intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến đổi bệnh lý ở tôm chân trắng bị nhiễm gill-associated virus

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng phương pháp mô bệnh học và mô hóa miễn dịch, thí nghiệm tập trung quan sát sự biế n đổ i bệ nh lý ở ba cơ quan đích là cơ quan lympho, mang và gan tụy của Gill-associated virus cảm nhiễm trên tôm chân trắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến đổi bệnh lý ở tôm chân trắng bị nhiễm gill-associated virus

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2014<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ Ở TÔM CHÂN TRẮNG BỊ NHIỄM<br /> GILL - ASSOCIATED VIRUS<br /> PATHOLOGICAL CHANGES IN GILL - ASSOCIATED VIRUS<br /> INFECTED WHITELEG SHRIMP<br /> Nguyễn Thị Thùy Giang1<br /> Ngày nhận bài: 03/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 03/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bằng phương pháp mô bệnh học và mô hóa miễn dịch, thí nghiệm tập trung quan sát sự biến đổi bệnh lý ở ba cơ quan<br /> đích là cơ quan lympho, mang và gan tụy của Gill-associated virus cảm nhiễm trên tôm chân trắng. Sự biến đổi mô bệnh<br /> học ở cơ quan lympho được đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của các spheroid bắt màu tím được bao bọc bởi các<br /> tế bào dạng sợi, ở mô liên kết, xen giữa các ống lympho. Sự xuất hiện và phát triển của các spheroid có thể là nguyên nhân<br /> gây ra sự biến dạng của cấu trúc ống mô lympho. Ngoài ra, xuất hiện rất nhiều các không bào, các tế bào có nhân bị phân<br /> tán và kết đặc ở cơ quan lympho, đặc biệt ở trong các spheroid. Đây là dấu hiệu cho thấy hiện tượng hoại tử tế bào đang<br /> diễn ra. Không tìm thấy sự xuất hiện của thể spheroid ở cơ quan gan tụy và mang. Tuy nhiên, quan sát thấy hiện tượng nhân<br /> tế bào bị phân tán và kết đặc xuất hiện rải rác ở gan tụy và mang tôm bị nhiễm GAV.<br /> Từ khóa: Gill-associated virus, mô bệnh học, (Lito) penaeus vannamei, thể spheroid của cơ quan lympho<br /> <br /> ABSTRACT<br /> By H&E staining and immunohistochemistry, histopathological changes in target organs (the lymphoid organ,<br /> gill and hepatopancreas) of Gill-associated virus (GAV) infected with whiteled shrimp. Overall, histopathological features<br /> of GAV infection in the lymphoid organ were characterized and developed by spheroid formation, pyknosis, karyorrhexis<br /> and cellular vacuolization. The appearance and development of lymphoid organ spheroid could result in distortion and<br /> disorganization and loss of normal structure of adjacent lymphoid organ tubule. Few histopathological features distinguished<br /> the other target organs of GAV-infected shrimp such as gills and hepatopancreas from those of negative control shrimp.<br /> Pyknotic and karyorrhectic nuclei were infrequently detected in connective tissue of the hepatopancreas and gill.