Biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập - Nguyễn Văn Hiệp và Huỳnh Tâm Sáng
lượt xem 4
download
Sách tham khảo Biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập gồm có 3 phần chính, với các nội dung như sau: Biển đảo việt nam trong lịch sử; chiến lược biển Việt Nam; biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập - Nguyễn Văn Hiệp và Huỳnh Tâm Sáng
- NGUYỄN VĂN HIỆP - HUỲNH TÂM SÁNG (Đồng chủ biên) BIỂN ĐẢO NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP (Sách tham khảo) NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 1
- MỤC LỤC Lời nói đầu PHẦN 1 - BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ Nhân tố kinh tế trong tầm nhìn hướng biển của chúa Nguyễn Hoạt động xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của chúa Nguyễn ở vùng biển Tây Nam Bộ: Một số bài học kinh nghiệm Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới thời vua Gia Long (1802-1820) Tìm hiểu tư duy hướng biển của Nguyễn Trường Tộ nửa cuối thế kỷ XIX PHẦN 2 – CHIẾN LƢỢC BIỂN VIỆT NAM Chiến lược biển của Việt Nam: Cơ sở hình thành và triển vọng Những thành tựu trong quá trình khai thác biển đảo của Việt Nam Đảo và quần đảo Việt Nam trên Biển Đông trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng Địa chiến lược của vịnh Cam Ranh trong hợp tác quốc tế của Việt Nam 2
- PHẦN 3 - BIỂN ĐẢO NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP Những giá trị chiến lược vùng biển đảo Nam Bộ Việt Nam Tầm quan trọng của biển đảo Nam Bộ từ góc nhìn hội nhập kinh tế quốc tế Phát huy các giá trị biển đảo trong định hướng phát triển du lịch bền vững Nam Bộ Phát triển du lịch Côn Đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay Tài nguyên vị thế biển Bà Rịa – Vũng Tàu – Tầm quan trọng và định hướng phát triển Quản lý ô nhiễm ở Bà Rịa – Vũng Tàu – Tiếp cận từ Quản lý tổng hợp đới bờ (ICZM) Tiềm năng kinh tế biển đảo Kiên Giang và định hướng phát triển Tri thức bản địa của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Bến Tre trong việc thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu TỔNG KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
- LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình mở cõi, biển cả là không gian sinh tồn và phát triển của nhiều thế hệ người Việt. Đặc biệt, biển cả còn có quan hệ mật thiết với quá trình mở rộng ảnh hưởng, xác lập vị thế và tìm kiếm những nguồn lực nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Không gian ven biển và trên biển là nơi mà các thế hệ người Việt đã trải qua nhiều gian nan, vất vả để vừa chế ngự các thế lực tự nhiên và cũng đồng thời tiến hành các hoạt động kinh tế, giao thương trên biển sao cho có thể đạt được nhiều lợi ích nhất. Đồng thời, biển cả cũng là không gian thử thách trí tuệ, bản lĩnh, sự kiên cường và khả năng làm chủ cũng như bảo vệ môi trường sinh sống, các nguồn tài nguyên và quan trọng là chủ quyền đất nước. Mặc dù con người chủ yếu sinh sống trên đất liền và làm giàu từ nhiều nguồn tài nguyên trên đất liền nhưng thực tế đó không đồng nghĩa với việc người Việt không có tâm thế hướng biển hay thậm chí là “quay lưng lại với biển”. Từ quá trình khai thác biển đến làm chủ biển khơi là một chặng đường dài. Qua chặng đường đầy gian nan và thử thách ấy mà bản lĩnh dân tộc càng được thể hiện rõ. Cũng trên cơ sở những hoạt động khai thác biển mà “tư duy hướng biển” của người Việt được phát triển và hoàn thiện thêm. 4
