì sáng tạo và phát triển, và chỉ<br />
cần mở lớn cánh cửa cho trẻ là đủ. Thật vậy, cái mà trẻ đang sáng tạo từ cái<br />
vô hữu đến cái hiện hữu, từ tiềm năng đến hiện thực, vào lúc nó sinh ra từ hư<br />
không, cái đó không thể nào phức tạp, và về mặt năng lượng đang phát triển,<br />
nó không có khó khăn gì trong việc tự biểu lộ. Vì vậy, bằng cách chuẩn bị<br />
một môi trường mở, một môi trường thích hợp cho thời điểm lúc đó của đời<br />
sống, các biểu hiện tự nhiên của tâm hồn đứa trẻ, và do đó sự bày tỏ bí ẩn<br />
của trẻ sẽ xảy ra một cách hồn nhiên.<br />
Nếu không có bước tiến đầu tiên này, mọi nỗ lực về giáo dục chỉ có thể<br />
dẫn ta lạc sâu hơn vào một mê cung không sao thoát ra nổi.<br />
Mục tiêu chính trước hết của một nền giáo dục thật sự mới mẻ là khám<br />
phá đứa trẻ và giải phóng nó. Về điều này, chúng ta có thể nói đây mới chỉ là<br />
vấn đề về sự hiện hữu, chỉ đơn thuần để đứa trẻ được hiện hữu. Sẽ có một<br />
chương nữa nói thêm về toàn bộ giai đoạn phát triển của trẻ đến khi trưởng<br />
thành, liên quan đến vấn đề hỗ trợ cần thiết đối với nó. Tuy nhiên, trong tất<br />
cả các chương sách này môi trường là điều căn bản; môi trường phải hỗ trợ<br />
cho sự phát triển của cái sinh thể đang trong quá trình phát triển bằng cách<br />
giảm các trở ngại đến mức tối thiểu, và phải cho phép các năng lực của trẻ<br />
được tự do bằng cách cung cấp các phương tiện cần thiết cho các hoạt động<br />
sản sinh ra các năng lực này. Bấy giờ, người lớn cũng là một phần của môi<br />
trường của một đứa trẻ, người lớn phải thích ứng với các nhu cầu của trẻ nếu<br />
không muốn là chướng ngại đối với đứa trẻ và nếu không muốn tự thay thế<br />
cho trẻ trong những hoạt động thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển<br />
của trẻ.<br />
Chuẩn bị về tâm linh<br />
Nhà giáo không nên tưởng tượng rằng chỉ đơn thuần bằng việc học tập vả<br />
trở thành con người có văn hóa là họ đã được chuẩn bị đầy đủ cho nhiệm vụ<br />
của mình. Trước hết, họ phải trau dồi một số kĩ năng đạo đức cho bản thân.<br />
Điểm quan trọng của toàn bộ vấn đề là cách thức nhà giáo đối xử với đứa<br />
trẻ, và điều này không lệ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, đừng cho rằng nó<br />
chỉ đòi hỏi một sự hiểu biết lí thuyết về bản chất của trẻ hay về các phương<br />
thức giảng dạy và sửa sai là đủ.<br />
Cái chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nhà giáo phải tự chuẩn bị từ bên<br />
<br />
trong: Họ phải tự kiểm điểm một cách có hệ thống để khám phá ra một số<br />
khuyết điểm nhất định có thể trở thành những chướng ngại cho mối quan hệ<br />
của họ với đứa trẻ. Để khám phá ra các khuyết điểm đã trở thành một phần<br />
của ý thức của họ đòi hỏi sự giúp đỡ và hướng dẫn, hệt như ta cần đến một<br />
người khác quan sát và nói cho ta biết có cái gì đang nằm phía sau mắt ta.<br />
Theo nghĩa này, nhà giáo cần được “khai tâm” cho sự chuẩn bị nội tâm.<br />
Họ quá chú trọng tới các xu hướng xấu của trẻ, với việc chỉnh sửa các hành<br />
động không được ưa thích hay sự nguy hiểm cho linh hồn trẻ do hậu quả của<br />
Tội tổ tông.<br />
Thay vào đó, họ phải bắt đầu bằng sự truy tìm các khuyết điểm và các xu<br />
hướng không mấy tốt đẹp của chính bản thân họ. Trước tiên, họ nên “gỡ bỏ<br />
cây đà nằm bên trong mắt họ, rồi họ sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn để lấy hạt bụi”<br />
ra khỏi mắt đứa trẻ. Sự chuẩn bị nội tâm này của người thầy có tính tổng<br />
quát, không giống như việc đi tìm sự hoàn hảo đặc biệt như trường hợp các<br />
thành viên của các dòng tu. Để trở thành nhà giáo, không cần phải trở nên<br />
hoàn hảo, hoàn toàn không có nhược điểm. Thật ra, kẻ luôn theo đuổi việc<br />
hoàn thiện đời sống nội tâm của chính họ, vẫn có thể không để ý đến những<br />
khuyết điểm khác nhau đang ngăn cản họ hiểu được đứa trẻ. Vì vậy, chúng<br />
ta cần học hỏi, cần được hướng dẫn, cần được huấn luyện để trở thành nhà<br />
giáo.<br />
Trong bản thân chúng ta có những xu hướng không tốt, chúng lan tỏa như<br />
cỏ dại trên một cánh đồng (Tội tổ tông), có vô số xu hướng này và chúng<br />
