intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết tránh điểm liệt môn Toán trong kì thi THPT Quốc gia

Chia sẻ: Nguyen Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

116
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bí quyết tránh điểm liệt môn Toán trong kì thi THPT Quốc gia đưa ra những phương pháp làm bài giúp cho các bạn tránh mất điểm khi làm bài THPT Quốc gia môn Toán như đọc kỹ đề, không vẽ đồ thị bằng bút chì, rà soát lại bài,... Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết tránh điểm liệt môn Toán trong kì thi THPT Quốc gia

  1. Bí quyết tránh điểm liệt môn toán trong kì thi THPT quốc gia 01:15 30/05/2016 Bí quyết tránh điểm liệt môn toán trong kì thi THPT quốc gia: Sau đây haylamne.com sẽ hướng dẫn các bạn thí sinh bí quyết tránh điểm liệt, tránh mất điểm ở những phần không đáng mất ở môn toán, nhiều thí sinh thi môn toán đã để vuột mất nhiều điểm khi cố gắng làm những bài khó trước, dưới đây là những kinh nghiệm thi cử giúp các bạn tránh điểm liệt môn toán hiệu quả nhất Đáp án đề thi môn toán thpt quốc gia 2015 chính thức Bí quyết tránh mất điểm khi làm bài thi THPT quốc gia môn Toán: Đọc thật kỹ đề. Đọc kỹ từng chữ trong đề, phân tích từng ý hỏi để nắm được các vấn đề cần giải quyết. Mỗi câu hỏi có nhiều ý, cần tách rõ và giải quyết từng ý, khi trình bày cũng xử lí từng ý để người chấm có thể cho điểm theo ý. Bí quyết tránh mất điểm khi làm bài thi THPT quốc gia môn Toán Chỉ còn vài ngày nữa là đến Kỳ thi THPT Quốc gia, để giúp thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản và tránh mất điểm khi làm bài thi môn Toán, Thạc sĩ Toán học Nguyễn Bá Tuấn đã đưa ra 10 lưu ý quan trọng. 1. Đọc THẬT KỸ đề. Đọc kỹ từng chữ trong đề, phân tích từng ý hỏi để nắm được các vấn đề cần giải quyết. Mỗi câu hỏi có nhiều ý, cần tách rõ và giải quyết từng ý, khi trình bày cũng xử lí từng ý để người chấm có thể cho điểm theo ý. 2. Câu khảo sát: KHÔNG VẼ ĐỒ THỊ BẰNG BÚT CHÌ, trình bày theo thứ tự các ý hỏi, chú ý viết cẩn thận các điều kiện, không vẽ đồ thị vượt quá độ dài 2 trục OX và OY. 3. Câu hình: Cũng không được dùng bút chì (trừ hình tròn), vẽ hình to, rõ. Hình không gian thì chú ý nét liền, nét đứt. Hình oxy thì cố gắng vẽ thật chính xác, có thể vẽ nháp nhiều hình để quán sát tính chất. Trình bày câu hình chú ý chi tiết, rõ ý cho từng ý hỏi. Người chấm sẽ nắm ý của mình dễ hơn, đôi khi có nhầm lần trong lúc viết nhưng đại thế đúng, ý rõ ràng, mạch lạc thì người chấm vấn châm trước được. 4. Các bài toán về phương trình, hệ, bất phương trình việc đầu tiên là đặt điều kiện, Riêng đối với phương trình logarit đến 90% các bài toán sẽ phải loại bớt nghiệm do điều kiện. Nếu không tìm được điều kiện thì sau khi tìm được nghiệm cần thay trở lại phương trình để kiểm tra. Khi đó chúng ta cần chú ý việc viết dấu suy ra và dấu tương đương cho hợp lý. (TUYỆT ĐỐI CHÚ Ý VIỆC VIẾT DẤU SUY RA, TƯƠNG ĐƯƠNG HỢP LÝ vì rất nhiều học sinh mất điểm ở lỗi này). CHÚ Ý dấu khi biến đổi vế phương trình… 5. Khi cần dùng đến các công thức nên viết công thức tổng quát trước rồi mới thay số, để nếu có sai sót trong quá trình tính toán thì người chấm cũng có thể châm trước cho các em điểm ở việc hướng làm đúng. 6. Khi trình bày không nên bỏ bước, phải coi như mình đang trình bày cho một