intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bí mật tử cấm thành bắc kinh: phần 1

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

80
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 "bí mật tử cấm thành bắc kinh" do nxb văn học ấn hành gồm các nội dung sau: kinh sử ngày xưa, tử cấm thành và kinh kịch, ngói lưu ly trong tử cấm thành, sự tôn nghiêm của cửu long bích và cửu ngũ,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bí mật tử cấm thành bắc kinh: phần 1

Thông tin ebook<br /> Bí mật tử cấm thành - Thượng Quan Phong<br /> Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh<br /> Diễn đàn Tinh Tế<br /> Dự án ebook định dạng epub chuẩn cho mọi thiết bị di động<br /> http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/<br /> OPDS catalog:<br /> http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.xml<br /> <br /> Lời nói đầu<br /> Cố cung, cũng gọi là Từ Cấm thành, là một Viện Bảo tàng cực kỳ vĩ đại về văn hóa<br /> nghệ thuật của lịch sử cung đình hai triều Minh – Thanh và cô đại Trung Quốc và là một<br /> quần thể kiến trúc hùng vĩ vào bậc nhất thế giới, hết sức hoàn chỉnh của Trung Quốc hiện<br /> còn tồn tại, đến nay đã có trên năm trăm bảy mươi năm lịch sử.<br /> Trước đây, do cung cấm thâm nghiêm, quy chế ngặt nghèo, bao nhiêu điều bí mật ít ai<br /> được biết. Nhưng trong dân gian lại lưu truyền không biết bao nhiêu chuyện về đế hậu, phi<br /> tần, vương hầu, quan hoạn, trầm trồ về bao nhiêu cổ vật quy báu như những huyền thoại,<br /> cùng với bao nhiêu lâu đài điện các hay huy hoàng như chốn bồng lai lại càng gây nhiều<br /> hứng thú tham quan đối với du khách bốn phương.<br /> Từ Cấm thành là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc và sự ngưỡng mộ của thế giới.<br /> Hà Nội có các nhà Hà Nội học – Bắc Kinh có các nhà Bắc Kinh học. Riêng Từ Cấm<br /> thành cũng có rất nhiều nhà Từ Cấm thành học. Xưa nay không hiếm những nhà văn hóa,<br /> sử gia, kiến trúc sư, dân tộc học, dịch học, phong thủy học, âm nhạc, hội họa tìm tòi<br /> nghiên cứu hoặc viết lẻ tẻ đăng báo, hoặc viết thành sách nhiều không sao đếm xuể.<br /> Lần này, dưới tay bạn đọc có cuốn “Bí mật Từ Cấm thành” do học giả Thượng Quan<br /> Phong chủ biên cùng với hơn hai mươi chuyên gia về Bắc Kinh sử, cung đình sử, vương<br /> phủ sử, sắc kiều miếu vũ sử, điêu khắc, mỹ thuật, kiến trúc tham gia viết nên.<br /> Sách viết công phu, có Từ liệu đáng tin cậy, gạt bỏ những điều huyễn hoặc trong dã sử,<br /> đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của các quan chức, nhân viên cũ của Từ Cấm thành nay<br /> đã qua đời như Kim Kỳ Thủy, hậu duệ của Đa Nhĩ Cổn, Lưu Bắc Dĩ lão tiên sinh…<br /> Ngoài ra còn các học giả, các nhà tư liệu học khác như Uông Lai Nhân nữ sĩ Từ Khởi<br /> Hiến, Khương Vũ Tuyền, Phan Thâm Lương, Lý Hạ, Từ Trấn Thời, Phó Liên Hưng, Lâm<br /> Kinh đã góp nhiều công sức cho cuốn sách xuất bản được thuận lợi. Có thể nói đây là một<br /> cuốn Bách khoa thư về Từ Cấm thành, một công trình tập thể của các chuyên gia Từ Cấm<br /> thành học.<br /> Vì vậy, khi cuốn sách xuất bản lần thứ nhất năm 1997 đã được đông đảo bạn đọc<br /> Trung Quốc gửi thư hoan nghênh cổ vũ và đã tái bản nhiều lần.<br /> Với tư liệu phong phú đáng quý về Từ Cấm thành, đây là một tập sách bổ ích cho bạn<br /> đọc Việt Nam muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc nói chung là loại sách bỏ túi cần<br /> thiết cho quí khách khi du lịch Từ Cấm thành nói riêng.<br /> Sách viết với trình độ cao, hấp dẫn, có văn chương, do đó cũng rất khó dịch. Nếu bản<br /> dịch không đạt yêu cầu, hoàn toàn không phải lỗi ở những người viết. Kính mong bạn đọc<br /> xa gần thể tình lượng thứ.