- Quá trình phát triển về phía biển của người Việt là quá trình học hỏi trên nền tảng của tư duy hòa hợp nhằm dung nạp những điều kiện sống mới và qua đó du nhập nhiều giá trị để làm giàu thêm cho lịch sử và văn hóa dân tộc. Tư duy và bản lĩnh dân tộc Việt Nam cũng được củng cố, phát triển với nhiều giá trị phong phú trên tinh thần hòa hợp với biển khơi hơn là chối bỏ, né tránh hay thậm chí là chống lại. Những cứ liệu trong lịch sử và nhiều công trình của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đã cung cấp nhiều tư liệu và lập luận khẳng định cho tư duy hướng biển và những hành động trên thực tế đã khẳng định những ý kiến trên. Tuy vậy, việc thiếu vắng các công trình nghiên cứu về biển cả trong nhận thức và thực tiễn hoạt động của người Việt dưới góc độ phổ biến và công phu trong lịch sử dễ dẫn đến những suy tư về một khoảng trống còn khá lớn trong nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Bên cạnh đó, những tác động và đòi hỏi nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong các bối cảnh khác nhau của lịch sử dân tộc đã dẫn đến thực tế là có những giai đoạn mà các nghiên cứu xoay quanh chủ đề biển đảo Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vắng tư liệu cũng gây trở ngại cho công tác nghiên cứu. Mặc dù những lý do cơ bản trên qua mỗi thời kỳ có khác nhau về mức độ nhưng trong bối cảnh mới việc 5
- nghiên cứu biển đảo Việt Nam rất cần có những công trình tiếp cận từ nhiều góc độ để làm phong phú cho những công trình trước đây. Tuy nhiên, công việc này chưa bao giờ là dễ dàng. Nhằm bổ khuyết cho khoảng trống học thuật nêu trên, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình dày công luận bàn, nghiên cứu về truyền thống văn hóa biển, khai thác các nguồn lợi trên biển, thương mại biển gắn liền với quá trình đấu tranh, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Tuy vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ về biển cả từ những góc độ đa diện (lịch sử, văn hóa, giao thương…) nhưng chúng tôi vẫn tin rằng công việc nghiên cứu ngõ hầu mở rộng và cung cấp thêm những góc nhìn, nhận định về tầm quan trọng của biển cả trong lịch sử dân tộc là cần thiết. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế thì việc nhận diện đầy đủ tiềm năng vị thế biển Việt Nam từ góc nhìn lịch sử để trên cơ sở đó có những chủ trương, chính sách phát triển nguồn lực này là yêu cầu sống còn của dân tộc. Vì lẽ, lịch sử Việt Nam trong một hành trình dài đã gắn liền với công cuộc phát triển về phía biển. Trong giai đoạn hiện nay, biển đảo gắn liền với vận mệnh dân tộc ở hai phương diện chủ yếu là kinh tế và an ninh – quốc phòng. 6
- Bên cạnh đó, biển cả còn là mạch nguồn nuôi dưỡng những giá trị truyền thống của dân tộc. Các thế hệ sau rất cần những hiểu biết như vậy để có thể nhận thức đúng đắn; qua đó kế thừa và phát huy những tiềm năng biển đảo Việt Nam trong hiện tại. Do đó, bên cạnh những lĩnh vực khác thì nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn rất cần tính đến yếu tố biển đảo trong các công trình nghiên cứu. Nghiên cứu dưới góc độ liên ngành lại càng là đòi hỏi bức thiết. Những điểm mới dĩ nhiên là rất đáng quý cho công tác nghiên cứu và ứng dụng nhưng những điểm hạn chế cũng là quan trọng để các công trình sau này tránh va vấp hay thu được nhiều kinh nghiệm quý báu. Với quan điểm và cách tiếp cận này, chúng tôi mạnh dạn cho ra mắt cuốn sách “Biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập”. Trong cuốn sách này, chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác một sốc góc nhìn từ truyền thống khai thác các nguồn lợi từ biển cho đến các hoạt động xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo trong lịch sử. Xây dựng đã khó, gìn giữ và phát huy lại càng khó gấp bội. Từ góc nhìn này, chúng tôi tập trung vào hai nội dung – cũng là mạch nguồn xuyên suốt cuốn sách: Một là, nhân tố kinh tế từ các nguồn lợi biển đảo. Đây là nhân tố căn bản quy định các chính sách cũng 7