<br /> Keywords: Gill-associated virus, histopathology, (Lito) penaeus vannamei, lymphoid organ spheroid<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Gill-associated virus (GAV) đã được thông báo<br /> là nguyên nhân gây ra tỷ lệ chết rất cao ở tôm sú<br /> Penaeus monodon nuôi tại Úc 1996-1997 (Spann<br /> et al.,1997). Do được xác định là có tới 80 - 85%<br /> sự tương đồng với bộ gen của Yellow head virus<br /> (YHV), nên GAV (hay còn gọi là YHV type 2) được<br /> xếp vào nhóm Yellow head complex virus (YHVC)<br /> (Cowley et al., 1999). Tuy nhiên, cho tới nay, chưa<br /> có thông tin chính thức nào về GAV cảm nhiễm<br /> tự nhiên và gây chết ở tôm chân trắng Penaeus<br /> (Litopenaeus) vannamei. Mặc dù vậy, theo<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), GAV không gây<br /> chết sau 14 ngày cảm nhiễm nhưng có khả năng<br /> gây bệnh ở P. vannamei với dấu hiệu bệnh lý như:<br /> ruột rỗng do bỏ ăn, cơ thể nhợt nhạt, vỏ mềm. Cơ<br /> quan đích của GAV khi cảm nhiễm ở P. vannamei<br /> đã được xác định là: cơ quan lympho, mang, gan<br /> tụy, cơ quan tạo máu, dạ dày, ruột tịt, tuyến sinh<br /> dục, hạch thần kinh, tuyến anten và các phần phụ.<br /> Để làm rõ hơn về khả năng gây bệnh của GAV trên<br /> tôm chân trắng, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu<br /> sự biến đổi bệnh lý trong tế bào và mô ở một số cơ<br /> quan đích của tôm P. vannamei do tác hại của GAV.<br /> <br /> Nguyễn Thị Thùy Giang: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Địa điểm nghiên cứu<br /> - Phòng Virus học của Khoa Thú y, Trường Đại<br /> học Ghent (Vương quốc Bỉ).<br /> - Phòng Thực nghiệm ướt của Khoa Thú y,<br /> Trường Đại học Ghent (Vương quốc Bỉ).<br /> 2. Vật liệu<br /> 2.1. Tôm chân trắng khỏe dùng cho thí nghiệm<br /> Hậu ấu trùng tôm chân trắng P. vannamei SPF<br /> (specific pathogen free) không bị nhiễm các loại<br /> virus nguy hiểm như: White spot syndrome virus<br /> (WSSV), Taura syndrome virus (TSV), Infectious<br /> hypodermal and hematopoietic necrosis (IHHNV),<br /> Infectious myonecrosis virus (IMN) và Yellow head<br /> virus (YHV), được ương nuôi trong hệ thống nước<br /> tuần hoàn ở nhiệt độ 28 ± 10C, pH: 7,8 - 8,1 và độ<br /> mặn 35 ppt.<br /> 2.2. Chủng virus GAV<br /> Một chủng GAV được cung cấp bởi Viện Nông<br /> nghiệp Nhiệt đới Úc (CSIRO), chủng virus này<br /> được phân lập từ tôm sú (Penaeus monodon) nuôi<br /> bị nhiễm GAV tại quốc gia này (AUS-96-Ref strain<br /> of GAV).<br /> Phương pháp tạo virus stock được mô tả theo<br /> Nguyễn Thị Thùy Giang (2012).<br /> 2.3. Kháng thể đơn dòng (Mab) để xác định kháng<br /> nguyên của YHV trong kỹ thuật hóa mô miễn dịch<br /> Y19 là kháng thể đơn dòng kháng lại nucleoprotein<br /> p20 của YHV (Sithigorngul et al, 2002) được cung<br /> cấp từ Phòng Sinh vật học, Khoa Khoa học, thuộc<br /> Đại học Srinakharinwirot, Bangkok, Thái Lan.<br /> 2.4. Kháng thể thứ cấp Biotinylated sheep<br /> anti-mouse IgG antibody (RPN1001 Amersham<br /> Biosciences, UK)<br /> Được sử dụng như kháng thể thứ cấp trong<br /> phương pháp mô hóa miễn dịch. Kháng thể chiết<br /> xuất từ cừu được gắn Biotin này sẽ tạo nên phản<br /> ứng đặc hiệu với Immunoglobulin của kháng thể<br /> sơ cấp Mab Y19. Kháng thể này tiếp tục sẽ được<br /> nhận biết bởi phức hợp chứa enzyme Streptavidine<br /> biotinylated horseradish peroxidase complex<br /> (RPN1051 Amersham Biosciences, UK) theo mối<br /> gắn kết Biotin - strepavidine trong bước tiếp theo<br /> của phương pháp mô hóa miễn dịch.