bạn rất dốt về Toán. Chú ý việc chia ý 1 điểm thành 4 ý nhỏ, chia ý 0.5 điểm thành 2 ý nhỏ trong việc trình bày. Xem kỹ barem chấm điểm thi ĐH, CĐ, tốt nghiệp các năm trước để biết được các điểm được tính ở ý nào. 7. Trình bày THOÁNG – SẠCH SẼ, DỄ NHÌN bài thi, không nên viết chữ quá dày, viết số và tham số rõ ràng để tránh tình trạng người chấm nhìn nhầm. Khi bị sai chỉ cần gạch ngang phần sai và ghi xuống dưới làm lại câu… ý… Nhiều bạn thường mất điểm ở các câu dễ do phần xóa đi và phần làm bài xen kẻ nhau nên khi chấm dễ bị bỏ sót. Cuối mỗi bài toán nên có một câu kết luận. Có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay chưa và có cảm tình hơn khi chấm bài. 8. Nháp cẩn thận nhưng không nên nháp quá nhiều, gây mất thời gian và dễ sai, nhầm lẫn khi chép từ giấy nháp vào bài làm. Xem giấy nháp như là công cụ hỗ trợ chứ đừng làm xong trên nháp mới chép vào bài thi.’ 9. PHẢI DÀNH 5-10 phút để soát lại bài, đặc biệt là khi soát cần lưu ý đến các sai sót mà bản thân các em hay gặp phải và tránh việc nhầm lẫn, bỏ sót ý nào đó. 10. Cuối cùng thầy cứ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần HÃY CẨN THẬT HẾT SỨC KHI LÀM BÀI THI , công sức cả năm ôn rồi, đừng để vì chủ quan, sơ ý mà mất đi 0.25 điểm, làm được có 7 câu chẳng hạn mà lại bị trừ mất 2 chỗ 0.25 điểm vì những cái lỗi sơ ý không đáng có thì quả là uất, đặc biệt là năm nay lại không làm tròn, có khi hơn kém nhau có 0.25 điểm thôi mà người đỗ kẻ trượt rồi. Đề thi môn toán tốt nghiệp THPT Quốc gia: Dạng bài dễ xuất hiện Kì thi THPT Quốc gia – một bước ngoặt lớn của cuộc đời của các sĩ tử sắp diễn ra. Thầy Khoa, giảng viên Đại học Bách Khoa sẽ đưa ra những vấn đề trọng tâm mà các thí sinh cần lưu ý: 1. Những thí sinh có nguyện vọng đỗ tốt nghiệp: Trước đến nay, trong các kỳ thi các em thường lầm tưởng những câu đầu tiên là những câu dễ, sau đó là các câu khó dần. Với các em học lực yếu, kém chỉ có nhu cầu đỗ tốt nghiệp thường có tâm lí sợ những câu hỏi nhiều chữ thay vì những kí hiệu toán học. Các em nên lưu ý, thông thường càng những câu hỏi nhiều chữ mới là những câu dễ, chúng ta có thể gỡ điểm được. Mỗi dạng Toán chúng ta nên làm từng bước đáp án chuẩn của Bộ giáo dục đã đưa ra trong bộ đề thi minh họa trước đó. Kiến thức cần nắm vững: Số phức, xác suất, loga và phần lượng giác. Đây cũng là năm nội dung cơ bản và trọng tâm của kì thi THPT Quốc gia năm nay.
  2. 2. Những thí sinh nguyện vọng đạt từ 5 điểm trở lên: Ngoài 5 phần trọng tâm nêu trên các em cần nắm chắc thêm phần giải tích và hình không gian. Với loại giải tích, các em phải biết cách thử bằng máy tính để xem kết quả đúng hay sai. Ngoài ra, đối với dạng bài này các em nên lưu ý trình bày từng bước, tránh đốt cháy giai đoạn ra kết quả ngay sẽ không được tính điểm mặc dù kết quả của các em vẫn đúng. Với loại hình không gian các em nên chú ý vào hai loại là phần hình chóp và lăng trụ. Loại bài này, điều tối thiểu các em phải vẽ hình đúng, nếu vẽ sai thì các câu sau cũng sai theo. Hình không gian đề thi thường yêu cầu các em tính thể tích và khoảng cách của hình. Vì thế, chúng ta phải nhớ được công thức tính và khuyến khích các em nên làm lại những đề thi đại học các năm trước có dạng câu hỏi này để nắm vững cách làm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2