T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
BIẾN CỐ BẤT LỢI TRÊN HỆ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG<br />
Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV BẰNG PHÁC ĐỒ<br />
CÓ EFAVIRENZ TẠI HÀ NỘI<br />
Lã Thị Lan*; Nguyễn Viết Nhung**; Đinh Hồng Dương***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định tần suất, đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến xuất hiện biến cố bất<br />
lợi trên hệ thần kinh trung ương (TKTW) ở BN HIV/AIDS điều trị phác đồ có efavirenz (EFV).<br />
Đối tượng và phương pháp: 1.029 bệnh nhân (BN) bắt đầu điều trị phác đồ TDF/3TC/EFV tại 16<br />
phòng khám ngoại trú ở Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng<br />
không đối chứng, biến cố bất lợi trên hệ TKTW được thu thập bằng phương pháp báo cáo tự<br />
nguyện có chủ đích theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả và kết luận: 55,2% BN<br />
xuất hiện biến cố bất lợi trên hệ TKTW sau dùng thuốc. Các triệu chứng ghi nhận nhiều nhất là:<br />
chóng mặt (36,1%), mệt mỏi (29,7%), cảm giác nóng bừng (19,8%), đau đầu (16,2%), mơ nhiều<br />
(15,7%) và mất ngủ (13,3%). Các triệu chứng thường xuất hiện sớm sau 1 - 2 tuần sử dụng<br />
thuốc, đa số ở mức độ nhẹ, trung bình và tự mất đi; 3,8% BN phải đổi thuốc. Phân tích mô hình<br />
Cox Proportional Hazard đa biến cho thấy các yếu tố liên quan tới việc ghi nhận được biến cố<br />
bất lợi trên hệ TKTW gồm tình trạng suy kiệt, mắc bệnh lao và điều trị phối hợp thuốc dự phòng<br />
lao của BN khi khởi trị.<br />
* Từ khóa: HIV/AIDS; Efavirenz; Biến cố bất lợi; Hệ thần kinh trung ương.<br />
<br />
Adverse Events on Central Neurvous System Related to Efavirenz<br />
Based Regimen of HIV/AIDS Out-Patients in Hanoi<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the rate, distribution and risk factors of central nervous and mental<br />
health related adverse events (AEs) occured among HIV/AIDS out-patients treated with<br />
efavirenz-based regimen in Hanoi. Subjects and methods: This is one arm, no control,<br />
prospective clinical study of 1,029 HIV patients treated by TDF/3TC/EFV in 16 out-patient clinics<br />
in Hanoi. AEs were collected by Targeted Spontaneous Reporting method recommended by<br />
World Health Organization (WHO). Results and conclusions: 55.2% reported having central<br />
nervous symptoms after antiretrovirus (ARV) commencement. The most frequent reported<br />
symptoms included dizzy (36.1%), fatigue (29.7%), get hot on the face (19.8%), headache<br />
(16.2%), vivid dreams (15.7%), insomnia (13.3%). AEs often occurred during the first 1 - 2<br />
weeks after treatment initiation, were classified as minor or middle severity and were self-recovered.<br />
* Trung tâm Phòng, Chống HIV/AIDS Hà Nội<br />
** Bệnh viện Phổi TW<br />
*** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lã Thị Lan (lanpachn@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 27/06/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/09/2016<br />
<br />