<br /> 3. Thiết kế thí nghiệm<br /> 60 con tôm có kích cỡ 15-20 g/con được sử<br /> dụng cho thí nghiệm cảm nhiễm GAV. Dịch virus<br /> stock (mô tả ở mục 2.2.) được pha loãng với PBS<br /> theo tỷ lệ 1:3 (có pH = 7,4). Dịch virus này được tiêm<br /> vào cơ bụng (đốt bụng 3 hoặc 4) của 50 con tôm khỏe<br /> với liều 50 µl/con tôm và 10 con tôm khỏe khác ở<br /> nghiệm thức đối chứng được tiêm 50 µl Phosphate<br /> buffered saline (PBS)/con tôm. Sau cảm nhiễm,<br /> <br /> Số 4/2014<br /> tôm được nuôi dưỡng tách biệt trong các bể kính có<br /> thể tích 10 lít với nước biển nhân tạo có độ mặn<br /> 35 ppt và nhiệt độ nước 27 ± 10C, sục khí liên tục<br /> ngày đêm. Tôm cảm nhiễm virus được thu mỗi lần 5<br /> con ở các thời điểm 0, 6, 12, 18, 24, 48, 72, 120, 168,<br /> 240 và 336 h sau cảm nhiễm (hour post infection hpi). Trong khi đó, tôm đối chứng được thu mỗi lần 5<br /> con ở 72 và 336 hpi. Theo phương pháp của Bell &<br /> Lightner (1988) & Lightner (1996), mẫu thu được cố<br /> định bằng cách tiêm 2ml dung dịch Davidson vào<br /> phần đầu ngực và phần bụng của mỗi con tôm, sau<br /> đó được cố định trong dung dịch Davidson với tỷ lệ về<br /> thể tích là 1:10. Sau 48h, các mẫu này được chuyển<br /> sang cồn ethanol 50% để bảo quản. Mẫu sẽ được<br /> đưa vào xử lý, đúc paraffin và cắt lát khoảng 5µm bề<br /> dày, cố định lên lam và lưu giữ trong điều kiện nhiệt<br /> độ phòng cho các bước phân tích tiếp theo.<br /> 4. Phương pháp phân tích mẫu tôm<br /> 4.1. Phương pháp hóa mô miễn dịch<br /> (Immunohistochemistry - IHC)<br /> Phương pháp hóa mô miễn dịch (IHC)<br /> được giới thiệu bởi Sithrigorngul et al. (2000) và<br /> Escobedo-Bonilla et al. (2007) được sử dụng trong<br /> nghiên cứu này để xác định các loại mô đích và cơ<br /> quan đích của GAV khi virus này cảm nhiễm vào<br /> tôm chân trắng bằng phương pháp tiêm cơ.<br /> Các tiêu bản đã được gắn với các lát cắt của<br /> mô tôm được bảo quản ở 550C, trong 30 phút. Tiếp<br /> theo các tiêu bản này được làm mất parafin và no<br /> nước bằng cách đặt các lam mẫu trong xilen và cồn<br /> ethanol có nồng độ giảm dần: 100%, 95%, 70% và<br /> 50%, trong 5 phút cho mỗi bước thực hiện. Sau đó các<br /> lam mẫu được rửa trong dung dịch đệm Tris-NaCl,<br /> trong 5 phút. Ủ các lam mẫu này trong dung dịch gồm:<br /> 1% sodium azide và 0,02% hydrogen peroxidase<br /> trong dung địch đệm Tris có pH = 7,4. Tiếp tục các<br /> lam mẫu này được ủ với kháng thể sơ cấp Y19 với<br /> độ pha loãng 1/200, ở nhiệt độ 370C, trong thời gian<br /> 1 giờ, sau đó các lam mẫu được rửa trong dung dịch<br /> Tris-có muối (NaCl). Các slides mẫu được ủ tiếp<br /> kháng thể thứ cấp, biotinylated sheep antimouse<br /> IgG antibody, trong 1 giờ ở nhiệt độ 370C. Các lam<br /> mẫu lại được rửa một lần nữa với đệm