intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành

Chia sẻ: Nguyễn Thu Trang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

71
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cà phê là loại thức uống mang bản sắc văn hóa và vị cà phê của người Việt cũng khác biệt so với phương Tây. Đa phần quen với hương vị cà phê quánh đặc, thơm và đắng, nhưng đâu phải thói quen thì không bao giờ thay đổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành

  1. Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành Ý định kinh doanh cà phê sạch đã được Lê Minh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Cà phê Lê Phan ấp ủ từ những ngày còn làm đại lý cung cấp cà phê cho các quán tại TP.HCM. Mười năm lận đận Cà phê là loại thức uống mang bản sắc văn hóa và vị cà phê của người Việt cũng khác biệt so với phương Tây. Đa phần quen với hương vị cà phê quánh đặc, thơm và đắng, nhưng đâu phải thói quen thì không bao giờ thay đổi. Từ năm 2006 đến nay, người Sài Gòn thường nghe nói đến "cà phê sạch", "cà phê mang đi", "cà phê hương vị Ý"... Họ bắt đầu nếm loại cà phê loãng hơn, màu nhạt hơn, hương nhẹ hơn... tại các quán cà phê hiện đại. Và để bắt kịp sự thay đổi này, ông chủ chuỗi "cà phê mang đi" (coffee to go) Milano, Lê Minh Cường đã mất hơn chục năm cho ý nghĩ làm cà phê sạch.
  2. Năm 1996, Cường bước vào "thế giới cà phê” với nhiệm vụ rang xay. Hơn hai năm sau, thôi đứng máy rang, anh bắt đầu đi bỏ mối cà phê cho các quán tại TP.HCM. Đối với dân sành cà phê, không khó để phân biệt giữa cà phê "sạch" và cà phê... không hoàn toàn làm từ hạt cà phê. Theo đó, cà phê nguyên chất thường được nhìn nhận dưới hai góc độ: một là cà phê mộc và rang lên; hai là rang có cho muối và bơ vào, sau đó phủ một lớp hương (hương càng thơm, cà phê càng đắng). Cái khó ở đây là làm sao để thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt về gu thưởng thức. Trước năm 2005, Cường quyết tâm làm cà phê "sạch", đi chào hàng tại nhiều quán nhưng xem ra ý tưởng táo bạo của anh chỉ nhận được sự... thương hại, bởi thời điểm đó rất ít khách chuộng cà phê "sạch". Cả năm trời theo đuổi bất thành, Cường quay lại làm nhà cung cấp cà phê. Nhưng ý tưởng kinh doanh cà phê "sạch" luôn đeo bám, Cường thôi không bỏ mối nữa và mạnh dạn bắt đầu lại với việc xây dựng cửa hàng cà phê Milano đầu tiên trên đường Thống Nhất (Q.Gò
  3. Vấp, TP.HCM) vào tháng 9/2011. Đến nay, chuỗi cà phê này đã đạt con số 99 cửa hàng sau gần hai năm hoạt động. Cà phê không ranh giới Trước khi tiếp xúc với Lê Minh Cường, chúng tôi tình cờ gặp một nhân vật phát triển chuỗi "cà phê mang đi" đình đám hiện nay tại Sài thành. Anh này cho rằng, quy mô và tiềm năng của thị trường "cà phê mang đi" ở Việt Nam còn rất lớn, ít nhất cũng phải khai thác được thêm 10 năm nữa. Nhưng trong khoảng thời gian đó, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi quy luật đào thải. Hàng trăm chuỗi mọc lên nhưng một khi đã đến ngưỡng, thị trường chỉ đủ sức dung nạp một vài thương hiệu có nền tảng tốt. Và anh đánh giá cao Milano về mức độ nhận diện, độ phủ, tốc độ mở rộng. Quan điểm