<br /> Hà Nội mùa xuân Tân Tỵ<br /> ÔNG VĂN TÙNG<br /> <br /> KINH SỬ NGÀY XƯA<br /> Chu Nguyên Chương – Minh Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh (tại vị năm<br /> 1386 – 1399) xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, bản thân là một hòa<br /> thượng nghèo. Tháng giêng năm Hồng Vũ nguyên niên (1386), ông xưng vua ở phủ Ứng<br /> Thiên (nay là Nam Kinh), quốc hiệu là Minh. Lúc này ông bắt đầu suy nghĩ nên xây dựng<br /> kinh đô của triều Minh ở đâu.<br /> Trước hết, Chu Nguyên Chương đi Biện Lương (Khai Phong ngày nay), thấy ở đó dân<br /> sinh tiều tụy, giao thông hết sức khó khăn bèn từ bỏ ý định xây dựng kinh đô ở Biện<br /> Lương. Có người tâu với ông, cho rằng ở phủ Bắc Kinh (Bắc Kinh ngày nay) cung thất<br /> hoàn chỉnh,có thể tiết kiệm được sức dân, Chu Nguyên Chương cho rằng, Bắc Bình là cố<br /> đô thời nhà Nguyên, đồng thời thế lực của người Nguyên vẫn còn lưu lại ở miền Bắc, nay<br /> thừa kế kinh đô cũ, e rằng không thích hợp. Từ đó về sau, ý đồ xây dựng kinh đô tại quê<br /> hương luôn thôi thúc Chu Nguyên Chương. Cuối cùng ông quyết định xây dưng cung điện<br /> ở Lâm Hào (Phượng Dương ngày nay) thuộc tỉnh An Huy, lấy hiệu là Trung Đô. Từ năm<br /> thứ 2 niên hiệu Hồng Vũ (1369) đến năm 1375, công trình mới xây dựng được tám năm,<br /> khi sắp xây xong, ông lại ra lệnh đình chỉ xây dựng, không xây dựng kinh đô ở Phượng<br /> Dương nữa mà lấy Nam Kinh làm kinh đô, Phượng Dương là kinh đô phụ, vẫn gọi là<br /> Trung Đô.<br /> Và cuối cùng ông lại quyết định lấy Bắc Kinh làm đô thành. Năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh<br /> Lạc (1406), con trai thứ tư của Chu Nguyên Chương, Chu Đệ (Minh Thành Tổ) hạ chiếu<br /> xây dựng thành Bắc Kinh và hoàng cung Từ Cấm thành, hoàng thành và khu vực xung<br /> quanh dài hai mươi ki–lô–mét (nay là khu đông, tây Bắc Kinh). Năm Gia Tĩnh thứ 23<br /> (1553), lại xây dựng thêm bức thành bên ngoài ở phía đông nam và tây nam của Đại thành<br /> (nay là khu Sùng Văn, Tuyên Vũ), từ đó hình thành rõ bộ mặt của nội ngoại thành.<br /> Từ Cấm thành thời nhà Minh được xây dựng theo bản vẽ của cung điện Trung Đô nhà<br /> Minh ở Lâm Hào (Phượng Dương), An Huy, sau đó được hoàn thiện thêm. Việc xây dựng<br /> thành Bắc Kinh và Từ Cấm thành được liên tục tiến hành từ thời kỳ đầu cho đến thời kỳ<br /> cuối nhà Minh.<br /> Nội thành của Bắc Kinh trước đây có ba lớp thành quách, phía ngoài là nội thành hình<br /> chữ nhật; phía trong là Từ Cấm thành, cũng hình chữ nhật; ở bên ngoài của Từ Cấm thành,<br /> bên trong của nội thành, có một bức thành, đó là hoàng thành. Tiền môn của hoàng thành,<br /> thời nhà Minh gọi là Đại Minh môn, thời nhà Thanh gọi là Đại Thanh môn, sau cách mạng<br /> Tân Hợi gọi là Trung Hoa môn (thập kỷ 50 đã hủy bỏ), Thiên An môn là cửa chính của<br /> hoàng thành, Địa An môn là cửa bắc của hoàng thành, phía đông tây là Đông An môn và<br /> Tây An môn. Tân Hoa môn là do Viên Thế Khải mở khi nhậm chức Tổng thống sau cách<br /> mạng Tân Hợi. Ngoài Thiên An môn ra, các cửa thành đều không có thành lầu. Thời kỳ<br /> đầu nhà Minh, có khả năng là vào thời Minh Thành Hóa (Hiến Tông – 1465), Thiên An<br /> môn cũng giống ba cửa thành khác, được cải tạo lại như ngày nay. Ngày nay, hai bên cánh<br /> gà của thành lầu Thiên An môn mỗi bên có bức tường đỏ, chạy dài theo hướng đông tây<br /> của phố Tràng An đến phía tây khách sạn Bắc Kinh, theo phía tây qua Tân Hoa môn kéo<br /> dài đến phố Phủ Hữu (tên phố do Tổng thống Viên Thế Khải đặt, vì hồi đó Trung Nam<br /> <br /> Hải là trụ sở của Chính phủ Dân quốc lâm thời). Tiếp đó đi theo hướng bắc qua Tây môn<br /> của Trung Nam Hải, kéo dài đến gần