130<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Only 3.8% of AEs needed regimen shift. In multivariate analysis by Cox Proportional Hazard<br />
model, central nervous AEs was associated with being cachexia, having active tuberculosis and<br />
being on INH prophylaxis at the time of ARV commencement. Our findings suggest that central<br />
nervous AEs among patients on TDF/3TC/EFV regimens were common but not severe and<br />
immediate AEs monitoring after treatment initiation should be conducted, together with<br />
counseling on treatment continuation to patients who have AEs.<br />
* Key words: HIV/AIDS; Efavirenz; Adverse event; Central neurvous system.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phác đồ tenofovir/lamivudine/efavirenz<br />
(TDF/3TC/EFV) được ưu tiên lựa chọn<br />
cho BN HIV/AIDS bắt đầu điều trị ARV kể<br />
từ sau khi Bộ Y tế ban hành Quyết định<br />
4139/QĐ-BYT ngày 02 - 11 - 2011 về sửa<br />
đổi, bổ sung một số điều trong “Hướng<br />
dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” năm<br />
2009 [1]. Năm 2015, > 95% BN (1.350/1.388)<br />
mới điều trị của Hà Nội được chỉ định<br />
phác đồ TDF/3TC/EFV [3]. EFV là thuốc<br />
duy nhất trong nhóm ức chế men sao<br />
chép ngược không phải nucleosid, cũng<br />
là thuốc duy nhất trong phác đồ<br />
TDF/3TC/EFV gây phản ứng có hại trên<br />
hệ TKTW, nhưng tác dụng không mong<br />
muốn này còn ít được biết ở Việt Nam. Vì<br />
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với<br />
mục tiêu: Phân tích tần suất, đặc điểm và<br />
một số yếu tố liên quan đến xuất hiện<br />
biến cố bất lợi trên hệ TKTW ở BN<br />
HIV/AIDS điều trị ngoại trú bằng phác đồ<br />
TDF/3TC/EFV.<br />
<br />
5 - 2013 đến 30 - 7 - 2014, gồm BN mới<br />
điều trị ARV lần đầu (BN mới) và BN<br />
chuyển từ các phác đồ khác (BN cũ).<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ BN từng được điều trị TDF và EFV<br />
trước đó.<br />
+ BN có tiền sử bệnh tâm thần trước<br />
khi điều trị EFV.<br />
- Thời gian, địa điểm nghiên cứu:<br />
+ Thời gian thu nhận BN: từ 15 - 5 2013 đến 30 - 7 - 2014.<br />
+ Thời gian theo dõi: từ 15 - 5 - 2013<br />
đến 31 - 12 - 2015.<br />
+ Địa điểm: 16/18 phòng khám ngoại<br />
trú ở Hà Nội đặt tại 11 trung tâm y tế<br />
huyện và 5 bệnh viện thành phố.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Toàn bộ BN HIV/AIDS người lớn (≥ 16<br />
tuổi) được chỉ định điều trị phác đồ<br />
TDF/3TC/EFV từ 15 - 5 - 2013 đến 30 - 7 2014 tại 16 cơ sở điều trị ARV ở Hà Nội.<br />
<br />
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng<br />
không đối chứng [2]. Giám sát biến cố bất<br />
lợi (Adverse Event - AE) trên hệ TKTW<br />
bằng phương pháp báo cáo tự nguyện có<br />
chủ đích do WHO khuyến cáo [9]. Chủ<br />