của Lê Minh Cường khi mở Milano: "Giao dịch cà phê theo cách này thoải mái hơn xưa vì không còn phụ thuộc vào các chủ quán trong các vấn đề như: cạnh tranh về tài trợ, giảm giá, chăm sóc và thời gian trả tiền... Những điều này giống như vòng xoáy làm cho doanh nghiệp cung cấp không có lợi nhuận dù ai nhìn vào cũng thấy hoành tráng. Vì việc chủ động mở cửa hàng sẽ cải thiện về xoay vòng vốn và bản thân cũng muốn bán cà phê "sạch" nên tôi quyết ra riêng". Ngoài ra, dân trong giới kinh doanh cà phê (bột, hạt) đều hiểu rất rõ, thương hiệu của nhà cung cấp sẽ chỉ mang tính lý thuyết bởi mỗi quán có cách pha chế riêng, nên mùi vị và chất lượng cũng không giống nhau. Chính điều này là "con dao hai lưỡi" tác động đến thương hiệu nhà cung cấp. Ông chủ Milano cho biết, cà phê sử dụng tại hệ thống Milano đa phần có nguồn gốc từ Đắk Mil (Đắk Nông), do bà con bên vợ tự trồng và một lượng nhỏ thu mua từ những người quen ở Đà Lạt. Theo lời Cường, nếu không có sự chọn lựa thì sẽ phải trả mức giá cao để mua cà phê nguyên liệu, khi đó sẽ khó bán thành phẩm giá thấp, còn mua giá thấp thì rất dễ đụng phải hàng không đáp ứng được yêu cầu. Cường giải thích thêm, do chất lượng trái cà phê giữa các mùa không giống nhau nhưng quan trọng là "bí quyết" trong vấn đề xử lý của mỗi nhà sản xuất. Qua tìm hiểu thực tế trên 10 cửa hàng Milano, chúng tôi nhận thấy lượng khách ổn định và gồm nhiều thành phần. Nguyên nhân là do giá mỗi ly cà phê chỉ dao động từ 10.000 - 12.000đ, gần như tương đương với giá cà phê... cóc. Lý giải về mức giá này, Lê Minh Cường chia sẻ, anh muốn bán cà phê "sạch" ngay từ lúc khởi nghiệp.
  4. Khi mở cửa hàng đầu tiên, anh chưa có kế hoạch cụ thể cho sự nhân rộng mà chỉ muốn chứng minh với người tiêu dùng rằng mình làm được loại cà phê này và mọi người, từ bác xe ôm, người bán vé số đến sinh viên, dân văn phòng, đều có thể thưởng thức cà phê như nhau. Cường cùng với một vài người phát triển chuỗi 10 cửa hàng đầu tiên theo dạng hợp tác, chia sẻ công thức pha chế và cách thức trang trí cửa hàng... Sau một thời gian theo dõi, anh mới bắt đầu cân nhắc và quyết định chỉ bán cà phê, không bán thêm bất kỳ sản phẩm nào khác. Cường giải thích, những người kinh doanh mô hình cà phê "sạch" phải giữ vững lập trường, dù có áp lực về doanh thu cũng không phá vỡ cấu trúc sản phẩm. Hơn thế, các chủ cửa hàng phải là người tạo ra sản phẩm cà phê để khách thưởng thức. Hay nói đúng hơn là bán cà phê cho người biết uống cà phê. Và bắt đầu từ cửa hàng thứ 11, Cường chính thức chia sẻ phương thức kinh doanh một cách bài bản và có ràng buộc cụ thể cho những ai muốn mở cửa hàng cà phê Milano. Tuy nhiên, mỗi tháng anh không chia sẻ tỷ lệ phần trăm trên doanh thu với các chủ cửa hàng. "Tôi đã quy định bán giá thấp, nếu lấy phần trăm trên doanh thu thì những người nhân rộng mô hình cà phê này sẽ còn gì? Ngay từ lần đầu tiếp xúc, tôi cũng phân tích kỹ cho họ thấy, bán nước một vốn bốn lời là chuyện xưa rồi, nhưng khi lời ít thì cái được là có nhiều khách và một khi họ đã uống quen rồi thì không thể bỏ được mình", Cường chia sẻ về quan niệm kinh doanh. Chưa