intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết chụp ảnh đẹp bằng điện thoại di động

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

185
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ảnh nhòe, lóa, mắt đỏ... là điều phổ biến khi chụp bằng camera tích hợp trong điện thoại. Nhưng nếu sử dụng một số mẹo dưới đây, bạn có thể làm nên những tác phẩm nghệ thuật không thua gì máy ảnh số cao cấp. Thường thì chức năng camera trong các dòng điện thoại rất khác nhau về độ phân giải, chức năng chỉnh sáng, zoom... Do đó, để khắc phục các điểm yếu trong bản thân chiếc điện thoại, người chụp nên áp dụng một số kỹ thuật nhiếp ảnh. Tác phẩm chụp bằng điện thoại của Nokia. .Chú...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết chụp ảnh đẹp bằng điện thoại di động

  1. Bí quyết chụp ảnh đẹp bằng điện thoại di động Ảnh nhòe, lóa, mắt đỏ... là điều phổ biến khi chụp bằng camera tích hợp trong điện thoại. Nhưng nếu sử dụng một số mẹo dưới đây, bạn có thể làm nên những tác phẩm nghệ thuật không thua gì máy ảnh số cao cấp. Thường thì chức năng camera trong các dòng điện thoại rất khác nhau về độ phân giải, chức năng chỉnh sáng, zoom... Do đó, để khắc phục các điểm yếu trong bản thân chiếc điện thoại, người chụp nên áp dụng một số kỹ thuật nhiếp ảnh. Tác phẩm chụp bằng điện thoại của Nokia. Tác giả: Jiancheng Dong (Trung Quốc).
  2. Chú trọng bố cục ảnh Do điện thoại camera là phương tiện chớp những khoảnh khắc bất ngờ nên một số người giữ thói quen chụp mà không chú trọng lắm đến bố cục, khiến các đối tượng trong ảnh không nằm ở vị trí tạo ra cảm xúc nghệ thuật. Bức ảnh trên đây của Jiancheng Dong đã chọn được góc nhìn bao quát cả những con thuyền đang trôi và bến thuyền yên tĩnh. Dùng toàn bộ khung hình Kỹ thuật cơ bản nhất của nhiếp ảnh là dùng toàn bộ khung hình để chụp. Khá nhiều người tập trung vào một đối tượng cụ thể mà quên phần còn lại của khung cảnh. Đôi khi, chính sự hòa hợp hay tương phản giữa đối tượng với khung cảnh mới tạo nên sự đặc sắc cho bức ảnh. Tác phẩm của Pinjalim Bora (Ấn Độ) đoạt giải trong cuộc thi chụp ảnh bằng điện thoại của Nokia.
  3. Bức ảnh trên nếu chỉ tập trung vào quả bóng sẽ không có ý nghĩa nhiều. Tác giả đã chụp quả bóng trên mặt nước nhưng lấy cả cái bóng của mình dưới làn nước, khiến hình ảnh trông nhu một người đang thổi bóng. Không đặt đối tượng ở chính giữa bức ảnh Nguyên tắc "kinh điển" trong nhiếp ảnh là tránh để đối tượng ở vị trí trung tâm. Theo nguyên tắc "chia ba", người ta chia chiều dọc và ngang của tấm ảnh định chụp làm ba phần bằng nhau. Đối tượng nằm ở 4 điểm giao thoa giữa các đường kẻ trong hình mới thể hiện được nhiều cảm xúc nhất. Chỉnh các điều kiện chiếu sáng Không giống máy ảnh số chuyên nghiệp, điện thoại thiếu chức năng chỉnh sáng hay đèn flash phụ trợ. Do đó, người chụp phải tự lợi dụng ánh sáng sẵn có như đèn, tia nắng. Tránh ánh sáng yếu Điện thoại chỉ chụp nhanh (đóng cửa trập nhanh) trong điều kiện đủ sáng. Dù một số thiết bị có đèn flash tích hợp, lượng sáng này không đủ để chụp xa vì tầm chiếu đèn chỉ từ 40 - 60 cm. Căn chỉnh độ sáng của ảnh
  4. Nếu hình ảnh trên màn hình điện thoại lúc đang quay chụp quá sáng hoặc quá tối, bạn hãy cố gắng điều chỉnh độ sáng này trước khi chụp bẳng cách thêm/bớt nguồn sáng ngoài. Chỉnh cân bằng sáng Việc này chỉ dành cho một số điện thoại camera cao cấp vì các dòng thấp hơn không có các thiết lập chuyên sâu. Thường thì chế độ cân bằng sáng được đặt ở chế độ Auto (tự động), nhưng nếu bạn không hài lòng với "sản phẩm", có thể thử theo cách mà các nhiếp ảnh gia vẫn làm: - Đặt tấm giấy trắng trước mặt. - Vào chế độ chụp của điện thoại. - Nhìn vào tấm giấy trắng trên màn hình. Nếu tấm giấy quá tối (vàng hay đỏ...), vào thiết lập cân bằng sáng và thử các mục lựa chọn cho đến khi tấm giấy trông gần trắng nhất. Tránh ánh sáng ngược Cần chú ý nguồn sáng trước khi chụp. Nếu ánh sáng phát ra từ sau đối tượng, bản thân đối tượng trong tấm ảnh sẽ rất tối, mờ và các phần khác có thể bị lóa. Do đó, nên để nguồn sáng ở sau người chụp, có thể hắt theo nhiều phương khác nhau. Không đứng quá xa đối tượng Nguyên tắc này không trái với yêu cầu "Dùng toàn bộ khung hình". Nếu bạn phải chụp một đối tượng nhỏ, sự rõ nét cần được đảm bảo và lúc này khoảng cách phải đủ gần, từ 90 cm - 1,2 m.
  5. Không nên dùng zoom Zoom của điện thoại không đủ tốt để bắt hình ở xa hay quá gần vì kết quả sẽ là tấm ảnh nhòa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2