được xếp thành bảy nhóm, được biết đến từ xưa là Bảy Mối Tội Đầu.<br />
Tất cả các tội nặng thường tách ta xa khỏi đứa trẻ; bởi so với chúng ta,<br />
đứa trẻ không những trong sạch mà còn có những đức tính bí ẩn mà người<br />
lớn thường không nhận ra, nhưng chúng ta phải tin với đức tin; bởi Đức<br />
Giêsu đã nói về chúng một cách rõ ràng và kiên định đến nỗi tất cả các tác<br />
giả Phúc Âm đều ghi lại lời của Ngài như sau: “Trừ phi ngươi cải hóa và trở<br />
thành như trẻ nhỏ, thì ngươi mới mong vào được Nước Trời.”<br />
Cái mà nhà giáo phải tìm kiếm là khả năng thấy đứa trẻ như Đức Giêsu đã<br />
nhìn thấy chúng. Đây chính là cái nỗ lực đã được xác định và được giới hạn<br />
mà chúng tôi muốn xem xét. Nhà giáo chân chính không chỉ đơn thuần là kẻ<br />
luôn cố gắng trở nên hoàn hảo mà còn phải là kẻ gạt bỏ được các trở ngại<br />
bên trong bản thân khiến trẻ trở nên khó hiểu đối với họ. Chúng tôi dạy các<br />
nhà giáo bằng cách cho họ thấy các xu hướng bên trong mà họ cần sửa đổi,<br />
như người y sĩ chỉ ra cái bệnh đặc biệt và chính xác đang làm suy yếu hay đe<br />
dọa một cơ quan của cơ thể.<br />
Đây là một sự hỗ trợ có tính tích cực.<br />
<br />
Cái tội nặng của ta ngăn cản ta hiểu được đứa trẻ là sự Giận Dữ.<br />
Nhưng tội nặng không bao giờ chỉ có một, mà luôn kết hợp hay đi theo tội<br />
khác, nên sự giận dữ kéo theo và kết hợp với một tội có vẻ bề ngoài cao quý<br />
hơn, do đó quỷ quyệt hơn, đó là sự Kiêu Ngạo. Các xu hướng xấu mà chúng<br />
ta phân loại là Bảy Mối Tội Đầu có thể sửa đổi bằng hai cách. Một cách là từ<br />
bên trong: cá nhân một khi đã thấy rõ các khiếm khuyết của mình, bằng ý chí<br />
của bản thân và bằng mọi nỗ lực phải chống lại và gạt bỏ chúng ra khỏi bản<br />
thân, với sự trợ giúp của ân sủng của Thiên Chúa. Cách thứ hai mang tính xã<br />
hội, được tìm ra trong môi trường bên ngoài. Nó có thể được định nghĩa là<br />
sự kháng cự, qua các hình thức bên ngoài, đối với các biểu hiện của các<br />
khuynh hướng xấu xa của chúng ta, do đó ngăn cản sự phát triển của chúng.<br />
Nỗ lực kháng cự của các hình thức có nhiều ảnh hưởng. Ta có thể nói nó<br />
là sự nhắc nhở chính về sự hiện hữu của sự khiếm khuyết về đạo đức trong<br />
bản thân chúng ta và trong nhiều trường hợp, chính sự nhắc nhở bên ngoài<br />
này khiến chúng ta suy tư về mình và từ đó hăng hái cố gắng để tự thanh tẩy<br />
nội tâm.<br />
Hãy cùng xét đến Bảy Mối Tội Đầu. Tính Kiêu Ngạo của chúng ta được<br />
làm nhẹ đi bởi ý kiến của kẻ khác về ta; tính Hà Tiện bởi các hoàn cảnh ta<br />
sống trong đó, sự Giận Dữ bởi phản ứng của kẻ mạnh, sự Lười Biếng bởi<br />
nhu cầu phải làm việc để sinh sống, sự Dâm Dục bởi các tập tục xã hội; sự<br />
Tham Lam bởi các cơ hội hạn chế không để ta có được nhiều hơn cái mình<br />
cần; sự Ghen Tức bởi nhu cầu phải làm ra vẻ có phẩm cách.<br />
Tóm lại, sự kiểm soát của xã hội, tạo thành một nền tảng tốt để nâng đỡ<br />
cho sự thăng bằng về đạo đức của chúng ta.<br />
Tuy nhiên, khi các hành vi của chúng ta bị khuôn đúc bởi sự đối kháng<br />
của xã hội, chúng ta không cảm thấy được sự trong sạch giống như khi ta<br />
hành động vì vâng lời Thiên Chúa. Ngược lại, trong khi nhu cầu tự nguyện<br />
sửa đổi các lỗi lầm ta đã nhìn nhận được kết nối với sự chấp thuận khiêm<br />
nhu trong tâm hồn của chúng ta, chúng ta lại không dễ dàng chấp nhận tình<br />
cảnh nhục nhã bị người khác sửa sai. Ta còn cảm thấy bị sỉ nhục hơn bởi bị<br />
ép buộc phải phục tùng hơn là bởi chính cái lỗi lầm. Khi ta phải chỉnh sửa lề<br />
lối của mình, khi không thể làm gì khác hơn, theo bản năng, ta cố giữ sĩ diện<br />
và giả vờ làm như ta đã chọn cái không thể tránh, câu nói giả dối nho nhỏ<br />
“Tôi không thích điều đó” là phản ứng theo bản năng của ta với cái nằm<br />
ngoài tầm tay của mình, là một trong những dối trá đạo đức thông thường<br />
nhất.<br />
Chúng ta đối mặt với sự kháng cự bằng một sự giả dối nho nhỏ, nhưng<br />
điều này có nghĩa là chúng ta đang chống trả, không muốn đi vào con đường<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn