intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí mật xoay quanh ký tự a.m và p.m

Chia sẻ: Sczcz Czczc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bí mật xoay quanh ký tự a.m và p.m .Có rất nhiều cái trên đời mà mới nhìn qua người ta xem là bình thường và phớt lờ đi. Nhưng ngẫm nghĩ kĩ lại và thử đặt cho vài câu hỏi thì khó kiếm ai trả lời được. Đơn giản như chuyện về cái đồng hồ thôi, cái vật để đếm thời gian mà trên đời này ai cũng phải dùng đến, mỗi gia đình đều có vài ba cái, mỗi người đều đeo trên mình ít nhất phải một cái..., đó là chưa tính đến các thiết bị di dộng có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí mật xoay quanh ký tự a.m và p.m

  1. Bí mật xoay quanh ký tự a.m và p.m
  2. Có rất nhiều cái trên đời mà mới nhìn qua người ta xem là bình thường và phớt lờ đi. Nhưng ngẫm nghĩ kĩ lại và thử đặt cho vài câu hỏi thì khó kiếm ai trả lời được. Đơn giản như chuyện về cái đồng hồ thôi, cái vật để đếm thời gian mà trên đời này ai cũng phải dùng đến, mỗi gia đình đều có vài ba cái, mỗi người đều đeo trên mình ít nhất phải một cái..., đó là chưa tính đến các thiết bị di dộng có sẵn đồng hồ kèm theo. Câu chuyện có lẽ được bắt đầu hay nhất là từ khi có chuyện tính thời gian theo 12 giời hay 24 giờ (từ đây tôi kí hiệu chữ "giờ" := h). Các đồng hồ kim truyền thống đã để lại một hệ thống 12h không phân biệt rõ ràng giữa sáng và chiều. Để làm rõ điều đó, người ta mới đặt ra 2 kí hiệu AM và PM:
  3. AM = ante meridiem = trước giữa trưa (before midday) = trước 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t & lt; 12:00 trưa.PM = post meridiem = sau giữa trưa (after midday) = quá ngọ (after noon) = sau 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t & gt; 12:00 trưa. Nhưng bản thân 2 ký hiệu này, AM với PM, là không đầy đủ và dễ gây hiểu lầm: Nhìn sơ qua định nghĩa thì thấy ngay một chỗ thiếu: Thế giữa trưa, tức 12:00 trưa thì gọi là AM hay PM? Rõ ràng, theo định nghĩa thì nó không phải AM, cũng chẳng phải PM, vì lúc đó t = 12:00 trưa thì "t & lt; 12:00 trưa" sai mà "t & gt; 12:00 trưa" cũng sai nốt. Suy nghĩ kỹ hơn thì còn thấy 1 chỗ thiếu nữa, đó là giữa đêm, tức 00:00 khuya (hay theo thông lệ, vẫn gọi 12:00 khuya ) thì gọi là AM hay PM? Nó là giao điểm giữa ngày trước và ngày sau. Nếu tính là thuộc ngày trước thì là PM, mà nếu tính thuộc ngày sau thì là AM!
  4. Vậy rõ ràng, cách định nghĩa 12 giờ theo AM/PM không phù hợp ở hai điểm 12:00 trưa và 12:00 khuya. Giải pháp tuyệt đối nhất là dùng hệ 24 giờ bắt đầu từ 00:00 Còn một giải pháp khác cho hệ 12 giờ tuy "hơi rườm rà" nhưng rất chính xác, đó là 12:00 trưa, 12:00 khuya cuối ngày, và 12:00 khuya đầu ngày (hệ 12 giờ không có truyền thống dùng 00:00! Còn giải pháp của Mỹ cho hệ 12 giờ với AM/PM thì lại dựa vào truyền thống "xem 12 giờ là 0 giờ" giống như cách nói "12 giờ rưỡi (12:30)" với ý nghĩa "0 giờ rưỡi (00:30)". Vậy nên 12:00 trưa phải được hiểu là 00:00 giờ trưa, tức đầu giờ chiều, tức 00:00pm, nhưng lại viết 12:00pm! Và tương tự cho 12:00 khuya, được hiểu là 00:00 khuya, tức đầu giờ sáng hôm sau, tức 00:00am, nhưng lại viết 12:00am Quy ước có vẻ "ngược đời" này đã làm cho nhiều người Việt Nam gặp rắc rối khi mới gặp nó, vì theo logic tự nhiên thì "11:00am + 1h = 12:00am Trong thực tế, người ta lại thường áp dụng giải pháp "tránh đụng tới những điểm nhạy cảm": Dùng 11:55 để chỉ rõ "ngay trước 12:00″ và 12:01 để chỉ rõ "ngay sau 12:00″. Khi đó 11:55am sẽ thấy rõ là trước 12:00 trưa và 11:55pm sẽ thấy rõ là
  5. trước 12:00 khuya. Nhưng nếu nhầm lẫn một tí thì sẽ tạo hiệu ứng ngược: Nếu 11:55pm (khuya) rõ ràng hơn 12:00am (khuya) thì 12:55pm (trưa) lại dễ lầm hơn 01:00pm (trưa)!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0