dừng lại ở con số 99, Lê Minh Cường cho biết, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi tại các quận Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp... vì quy mô thị trường vẫn còn lớn. Tuy nhiên, điều làm Lê Minh Cường trăn trở là mô hình cà phê Milano tuy giúp được nhiều người muốn khởi sự kinh doanh nhưng đồng thời anh lại trở thành "khắc tinh" của không ít quán cà phê... cóc. Sau cà phê "take away", xu hướng cà phê tự trồng tự chế biến ngày càng nở rộ ở TP HCM. Chị Loan, ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh nuôi ý tưởng làm "cà phê sạch" từ 5 năm trước đây. Trong một dịp đi ngang qua Bảo Lộc (Lâm Đồng), với mong muốn sở hữu một ha cà phê, chị quyết định bỏ ra 700 triệu đồng để đầu tư. Rẫy cà phê ban đầu số lượng cây không nhiều nên chị phải dặm thêm những cây con mới, đồng thời trồng xen canh thêm cây trà nên khi thu hoạch sản lượng cà phê không cao. 3 năm đầu cây chưa ra quả nên chị không thu về được đồng nào. Đến năm thứ tư, chị bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng 1 tấn. Nhưng khi bán cho thương lái họ tìm đủ mọi lý do để ép giá, giảm trọng lượng bằng cách trừ bì mỗi bao khoảng 200 gram. Đến năm thứ năm, lượng cà phê tăng lên 3 tấn, chị quyết định không bán cho thương lái nữa.
  5. "Là người đam mê và cũng nghiên cứu nhiều về cà phê, tôi không đành lòng với cách mà thương lái đối xử với mình nên quyết định làm dự án khép kín từ trồng trọt cho đến sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Ý tưởng chế biến cà phê sạch bắt đầu từ đây", chị Loan nói. Và cà phê chị làm ra là nguyên chất 100%, không hóa chất, không pha trộn tạp chất như bắp, đậu nành, đậu đen. Một ha cà phê của chị Loan trên Bảo Lộc có khoảng 20 công nhân thời vụ thay phiên nhau chăm sóc. Một năm chị bỏ ra 40-50 triệu để trả tiền cho công nhân. Thay vì dùng nhiều phân hóa học, chị dùng phân hữu cơ (phân xanh, phân rác ủ, phân hữu cơ vi sinh…) nhiều hơn, hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh. Sau khi thu hoạch và phơi khô, xay lấy nhân, chị sẽ đem lên thành phố chế biến. Nhân cà phê tại quán của chị Loan đã được nhặt sạch chỉ cần cho vào máy rang và xay nhuyễn là có được ly "cà phê sạch". Ảnh: Thi Hà Quán cà phê sạch của chị ở Sài Gòn đều rang xay và chế biến tại chỗ. Thông thường, bột cà phê nguyên chất có mùi thơm nhẹ nhàng, nước cà phê nâu nhạt, không sánh đặc, vị đắng dịu, chua thanh. “Uống lần đầu có thể sẽ không cảm thấy ngon nhưng nếu uống vài lần sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt với cà phê tạp chất", chị Loan chia sẻ. Cà phê tạp chất là loại có mùi thơm rất nồng và hăng hắc của hương liệu, màu nước cà phê đen đậm, sánh đặc, nhiều bọt, bột cà phê chìm ngay khi cho vào nước ở nhiệt độ thường, vị đắng gắt. Tuy nhiên, công việc kinh doanh cà phê sạch không dễ dàng chút nào. 3 tấn cà phê tươi đã thu hoạch ở vụ trước chị phơi khô và sát thành nhân còn khoảng 1,5 tấn. Mỗi kg cà phê nhân sau khi rang chỉ còn 700 gram. Sau khi trừ tất cả chi phí, 50% số cà phê thu được chị bán sỉ cho các