động theo dõi biến cố bất lợi ngay sau khi<br />
dùng thuốc. Các biến cố bất lợi trên hệ<br />
TKTW được bác sỹ điều trị ghi nhận bằng<br />
cách hỏi trực tiếp BN thông qua bảng<br />
kiểm. Thời gian xuất hiện biến cố bất lợi<br />
trên hệ TKTW tính từ ngày bắt đầu điều<br />
trị đến ngày xuất hiện dấu hiệu đầu tiên<br />
trên hệ TKTW.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: toàn bộ BN bắt<br />
đầu điều trị phác đồ TDF/3TC/EFV từ 15 -<br />
<br />
Nhập liệu trên phần mềm Epidata 3.1,<br />
phân tích số liệu bằng phần mềm Stata<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
131<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
13.0. Báo cáo tần suất (n) và tỷ lệ (%)<br />
gặp biến cố bất lợi qua kỹ thuật phân tích<br />
mô tả. Xác suất xuất hiện biến cố bất lợi<br />
lũy tích theo thời gian được phân tích<br />
theo phương pháp Kaplan Meier. Áp<br />
dụng mô hình Cox Proportional Hazard<br />
trong phân tích đơn và đa biến để xác<br />
định các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ suất<br />
<br />
xuất hiện biến cố bất lợi trên hệ TKTW.<br />
Các yếu tố có CI95% tỷ suất nguy cơ thô<br />
(CHR) < 1 hoặc > 1 và p < 0,05 trong mô<br />
hình đơn biến được đưa vào phân tích đa<br />
biến. Thực hiện phép rút từng biến không<br />
có ý nghĩa thống kê trong mô hình đa<br />
biến đến khi mô hình chỉ còn lại các biến<br />
có p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1.029 BN thỏa mãn điều kiện được chọn vào nghiên cứu; nam 69,6%; nữ 30,4%;<br />
tuổi trung bình 35 ± 8; 42,3% BN lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục; 53,3% lây qua<br />
tiêm chích ma túy; 48,5% BN có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng với CD4 < 200 tế<br />
bào/mm3; 7,7% suy dinh dưỡng nặng; 84,3% BN mới và 15,7% BN cũ. Thời gian theo<br />
dõi trung bình 616 ± 238 ngày.<br />
Bảng 1: Tần suất, tỷ lệ gặp biến cố bất lợi trên hệ TKTW (n = 1.029).<br />
Dấu hiệu tâm thần kinh<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Khoảng tỷ lệ (CI95%)<br />
<br />
Gặp biến biến cố bất lợi trên hệ TKTW<br />
<br />
568<br />
<br />
55,2<br />
<br />
52,1 - 58,3<br />
<br />
Các biểu hiện của biến cố bất lợi:<br />
Chóng mặt<br />
Mệt mỏi<br />
Nóng bừng<br />
Đau đầu<br />
Mơ nhiều, giấc mơ rõ ràng<br />
Mất ngủ<br />
Buồn nôn<br />
Ác mộng<br />
Lo lắng<br />
Dị cảm<br />
Giảm/mất tập trung<br />
Muốn tự tử<br />
Giảm/mất ham muốn tình dục<br />
Hoang tưởng<br />
Trầm cảm<br />
<br />
371<br />
306<br />
204<br />
167<br />
162<br />
137<br />
136<br />
67<br />
59<br />
34<br />
33<br />
1<br />
10<br />
16<br />
2<br />
<br />
36,1<br />
29,7<br />
19,8<br />
16,2<br />
15,7<br />
13,3<br />
13,2<br />
6,5<br />
5,7<br />
3,3<br />
3,2<br />
0,1<br />
1,0<br />
1,6<br />
0,2<br />
<br />
33,3 - 39,3<br />
27,1 - 32,8<br />
17,5 - 22,5<br />
14,1 - 18,7<br />
13,6 - 18,2<br />
11,3 - 15,6<br />
11,3 - 15,5<br />
5,1 - 8,2<br />
4,4 - 07,4<br />
