intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí kíp ôn thi TOEIC cấp tốc 940 điểm.

Chia sẻ: Fs Aff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

267
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bí kíp ôn thi TOEIC cấp tốc 940 điểm .Những bạn sắp thi TOEIC có thể lắng nghe, tham khảo những chía sẻ của bạn Hà My, người vừa mới tham gia kì thi TOEIC và đạt 940 điểm mà bạn chỉ có 1 tháng để ôn thi vì thời gian khá gấp. Nhiều bạn có hỏi mình: Ôn thi TOEIC có khó không? Câu trả lời là: Mình nghĩ việc này khó thì nó khó, mình nghĩ việc này dễ thì nó dễ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí kíp ôn thi TOEIC cấp tốc 940 điểm.

  1. Bí kíp ôn thi TOEIC cấp tốc 940 điểm
  2. Những bạn sắp thi TOEIC có thể lắng nghe, tham khảo những chía sẻ của bạn Hà My, người vừa mới tham gia kì thi TOEIC và đạt 940 điểm mà bạn chỉ có 1 tháng để ôn thi vì thời gian khá gấp. Nhiều bạn có hỏi mình: Ôn thi TOEIC có khó không? Câu trả lời là: Mình nghĩ việc này khó thì nó khó, mình nghĩ việc này dễ thì nó dễ. Hì, đó là câu nói có sức động viên lớn nhất đối với mình mỗi khi cần ôn luyện cấp tốc, nhất là với các môn học hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh như TOEIC. Và mình
  3. luôn nghĩ rằng ôn thi TOEIC trong một khoảng thời gian ngắn để có một kết quả cao như ý muốn là điều không hề khó. Thật sự là như vậy! 1. Xác định lịch trình ôn thi Làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi phải nắm vững một lượng kiến thức và kĩ năng trong một khoảng thời gian ngắn? Việc đầu tiên mà mình nghĩ đến là phải tận dụng thời gian thật hiệu quả. Và để dùng quỹ thời gian ấy sao cho hợp lí, thì không gì tốt hơn là lên một lịch trình chi tiết cho khoảng thời gian ôn luyện – và cố gắng theo sát lịch trình mình vạch ra. Giả sử mình có 2 tuần để ôn thi TOEIC cho bài kiểm tra tiếng anh cuối kì ở trường. Lịch trình mình hay làm sẽ là như thế này: - ngày 1: kiểm tra trình độ hiện tai - ngày 2: ôn luyện part 1 - ngày 3: ôn luyện part 2 ….. - ngày 7: kiểm tra lại trình độ part 1 và part 2 - ngày 8: ôn luyện part 3
  4. - ngày 9: ôn luyện part 4 …. - ngày 13: kiểm tra lại trình độ part 3 và part 4 - ngày 14: rà soát lại một lần các điều cần lưu ý Đây chỉ là ví dụ minh họa cách lên một lịch trình ôn thi cho phù hợp và hiệu quả nhất. Cân đối giữa các phần kiến thức và kĩ năng, cố gắng theo sát lịch trình của mình. Tuy nhiên nếu bản thân cảm thấy kế hoạch này có mục nào phân bố chưa hợp lí, mình sẽ cố gắng điều chỉnh lại để sát với cả thực tế nhất. Quan trọng là mình cảm thấy kế hoạch ôn tập phù hợp với bản thân, và mình có thể tuân thủ đến cùng. 2. Nắm rõ thực lực của mình Các cụ vẫn có câu, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi mình nắm rõ được khả năng của mình đến đâu, mình sẽ dễ có phương hướng để cải thiện nó hơn. Trước khi bước vào một đợt ôn luyện, mình thường tự làm một bài kiểm tra với cấu trúc và mức độ giống như bài thi thật, trong điều kiện thời gian và môi trường tương đương kì thi thật. Việc này luôn giúp mình hiểu được, mình hiện đang nắm chắc ngữ pháp phần nào, chưa thuần thục kĩ năng nào, và từ đó có phương án để cải thiện hoặc bổ sung thêm những mảng kiến thức còn thiếu. Việc
  5. tự kiểm tra trình độ cũng được mình thực hiện đều đặn theo một số lần nhất định, để theo dõi mức độ tiến bộ của bản thân sau khi luyện tập và điều chỉnh kế hoạch ôn tập nếu cần. Ví dụ, nếu mình có 14 ngày để ôn thi TOEIC, mình sẽ tự kiểm tra thêm 2 lần nữa, để xem những gì mình áp dụng khi ôn tập có thực sự hiệu quả không. Qua những lần tự kiểm tra, bản thân mình cũng làm quen với không khí thi cử, để hạn chế bất ổn tâm lí khi làm bài thi. 3. Chọn lọc kiến thức Nhiều bạn cho rằng ôn thi đồng nghĩa với việc ôn tập tất cả mọi phần ngữ pháp, tham khảo hết các giáo trình luyện kĩ năng. Nhưng cách ôn tập này dễ dẫn tới tình trạng bão hòa kiến thức. Khi ôn tập, mình luôn cố gắng tìm trọng tâm cho từng phần ngữ pháp, hoặc từng mảng kĩ năng riêng. Ví dụ, ngữ pháp nếu phần nào đã nắm rõ mình sẽ dành ít thời gian hơn, để luyện tập kĩ những phần khác còn yếu. Luyện kĩ năng cũng vậy, thường thì trên lớp hoặc trong các giáo trình sẽ có rất nhiều mẹo làm bài mà mình được học qua và đọc qua – nhưng mình thường tìm xem những phương pháp nào thích hợp với bản thân nhất để luyện tập theo đó thay vì học tất cả các phương pháp cùng một lúc. 4. Giữ vững tinh thần
  6. Khi phải ôn thi TOEIC cấp tốc, thay vì lo lắng ngày đêm vì thời gian quá ngắn – thì mình thường cố gắng lấy lại sự bình tĩnh để lên kế hoạch ôn tập cho mình. Vì lo lắng hay không thì cũng phải ôn thi, thế thì tại sao lại phải phí thời gian như vậy? Mình luôn cố gắng thư giãn và giữ tinh thần ổn định để mọi lúc ôn thi đều hiệu quả nhất và tận dụng được tối đa thời gian nhất. Nếu lúc ôn thi mà gặp đúng phần mình học mãi không được, mình sẽ ngừng lại, chuyển sang làm việc khác để bớt căng thẳng, rồi lấy lại tinh thần học tiếp. Điều này cũng tương tự khi ngồi làm bài thi thật. Mỗi lần luống cuống hay mất bình tĩnh, mình làm bài không có kết quả cao. Nên trước lúc thi, mình luôn tìm cách để thư giãn, như là hít thở sâu, bắt chuyện làm quen với các bạn xung quanh (để quên đi nỗi lo lắng) hoặc đơn giản là ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước. Khi tinh thần sảng khoái cũng là lúc mình thấy bình tĩnh và lạc quan hơn bao giờ hết. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm chung chung của mình khi trải qua các kì thi, nhưng mình hi vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn trong việc học và thi ngoại ngữ. Chúc các bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1