  6. cửa hàng ở Sài Gòn với giá 150.000-160.000 đồng một kg. Còn lại chị bán lẻ tại cửa hàng của mình với giá 180.000-200.000 đồng một kg. Dù bán ra với giá cao gấp đôi so với giá cà phê tạp chất nhưng chị Loan vẫn bị lỗ vì chi phí đầu tư và chế biến cao. Mặt khác, người dân Sài Gòn chưa quen với mùi vị của cà phê nguyên chất nên hưởng ứng chưa nhiều. "Tuy nhiên, tôi vẫn quyết chí theo đuổi mô hình kinh doanh cà phê sạch vì tin rằng dần dần người dân sẽ hiểu được giá trị của loại cà phê này", chị nói. Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, chị Loan cho biết sẽ kết hợp với người nông dân, bao tiêu sản phẩm của họ với giá phù hợp chứ không đầu tư mua đất trồng trọt và chăm sóc nữa. Bởi lẽ, nếu đổ tiền vào mua đất và nuôi dưỡng cây từ nhỏ sẽ bị chôn vốn, trong khi đó, thời gian để cây lớn và ra hoa kết trái phải mất cả 5 năm. Mới đây, chị đã mở thêm 2 quán cà phê để giới thiệu sản phẩm sạch của mình. Cà phê sạch trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3). Ảnh: Thi Hà Cũng hưởng ứng mô hình “cà phê sạch”, mới đây trên đường Nguyễn Đình Chiểu mọc lên một quán cà phê kiểu này, tuy nhiên không sản xuất trên quy mô lớn như chị Loan mà chỉ là quán nhỏ hơn 10 m2. Quán ở đây chủ yếu là bán cho nhân viên văn phòng, sinh viên, họ có thể mang đi bất cứ lúc nào. Theo quản lý ở đây, nguồn gốc cà phê lấy từ chính gia đình ở Buôn Mê Thuột, Đăk Lắk, mỗi lần chuyển lên khoảng 10 kg. Vì chế biến với số lượng ít nên gia đình ở dưới quê làm rất cẩn thận, 90% đã đủ độ chín chứ không lấy hạt non.
  7. “Dù mới mở được một tháng nhưng lượng khách hàng cũng khá, một ngày chúng tôi bán được khoảng 100-200 ly. “Cà phê sạch” này không chỉ có một quán duy nhất trên đường Điện Biên Phủ mà còn mở thêm ở quận 11”, quản lý ở đây cho biết. Còn tại quán "cà phê rang sạch" tại chỗ nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cộng Hòa (quận Phú Nhuận) khá đông khách. Chủ quán cà phê ở đây cho biết, cũng vì đam mê cà phê nên mở quán ra vừa phục vụ cho bản thân mà vừa phục vụ cho những người yêu thích cà phê. Ban đầu quán mở ra rất ít người uống nhưng khi uống quen khách trở lại nhiều hơn. Một ngày quán cũng bán được khoảng 200-300 ly. Ngoài các quán trên, hiện nay trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh), Chu Văn An (quận Bình Thạnh), cũng khá nhiều quán mang biển "cà phê sạch". Không những thế, nhiều đơn vị còn rao bán “cà phê sạch” rầm rộ trên mạng, có nơi còn bán kèm cả máy xay cà phê, giá dao động 2-4 triệu đồng. Đánh giá về xu hướng kinh doanh mới này, ông Vân Thành Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cho hay, mô hình "cà phê sạch" rang xay tại chỗ này trước đây cũng đã có nhiều người thực hiện nhưng vẫn chưa hiệu quả vì phần lớn người tiêu dùng Việt còn ham rẻ và quen với mùi vị của những loại cà phê có pha trộn. "Thông thường giá thấp nhất của cà phê nguyên chất là trên 130.000 đồng nên nếu cà phê bán với giá 60.000-70.000 đồng chắc chắn có pha thêm bột bắp hoặc đậu nành. Tuy nhiên, không vì thế mà loại cà phê giá rẻ mất khách, bởi, nhu cầu của người tiêu dùng về loại cà phê này vẫn cao", ông Huy nói Ông cho biết thêm, cà phê nguyên chất 100% thường