Tris-NaCl<br /> trước khi ủ với dung dịch streptavidine biotinyllated<br /> horseradish peroxidase (RPN1051, Amersham<br /> Biosciences - UK) ở độ pha loãng 1/200, trong 30 phút<br /> ở nhiệt độ phòng. Phát triển màu cho các mẫu mô<br /> được làm với 0,01% của 3, 3’- diaminobenzidine -DAB<br /> (D8001 Sigma-Aldrich, Đức) trong đệm Tris không<br /> có NaCl, trong 10 - 15 phút. Các lam mẫu được<br /> nhuộm với hematoxylin, sau đó rửa, làm mất nước<br /> trong cồn ethanol, làm trong mẫu trong xilen và<br /> đậy mẫu bằng lamen với keo dán kính. Quan sát<br /> các lam mẫu này dưới kính hiển vi quang học.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Các vùng mô dương tính với GAV (YHV type 2) thể<br /> hiện có màu nâu, khác biệt với các vùng mô âm tính<br /> có màu xanh đen của hematoxylin.<br /> 4.2. Phương pháp mô bệnh học (Hematoxylin &<br /> Eosin staining - H&E)<br /> Các tiêu bản đã gắn lát cắt mô của tôm chân<br /> trắng được đưa vào nhuộm H & E theo quy trình của<br /> Lightner (1996). Quá trình này được thực hiện bằng<br /> máy nhuộm tự động Linear Stainer II SAKURA. Các<br /> lam chứa mẫu sẽ được làm no nước qua các bước<br /> xử lý xylene, cồn ethanol (ở các nồng độ: 100%,<br /> 95%, 80%, 75%, 50%) và nước. Sau đó mẫu sẽ<br /> được nhuộm với Hematoxylin, rửa nước và nhuộm<br /> tiếp với Eosin. Sau đó mẫu được rửa nước và xử<br /> lý qua các nồng độ cồn ethanol (ngược lại trình tự<br /> trên) và xylene để khử nước và làm trong mẫu.<br /> Thời gian 1’45s/bước. Sau khi được phủ Distyrene<br /> Plasticizer Xylene (DPX), mẫu được gắn lamen.<br /> Các tiêu bản này được quan sát dưới kính hiển vi<br /> quang học (LEICA) ở các độ phóng đại khác nhau:<br /> 100, 200, 400 và 1000 lần.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Ở 72 hpi, rất nhiều các spheroid đã xuất hiện,<br /> bắt màu tím được hình thành xen giữa các ống mô<br /> lymphoid bắt màu hồng đỏ. Một số spheroid chứa<br /> nhiều tế bào phình to và được bao bọc bởi những<br /> cấu trúc màng mỏng. Cấu trúc của các ống lympho<br /> hầu như không có biến đổi đặc biệt nào so với mẫu<br /> đối chứng.<br /> Tuy nhiên, vào các thời điểm tiếp theo (120 và<br /> 168 hpi), những vùng mô bị thương tổn được quan<br /> sát rõ ràng hơn. Ở thời gian này đã xuất hiện rất<br /> nhiều các thể spheroid bắt màu tím đậm. Sự hoại<br /> tử tế bào bắt đầu được quan sát thấy ở trong các<br /> thể spheroid với sự xuất hiện của các không bào<br /> và các tế bào với nhân bị kết đặc hoặc phân tán.<br /> Sự hình thành rất nhiều các thể spheroid có thể<br /> là nguyên nhân gây ra sự biến dạng về cấu trúc<br /> mô của các ống lympho. Kích thước của các thể<br /> spheroid tăng nhanh theo thời gian. Từ ngày thứ<br /> 10 trở đi (240 - 336 hpi), hiện tượng hoại tử tế bào<br /> trong các spheroid diễn ra nghiêm trọng hơn. Các<br /> spheroid chứa chủ yếu là các tế bào với nhân tế bào<br /> kết đặc hoặc phân tán cũng như rất nhiều các không<br /> bào. Hiện tượng hoại tử tế bào cũng được tìm thấy<br /> ở các ống lympho tuy nhiên không phổ biến như ở<br /> trong các spheroid (hình 1).