2,3 - 4,6<br />
2,2 - 4,5<br />
0,002 - 0,5<br />
0,5 - 1,8<br />
0,9 - 2,5<br />
0,02 - 0,7<br />
<br />
Khác<br />
<br />
91<br />
<br />
8,8<br />
<br />
7,2 - 10,8<br />
<br />
Trung bình có 55,2% BN (52,1 - 58,3%) gặp biến cố bất lợi trên hệ TKTW. Các dấu<br />
hiệu được ghi nhận nhiều nhất là chóng mặt (36,1%), mệt mỏi (29,7%), cảm giác nóng<br />
bừng (19,8%), đau đầu (16,2%), mơ nhiều (15,7%), mất ngủ (13,3%), buồn nôn<br />
(13,2%). Một số dấu hiệu nặng như hoang tưởng (1,6%), có ý định tự tử (0,1%), trầm<br />
cảm (0,2%) cũng được ghi nhận. Tỷ lệ gặp biến cố bất lợi trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi tương tự kết quả của Kenedi và CS (2011): tỷ lệ gặp biến cố bất lợi trên hệ TKTW<br />
132<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
bao gồm cả những giấc mơ sống động, mất ngủ và thay đổi tâm trạng ở khoảng 50%<br />
BN khởi trị EFV [5]. Còn theo Sütterlin và CS (2010), tỷ lệ biến cố bất lợi trên TKTW<br />
trong các nghiên cứu dao động từ 40 - 70% [8]. Các dấu hiệu chúng tôi ghi nhận cũng<br />
tương đồng với báo cáo trong y văn cũng như nhiều nghiên cứu trước đó [4, 7].<br />
Bảng 2: Thời gian xuất hiện biến cố bất lợi kể từ khi khởi trị.<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ % (CI95%)<br />
(n = 568)<br />
<br />
Tỷ lệ % (CI95%)<br />
(n = 1.029)<br />
<br />
Ngày thứ 1 - 7 (tuần đầu)<br />
<br />
354<br />
<br />
62,4 (58,4 - 66,4)<br />
<br />
34,4 (31,6 - 37,4)<br />
<br />
Từ ngày 8 - 14 (tuần thứ 2)<br />
<br />
117<br />
<br />
20,6 (17,3 - 24,1)<br />
<br />
11,4 (9,5 - 13,5)<br />
<br />
Từ ngày 15 - 30<br />
<br />
62<br />
<br />
10,9 (8,5 - 13,8)<br />
<br />
6,0 (4,7 - 7,7)<br />
<br />
Từ ngày 31 - 60<br />
<br />
18<br />
<br />
3,2 (1,9 - 4,9)<br />
<br />
1,7 (1,0 - 2,8)<br />
<br />
Sau 60 ngày<br />
<br />
17<br />
<br />
3,0 (1,8 - 4,7)<br />
<br />
0,6 (0,9 - 2,6)<br />
<br />
Thời gian xuất hiện biến cố bất lợi<br />
<br />
62,4% biến cố bất lợi (58,4 - 66,4%) xuất hiện trong tuần đầu tiên và 20,6% (17,3 24,1%) xuất hiện trong tuần thứ 2; chỉ 3,2% (1,8 - 4,6%) biến cố bất lợi xuất hiện ở<br />
tháng thứ 2 và 3% (1,6 - 4,4%) xuất hiện sau 2 tháng.<br />
<br />
Hình 1: Xác suất gặp biến cố bất lợi trên hệ TKTW lũy tích theo thời gian.<br />
(*Ghi chú: Các đường dọc trục tung biểu diễn thời gian ở ngày thứ 7, 30, 60 và 90)<br />
Mô hình phân tích Kaplan Meier cho thấy: biến cố bất lợi trên hệ TKTW thường xuất<br />
hiện sớm trong vòng 1 tuần sau khi sử dụng thuốc. Từ tuần thứ 2 đến hết tháng đầu<br />
tiên, độ dốc của đồ thị giảm hơn tuần đầu tiên, khoảng 60% BN gặp biến cố bất lợi<br />
trong thời gian này. Từ tháng thứ 2, độ dốc của đồ thị giảm đáng kể, phản ánh rất hiếm<br />
BN gặp biến cố bất lợi trong thời gian này. Phát hiện của chúng tôi phù hợp với báo cáo<br />
của Kenedi và CS (2011): các biến cố bất lợi xuất hiện nhanh trong 1 - 3 ngày đầu,<br />