có độ mạnh, không được nước, mùi thơm ít, màu không được đen như những loại cà phê có pha bột bắp hoặc đậu nành, chỉ có người nào "sành điệu", thích pha và có kiến thức về cà phê mới quan tâm. Tuy nhiên, theo ông Huy, mô hình này vẫn có tương lai vì càng ngày người dân càng quan tâm t ới sức khỏe nhiều h ơn. Do vậy, những đơn vị kinh doanh mặt hàng này cần có chiến lược rõ ràng và luôn quan tâm t ới sức khỏe của người tiêu dùng sẽ phát triển bền vững, ngược lại chỉ tốt ban đầu nhưng càng về sau càng biến tướNhững quán cà phê rang xay tại chỗ, cà phê mang đi, cà phê sạch tùy theo cách gọi với quy mô nhỏ  sau một thời gian xuất hiện, đang bắt đầu lan rộng không chỉ tại TP.HCM mà cả các tỉnh thành lân cận.   Rẻ và sạch Từ gần một tháng nay, ông Tiến Thành (38 tuổi) thường ghé vào quán cà phê Milano trên đường Phan Xích Long  (Q.Phú Nhuận) để uống cà phê thay vì vào mấy quán cà phê cóc và cà phê vỉa hè như trước. Ông Thành cho biết   trước đây dù nghe cà phê vỉa hè thường bị trộn bột bắp hay đậu nành nhưng cũng đành nhắm mắt... uống đại, chứ  vào mấy quán cà phê sang trọng trả 40.000­50.000 đồng/ly thì điều kiện không cho phép. Một hôm thấy gần chỗ thuê nhà có quán cà phê Milano mới mở nhìn sạch sẽ mà bảng giá chỉ 10.000 đồng/ly cà phê  đá, 12.000 đồng/ly cà phê sữa đá nên ông tò mò ghé vào uống thử. “Vào uống mới biết quán họ xay cà phê tại chỗ  chứ không dùng cà phê rang xay sẵn. Đó là lần đầu tiên tôi uống cà phê xay trực tiếp từ hạt cà phê” ­ ông Thành nhớ   lại. Quán lịch sự, cà phê làm từ hạt cà phê nhưng giá rẻ như cà phê vỉa hè là những lý do đã “trói chặt” những người   thích cà phê như ông Thành với loại hình quán cà phê này.
  8. Hiện những quán cà phê rang xay như thế mọc lên khắp quận huyện của TP.HCM và lan sang các tỉnh thành lân cận  với nhiều thương hiệu khác nhau như các chuỗi quán Milano, Nâu Đen, Vesly... và hàng trăm thương hiệu đơn lẻ  khác. Những quận huyện có hệ thống các loại quán cà phê này dày đặc như Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú. Có những  con đường tập trung san sát quán cà phê giá rẻ kiểu này như Trần Bình Trọng (Q.5), khu Bàu Cát (Q.Tân Bình)... Đặc điểm của những quán cà phê này là diện tích rất nhỏ (dưới 40m2), chỉ đủ chỗ cho 20­30 người ngồi. Bàn ghế  nhỏ, thấp, chỉ vừa chỗ ngồi và đặt ly cà phê kèm trà đá. Quán được trang trí sạch sẽ, có một quầy gồm các thùng  đựng hạt cà phê các loại để quảng cáo cũng như bán cho khách muốn mua về. Ông Nguyễn Văn Hà, chủ quán cà phê Vesly trên đường Nơ Trang Long, vừa xay pha cà phê cho khách, vừa cho biết  chỉ trong hơn hai tháng qua ông đã mở được năm quán cà phê này trên địa bàn Q.Bình Thạnh. “Cà phê sạch làm từ  cà phê và giá rẻ đang đánh bại cà phê vỉa hè làm từ bột bắp. Đầu tư ít nhưng hiệu quả nên các quán thế này phát  triển rất nhanh. Nhiều bạn tôi ban đầu đến uống ủng hộ giờ mỗi người về “ôm” một quán cho riêng mình” ­ ông Hà  nói. Lên đời cho cà phê cóc Ông Hà cho biết ý tưởng mở quán cà phê loại này bắt đầu khi ông và những người bạn buôn bán bất động sản ít việc  trong thời buổi suy thoái bàn nhau sao không tự mình