<br /> Như vậy, sự biến đổi bệnh lý ở cơ quan lympho<br /> của tôm chân trắng bị nhiễm GAV được đặc trưng<br /> bởi sự hình thành và phát triển của các spheroid<br /> (Lymphoid organ spheroid - LOS). Sự biến dạng của<br /> cấu trúc ống ở cơ quan lympho (Lymphoid organ<br /> tubule - LOT) chỉ được quan sát thấy ở thời gian<br /> cuối của thí nghiệm cảm nhiễm. Nguyên nhân có thể<br /> do sự xuất hiện dày đặc và sự phình to của các thể<br /> spheroid nằm xen giữa các ống lympho, gây chèn ép.<br /> <br /> Tôm đối chứng âm<br /> <br /> 1. Biến đổi mô bệnh học ở cơ quan lympho<br /> Mặc dù bằng phương pháp mô hóa miễn dịch,<br /> dấu hiệu GAV(+) ở cơ quan lympho được phát hiện<br /> ở 24 hpi nhưng không có sự biến đổi đặc trưng nào<br /> trong mô và tế bào, cũng như không có sự hình<br /> thành spheroid được quan sát thấy ở cơ quan này.<br /> Những biến đổi đầu tiên ở cơ quan lympho của<br /> của P. vannamei bị cảm nhiễm GAV được quan sát<br /> thấy sau 48h cảm nhiễm, đó là sự xuất hiện các<br /> không bào và sự tập trung của các tế bào máu ở<br /> phần mô liên kết bên ngoài các ống lympho.<br /> <br /> Số 4/2014<br /> <br /> B1<br /> <br /> A2.<br /> <br /> B2. GAV(+) (mũi tên)<br /> <br /> 24 hpi<br /> <br /> A1. Ống lympho (mũi tên)<br /> <br /> 36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> 48 hpi<br /> <br /> Số 4/2014<br /> <br /> C2<br /> <br /> D1. Sự xuất hiện các thể spheroid (mũi tên trắng),<br /> ống lympho (mũi tên đen)<br /> <br /> D2<br /> <br /> E1. Ống lympho bị biến dạng (mũi tên trắng), nhân tế bào bị kết đặc<br /> (mũi tên đen)<br /> <br /> E2<br /> <br /> F1. Thể spheroid (mũi tên trắng) chứa nhiều không bào (mũi tên đen)<br /> <br /> F2<br /> <br /> G1. Không bào và nhân tế bào bị phân tán và kết đặc (mũi tên) bên<br /> trong thể spheroid<br /> <br /> G2<br /> <br /> 240-336hpi<br /> <br /> 168 hpi<br /> <br /> 120hpi<br /> <br /> 72hpi<br /> <br /> C1. Sự xuất hiện các không bào và các tế bào máu ở mô liên kết<br /> (vòng tròn)<br /> <br /> Hình 1. Biến đổi bệnh lý ở cơ quan lympho của tôm bị nhiễm GAV<br /> A1-G1: nhuộm H&E, A2-G2: nhuộm IHC, màu nâu là phản ứng GAV (+)<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2014<br /> <br /> 2. Biến đổi mô bệnh học ở cơ quan mang và<br /> gan tụy<br /> Dù chưa có hiện tượng chết khi tôm chân trắng<br /> bị nhiễm GAV sau 14 ngày, nhưng bệnh lý ở tế bào<br /> và mô của mang và gan tụy đã thể hiện tương tự<br /> như tôm sú bị nhiễm GAV (Spann et al.,1997). Ở mô<br /> mang của tôm bệnh xuất hiện các tế bào có nhân<br /> <br /> A<br /> <br /> bị phân tán hoặc bị kết đặc, tuy nhiên không phát<br /> hiện được các spheroid ở tổ chức này (hình 2). Ở tổ<br /> chức gan tụy, hầu như không quan sát được sự bất<br /> thường ở biểu mô hình ống, nhưng tại các mô liên<br /> kết nối các ống gan tụy đã thể hiện sự biến đổi: xuất<br /> hiện hoại tử, sự tách rời của các tế bào, nhân tế bào<br /> bị đông kết hay phân tán (hình 3).