cầu Bắc Hải, đó là di chỉ của hoàng thành cũ. Tường<br /> hoàng thành không cao, dầy, rộng bằng nội thành, Từ Cấm thành và không phải là màu<br /> xám mà là màu đỏ, phía trên lợp ngói ngọc lưu ly màu vàng rất có khí thế. Trước thời nhà<br /> Thanh, giao thông giữa thành đông tây bị ngăn cách bởi hoàng thành, không cho dân<br /> chúng đi vào hoàng thành. Từ đông thành đến tây thành phải đi vòng qua Tiền môn hoặc<br /> Địa môn, đi lại rất khó khăn. Vì thế thời quân phiệt sau Dân quốc, thành đã bị dỡ bỏ, nay<br /> chỉ còn lại địa danh tức là còn lại nền móng của đông, tây Hoàng thành mà thôi.<br /> Ai là người đã ở trong thành cũ? Người già ở Bắc Kinh kể rằng: Trong hoàng thành cũ<br /> đại khái có mấy loại người như sau: một loại là nhân viên phủ Nội vụ và “Bao y” của Tam<br /> kỳ (tức Tướng Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ trong Tam kỳ.<br /> “Bao y” là người hầu của hoàng gia. Một loại người nữa là vương công quí tộc, loại<br /> người thứ ba là thái giám. Năm đầu của Dân quốc vùng phố Bắc Trường thường nhìn thấy<br /> Thái giám tay cầm chiếc phất trần. Ngoài ra trong hoàng thành còn có một số kho để cất<br /> giữ đồ dùng của hoàng cung, kho tây tạp ở gần Tây An môn là một kho lớn, ngoài ra nội<br /> phủ còn mười hai giám (thập nhị giám), tám cục (bát cục), bốn ty (tứ ty) như Lễ giam ty,<br /> Nội chức tạp cục, Bảo sao ty… Trong hoàng thành cũ còn có mấy ngôi miếu, như Phúc<br /> hữu từ ở đầu phố Bắc Trường với kiến trúc hoa lệ, những miếu còn lại đã bị dùng làm việc<br /> khác. Phía ngoài hoàng thành cũ, trước đây có một con sông bảo vệ thành, nay chỉ còn lưu<br /> lại một khúc nhỏ trước Thiên An môn, đó là năm chiếc cầu đá ngọc thạch thời Hán – tức<br /> là Kim Thủy Hà dưới cầu Kim Thủy. Ngoài đó ra, sông bảo về thành của ngoại thành đều<br /> đã bị lấp bằng. Đầu thập kỷ 50, còn có thể thấy sông bảo về thành ở phía đông, sông rất<br /> hẹp, nước hôi thối, về sau đã bị lấp bằng. Đó là Bắc Hải Duyên. Nay chỉ còn lại địa danh<br /> của các con sông bảo về hoàng thành, đó là: Cầu Đông Bản, cầu Tây Bản, cầu Kỵ Hà, cầu<br /> Đông Bất Áp, cầu Hậu Môn, Bắc Hà Duyên, Nam Hà Duyên.<br /> Phía ngoài Đồng Từ Hà của Từ Cấm thành, còn có một bức nội hoàng thành, một mặt<br /> có tác dụng ngăn cách giữa Từ Cấm thành và các ly cung, mặt khác còn tăng thêm một<br /> phòng tuyến giữa Từ Cấm thành và hoàng thành. Bức nội hoàng thành phía nam bắt đầu<br /> Từ Thái miếu, kéo dài đến An Địa môn, xuyên thẳng đến “hậu thị” trước Cổ Lâu, cuối<br /> cùng vượt qua quảng trường Cổ Lâu và biến mất giữa hàng vạn hộ dân cư. Thời nhà Minh<br /> gọi Cảnh Minh Sơn là Vạn Tuế Sơn, nhà Thanh đổi thành Cảnh Sơn, là “điểm cao” cuối<br /> cùng trên trục kinh thành, cũng là lá chắn phía sau của hoàng cung, làm cho quần thể cung<br /> điện Từ Cấm thành dài một kí–lô–mét càng thêm hùng vĩ, hình thành bối cảnh hào hùng<br /> nhất.<br /> Chỉ có sau khi đi xuyên qua Địa An môn mới cảm nhận được khung cảnh trang<br /> nghiêm, nguy nga của cung đình điện vũ. Trở về với “nhân gian”, nơi giáp danh của “nhân<br /> gian trên trời” này có năm cửa cấm: cửa sau của Cảnh Sơn, cửa Bắc Trung, cửa Đông, Tây<br /> Hoàng Hoa (còn gọi là cửa Đông Tây Hoàng Hóa). Trước và sau hoàng thành thời nhà<br /> Minh canh phòng nghiêm nhặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Từ Cấm thành. Đến thời<br /> nhà Thanh, tên các cửa này không còn giữ nguyên như thời nhà Minh.<br /> Sau khi các nhà thống trị Mãn Thanh định đô tại thành Bắc Kinh, đã tập trung tinh lực,<br /> mở mang cảnh quan sơn thủy Viên Lâm Sơn vùng ngoại ô phía tây, nhưng không sửa lại<br /> thành nhà Minh ở Bắc Kinh.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2