mở quán cho anh em gặp gỡ. Lấy mô hình từ một hệ thống  quán cà phê giá rẻ đã có tiếng, ông  Hà bắt đầu tìm hiểu về nơi cung cấp cà phê, cách pha chế, chi phí làm quán và  tìm mặt bằng. Hơn nữa, đầu tư hệ thống này không tốn nhiều tiền vì bàn ghế đều nhỏ gọn và dùng ván công nghiệp. Nếu tự đầu tư chỉ mất 35­40 triệu đồng là xong phần hạ tầng, còn nếu nhờ các công ty cung cấp cà phê đã có thương  hiệu lắp đặt hệ thống thì phải trả khoảng 60 triệu đồng, họ làm mọi việc, mình chỉ vào bán ngay. “Cộng với tiền mặt  bằng 6­8 triệu mỗi tháng, tiền cọc nhà thì chỉ cần bỏ ra 70­100 triệu đồng là có thể bắt đầu một quán cà phê mang đi.  Với mức đầu tư này, mỗi ngày bán 70­80 ly là đạt điểm hòa vốn, trên mức đó là có lời” ­ ông Hà phân tích. Nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà phê mang đi giá rẻ hiện nay là hệ thống quán cà phê Milano với khoảng 100 quán  khắp các quận huyện địa bàn TP.HCM. Ông Lê Minh Cường, giám đốc Công ty Lê Phan ­ chủ thương hiệu Milano,  cho biết bắt đầu mô hình này với ý tưởng làm cà phê bình dân, thân thiện và mang nét truyền thống của những quán  cà phê cóc. Chỉ khác những quán cà phê cóc đó là các quán cà phê này bán cà phê nguyên chất. Ông Cường cho hay trước khi mở thương hiệu Milano, Công ty Lê Phan chuyên rang xay và bỏ mối cà phê cho các  quán. Nhưng nhiều người đến quán không phải vì chất lượng cà phê mà cần chỗ ngồi có cảnh trí đẹp, phục vụ tốt...  trong khi cà phê nguyên chất thì ít lời hơn cà phê rang xay nên các chủ quán không mua loại cà phê này. Năm 2011,  ông Cường quyết định mở một quán cà phê nhỏ trên đường Thống Nhất để giới thiệu cà phê chất lượng cao của công 
  9. ty. “Nói là cao cấp nhưng thật ra là cà phê nguyên chất thôi, vì từ trước đến nay dân mình uống cà phê pha trộn, tẩm   ướp nhiều nên tự dưng cà phê nguyên chất trở thành cà phê cao cấp” ­ ông Cường chia sẻ. Quán mới mở, người ta đến uống vì tò mò, vì giá rẻ, cách trang trí hiện đại nhưng sau khi uống rồi thì ghiền luôn. “Tôi  còn nhớ có một người khách uống hớp cà phê đầu tiên đã giơ ngón tay cái lên với tôi và nói đã lâu lắm mới được uống   ly cà phê như thế này” ­ ông Hà nhớ lại. Nhiều người đến Milano uống cà phê muốn được chia sẻ kinh nghiệm để họ  mở quán riêng nên Milano chuyển hướng bán trực tiếp sang bán mô hình kinh doanh. Trong số 100 quán cà phê  Milano đang có tại TP.HCM, Lê Phan chỉ thật sự sở hữu ba cái, còn lại đều của người khác. Suốt cuộc trò chuyện với khách, điện thoại của anh Cường đổ chuông liên tục bởi nhiều người từ TP.HCM, Biên Hòa,  Bình Thuận gọi điện đến tìm cơ hội hợp tác. Không tự nhận mình là người tạo ra cách mạng trong tiêu thụ và thưởng  thức cà phê VN, nhưng ông Cường tin tưởng trong tương lai những quán cà phê sạch này sẽ thay thế được những  quán cóc. “Chúng tôi muốn cho người bán cà phê ý thức được việc cần phải bán loại cà phê nào để có lợi cho cả hai   bên. Lợi cho khách hàng là được uống cà phê đúng chất, còn lợi cho người bán là giữ được khách và vẫn có lời” ­ ông  Cường nói. ng, chỉ có thể sống ở một chu kỳ ngắn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2