<br /> <br /> B. Mũi tên: nhân kết đặc<br /> <br /> C<br /> <br /> Hình 2. Biến đổi bệnh lý ở mang của tôm bị nhiễm GAV<br /> A&B: nhuộm H&E, C: nhuộm IHC<br /> <br /> A<br /> <br /> B. Mô liên kết bị hoại tử và nhân kết đặc<br /> (mũi tên)<br /> <br /> C<br /> <br /> Hình 3. Biến đổi bệnh lý ở gan tụy A&B: nhuộm H&E, C: nhuộm IHC<br /> <br /> 3. Thảo luận<br /> Cơ quan lympho được cho là cơ quan đích<br /> chính của nhiều tác nhân virus cũng như có liên<br /> quan đến phản ứng tiêu diệt virus của vật chủ. Sự<br /> hình thành các spheroid trong cơ quan lymphoid<br /> của tôm bị nhiễm virus YHCV được ghi nhận bởi<br /> các báo cáo khác như: Spann et al. (1997, 2003),<br /> Duangsuwan et al. (2008), Annantasombon et al.<br /> (2008). Tuy nhiên, thông tin về nguyên nhân hình<br /> thành spheroid và chức năng hoạt động vẫn còn rất<br /> hạn chế.<br /> Một số ý kiến cho rằng các spheroid có vai<br /> trò cô lập, tiêu diệt virus cảm nhiễm và liên quan<br /> đến hiện tượng cảm nhiễm mãn tính của GAV ở<br /> P. vannamei. Trong giai đoạn sớm của bệnh, virus<br /> GAV tồn tại trong các tế bào mô liên kết của cơ quan<br /> lymphoid. Sau đó, các tế bào này bị thực bào và<br /> được các tế bào thực bào chuyển vào trong các<br /> thể LOS. Các virus ở trong các LOS sẽ bị cô lập và<br /> tiêu diệt bằng hiện tượng hoại tử của tế bào (necrosis<br /> và apoptosis). Ở giai đoạn cảm nhiễm mãn tính, một<br /> lượng virus vẫn tồn tại và các LOS sẽ tiếp tục được<br /> hình thành. Do đó trong giai đoạn mãn tính, virus<br /> chỉ được phát hiện ở trong các spheroid, ngược lại<br /> trong giai đoạn cấp tính, virus hầu như được phát<br /> hiện ở trong các tế bào LOT (Hasson et al., 1999;<br /> <br /> 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Spann et al., 2003; Anggraeni et al., 2000;<br /> Duangsuwan et al.; 2008, Rusaini et al., 2010). Điều<br /> này cũng được thể hiện trong nghiên cứu này, các<br /> LOS xuất hiện ở cơ quan lympho của tôm chân<br /> trắng sau 48h cảm nhiễm GAV và một lượng lớn<br /> các LOS thể hiện dấu hiệu GAV(+) vẫn tồn tại ở cơ<br /> quan lympho sau 2 tuần cảm nhiễm.<br /> Sự hình thành LOS còn được cho rằng có liên<br /> quan đến sự chống chịu của P. vannamei với YHV<br /> hay GAV. Anantasomnoon et al. (2008) báo cáo rằng<br /> những con tôm sống sót sau dịch bệnh YHV hoặc<br /> bị cảm nhiễm YHV với cường độ thấp có khả năng<br /> tiếp tục sinh trưởng và phát triển như những sinh<br /> vật mang virus. Sự thương tổn bệnh lý ở LOT ở giai<br /> đoạn đầu cảm nhiễm bị thay thế bởi trạng thái bình<br /> thường của LOT cùng với sự xuất hiện rất nhiều<br /> LOS có phản ứng (+) với YHV.<br /> Ngoài ra, trong nghiên cứu này, sự xuất hiện<br /> của các không bào và các tế bào với nhân bị phân<br /> tán và kết đặc cũng được chú ý, đây là dấu hiệu cho<br /> thấy hiện tượng hoại tử tế bào đang diễn ra. Hiện<br /> tượng hoại tử tế bào ở các cơ quan đích của tôm<br /> bị nhiễm YHCV cũng được công bố bởi nhiều nhóm<br /> tác giả (Chantanachookin et al., 1993; Khanobdee et<br /> al., 2002; Anantasomnoon et al., 2008). Khanobdee<br /> et al. (2002) cho rằng sự hoại tử tế bào chính<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1