intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí kíp bỏ túi khi chăm trẻ sinh non

Chia sẻ: F F | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do sinh non nên trẻ có thể trạng yếu và khả năng chịu các sang chấn rất kém. Vì vậy, khi chăm trẻ sinh non, cha mẹ cần có những kỹ năng đặc biệt. 1. Cho trẻ bú mẹ Sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ non tháng, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ giúp nâng cao khả năng miễn dịch giúp trẻ chống chọi với bệnh nhiễm khuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí kíp bỏ túi khi chăm trẻ sinh non

  1. Bí kíp bỏ túi khi chăm trẻ sinh non Do sinh non nên trẻ có thể trạng yếu và khả năng chịu các sang chấn rất kém. Vì vậy, khi chăm trẻ sinh non, cha mẹ cần có những kỹ năng đặc biệt. 1. Cho trẻ bú mẹ Sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ non tháng, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ giúp nâng cao khả năng miễn dịch giúp trẻ chống chọi với bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bé sinh khả năng ngậm bắt núm ti kém, phản xạ bú yếu và chậm nên mẹ phải theo dõi kỹ lượng sữa bú hoặc uống được mỗi lần, tùy theo tuổi thai và cân nặng. Trung bình trẻ sinh non bú 8 - 12 lần/ngày, thường ít nhất 150ml sữa/kg cân nặng/ngày. Trẻ bú mẹ bú đủ no khi bụng căng tròn sau mỗi cữ bú, tiểu ít nhất 6 – 10 lần mỗi ngày, nước tiểu trong, trẻ lên cân đều…
  2. Do sinh non nên trẻ có thể trạng yếu và khả năng chịu các sang chấn rất kém. (Ảnh minh họa). 2. Luôn giữ ấm cho trẻ Trẻ sinh non thiếu lớp mỡ dưới da cần thiết để duy trì thân nhiệt. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cơ thể bé luôn được giữ ấm. Hạn chế cho bé nằm máy lạnh, nếu có thì nhiệt độ trong phòng tốt nhất nên giữ ở mức 28 độ C – 30 độ C. Đặc biệt, khi phát hiện tay chân trẻ lạnh, cha mẹ cần đeo tất chân, tay vào ngay cho trẻ. 3. Chia nhỏ thời gian cho ăn Mỗi lần bé thực hiện động tác hút, mút sữa từ ti mẹ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 phút, trong đó thời gian thực sự để sữa chảy ra từ đầu ti mẹ vào khoang miệng bé kéo dài khoảng 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho bé mút sữa tiếp.
  3. Làm như vậy sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ nôn, trớ sữa và giảm áp lực lên cơ quan hô hấp. 4. Vệ sinh khi chăm sóc trẻ Cần giữ môi trường trong lành, thoáng đãng cho trẻ và rửa tay sạch trước khi động đến trẻ. Những người bị bệnh đường hô hấp hoặc bệnh cúm, không được tiếp xúc và chăm sóc trẻ, không hút thuốc lá gần trẻ. Quần, áo thay mỗi ngày, khi quần áo hay khăn tã ướt phải thay ngay. Tắm trẻ mỗi ngày với nước đun sôi để đủ ấm khoảng 37 độ, tránh gió lùa nơi tắm trẻ… 5. Một số điều cần chú ý khác - Khi chơi đùa với bé nên sử dụng các động tác chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên thường xuyên thay đổi đồ chơi và khung cảnh mới vì sẽ dễ gây ra các kích thích tâm lý không tốt cho bé. - Cần đặc biệt lưu tâm đến phản ứng của bé, ví như: bé quay đầu đi chỗ khác hoặc không chú ý khi bạn nói thì đó là tín hiệu “đủ”, bạn nên dừng chơi đùa với bé. - Bé thường rất thích có tã lót quấn quanh người nên chất liệu may tã lót phải mềm mại và không gây kích ứng da bé.
  4. - Đồ dùng trong phòng, trên giường bé không nên có màu sắc quá tươi hoặc phát sáng quá chói để tránh gây kích thích không tốt cho mắt bé. Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám Vàng da nhiều tăng nhanh, ngủ nhiều khó thức dậy, kích thích nhiều hơn, bú kém, khó thở, xanh tái quanh môi, mắt hoặc miệng, sốt hoặc hạ thân nhiệt, không tiểu > 12 giờ, không đại tiện > 4 ngày hoặc tiêu phân đen hoặc có máu…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2