thường đạt đỉnh trong 2 tuần đầu điều trị [5]. Theo Gutierrez-Valencia (2009), 66% BN<br />
báo cáo xuất hiện biến cố bất lợi trong tuần đầu dùng thuốc [4].<br />
133<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Bảng 3: Phân loại mức độ xử trí và kết quả xử trí biến cố bất lợi trên hệ TKTW.<br />
Tần suất (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Mức độ 1<br />
<br />
440<br />
<br />
77,7<br />
<br />
Mức độ 2<br />
<br />
90<br />
<br />
15,9<br />
<br />
Mức độ 3<br />
<br />
36<br />
<br />
6,4<br />
<br />
Không xử trí gì<br />
<br />
37<br />
<br />
76,8<br />
<br />
Dừng hoặc đổi thuốc<br />
<br />
39<br />
<br />
6,9<br />
<br />
Xử trí khác<br />
<br />
93<br />
<br />
16,3<br />
<br />
Tử vong do biến cố bất lợi trên hệ TKTW<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Tử vong do nguyên nhân khác<br />
<br />
6<br />
<br />
1,1<br />
<br />
Chưa hồi phục<br />
<br />
5<br />
<br />
0,9<br />
<br />
Phân loại mức độ nghiêm trọng của biến cố bất lợi (n = 566):<br />
<br />
Xử trí biến cố bất lợi (n = 568):<br />
<br />
Kết quả xử trí (n = 568):<br />
<br />
Đang hồi phục<br />
<br />
36<br />
<br />
6,3<br />
<br />
Hồi phục hoàn toàn không di chứng<br />
<br />
500<br />
<br />
87,9<br />
<br />
Phần lớn biến cố xảy ra ở mức độ<br />
nhẹ (77,7%) và trung bình (15,9%);<br />
36 BN ở mức độ nặng (6,9%). Đa số BN<br />
(76,8%) vẫn duy trì phác đồ điều trị<br />
không phải xử trí gì, 16,3% BN được hỗ<br />
trợ các biện pháp như: tư vấn đổi giờ<br />
uống thuốc, uống nhiều nước, thuốc an<br />
thần và tăng tuần hoàn não...; 39 BN<br />
phải ngừng và đổi thuốc do biến cố nặng<br />
trên hệ TKTW, tỷ lệ ngừng và đổi thuốc<br />
6,9% ở nhóm gặp biến cố bất lợi và<br />
3,8% (39/1.029 BN) tổng số BN nghiên<br />
<br />
cứu. Phần lớn BN đã hồi phục hoàn toàn<br />
(87,9%). Theo Kenedi (2011), MunozMoreno và CS (2009), các biến cố bất lợi<br />
thường nhẹ, BN vẫn chịu đựng được, chỉ<br />
4 - 10% BN phải ngừng và đổi thuốc ở<br />
các nghiên cứu [5, 6]. Tỷ lệ BN đổi thuốc<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức<br />
thấp, có thể do việc đánh giá mức độ<br />
nghiêm trọng của biến cố bất lợi trên hệ<br />
TKTW là vấn đề khó đối với bác sỹ. Vì<br />
vậy, việc quyết định đổi phác đồ có thể<br />
dao động giữa các nghiên cứu.<br />
<br />
Bảng 4: Thời gian hồi phục hoàn toàn kể từ khi xuất hiện biến cố bất lợi.<br />
Thời gian<br />
<br />
Trung vị<br />
<br />
Tứ phân vị 25%<br />
<br />
Tứ phân vị 75%<br />
<br />
Thời gian xuất hiện biến cố bất lợi (ngày thứ)<br />
<br />
3 (1 - 123)<br />
<br />
2<br />
<br />
8<br />
<br />
Thời gian hồi phục hoàn toàn (ngày thứ)<br />
<br />
32 (4 - 247)<br />
<br />
15<br />
<br />
76<br />
<br />
Thời gian trung vị xuất hiện biến cố bất lợi là 3 ngày, tứ phân vị 25 và 75%: 2 và 8<br />
ngày. Thời gian hồi phục hoàn toàn biến cố bất lợi là 32 ngày, tứ phân vị 25% và 75%:<br />
15 và 76 ngày.<br />
134<br />
<br />