- như tầm nhìn mở rộng ảnh hưởng về phía biển của dân tộc. Hai là, nhân tố an ninh – phòng thủ. Đây là nhân tố thường xuyên được tính đến trong quá trình mở rộng ảnh hưởng về phía biển. Như vậy, biển đảo vừa là nhân tố thúc đẩy khát khao chinh phục nhưng đồng thời cũng là nhân tố gắn liền với quá trình đảm bảo chủ quyền và an ninh biển của các cộng đồng cư dân người Việt. Với đặc thù là sách tham khảo nên quyển sách cung cấp các góc nhìn mang tính mở ngõ hầu giúp độc giả có thể trên cơ sở các gợi mở để tiếp tục nghiên cứu sâu hoặc mở rộng từng chủ đề trong cuốn sách khi có điều kiện thuận tiện. Vì lẽ đó, quan điểm nghiên cứu cho đến các đánh giá của tập thể tác giả là trên cơ sở khoa học lịch sử và vì vậy không tách rời khỏi việc đặt con người và những sự kiện trong sự vận động khách quan của lịch sử. Cụ thể hơn, chúng tôi cho rằng những nhìn nhận và đánh giá về lịch sử luôn phải thể hiện tính cấp tiến dựa trên các nguồn cứ liệu xuyên suốt. Đặc biệt, những quan điểm và góc nhìn hiện đại được soi sáng dưới ánh sáng lịch sử sẽ cung cấp cho người đọc những góc nhìn phong phú; và với ý nghĩa phê phán để xây dựng. Xuất phát từ ý nghĩa chuyên môn, cuốn sách này tập hợp các bài chuyên luận với mục tiêu làm sáng rõ 8
- hơn một số vấn đề biển đảo Việt Nam trong lịch sử. Các vấn đề biển đảo Nam Bộ chủ yếu được đặt trong bối cảnh đương đại. Quyển sách cũng nằm trong mục tiêu tổng thể là nhằm định hướng cho phương hướng nghiên cứu biển đảo Nam Bộ chuyên sâu trên cơ sở các chuyên luận. Cũng cần phải khẳng định rằng chúng tôi ý thức từ rất sớm rằng cuốn sách không phải là công trình khảo cứu chuyên sâu mà chỉ là một lát cắt nhỏ trong một chuỗi các công trình nghiên cứu biển đảo đang dần đi vào chuyên sâu. Do đó, một phần quan trọng của cuốn sách này đặt trọng tâm vào nghiên cứu biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam ngõ hầu đặt không gian biển đảo Nam Bộ trong những nghiên cứu tập trung vào đánh giá tầm quan trọng của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Hay nói cách khác, nghiên cứu về Nam Bộ mà bỏ qua hay không tính đến biển đảo sẽ là một thiếu sót rất lớn. Trong mạch nguồn đó, cuốn sách này chỉ là tập hợp những nhận thức rất cơ bản và khiêm nhường của các tác giả về một chủ đề có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử Việt Nam. Với ý nghĩa đó, cuốn sách bước đầu là động lực để cung cấp những gợi mở cho các công trình chuyên sâu và quy mô hơn trong tương lai. 9
- Không tách rời khỏi những cách tiếp cận nêu trên, cuốn sách được kết cấu thành những nội dung như sau: PHẦN 1 - BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ Nhân tố kinh tế trong tầm nhìn hướng biển của chúa Nguyễn Hoạt động xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của chúa Nguyễn ở vùng biển Tây Nam Bộ: Một số bài học kinh nghiệm Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới thời vua Gia Long (1802-1820) Tìm hiểu tư duy hướng biển của Nguyễn Trường Tộ nửa cuối thế kỷ XIX PHẦN 2 – CHIẾN LƢỢC BIỂN VIỆT NAM Chiến lược biển của Việt Nam: Cơ sở hình thành và triển vọng Những thành tựu trong quá trình khai thác biển đảo của Việt Nam Đảo và quần đảo Việt Nam trên Biển Đông trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng Địa chiến lược của vịnh Cam Ranh trong hợp tác quốc tế của Việt Nam 10
- PHẦN 3 - BIỂN ĐẢO NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP Những giá trị chiến lược vùng biển đảo Nam Bộ Việt Nam Tầm quan trọng của biển đảo Nam Bộ từ góc nhìn hội nhập kinh tế quốc tế Phát huy các giá trị biển đảo trong định hướng phát triển du lịch bền vững Nam Bộ Phát triển du lịch Côn Đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay Tài nguyên vị thế biển Bà Rịa – Vũng Tàu – Tầm quan trọng và định hướng phát triển Quản lý ô nhiễm ở Bà Rịa – Vũng Tàu – Tiếp cận từ Quản lý tổng hợp đới bờ (ICZM) Tiềm năng kinh tế biển đảo Kiên Giang và định hướng phát triển Tri thức bản địa của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Bến Tre trong việc thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu Trong quá trình tập hợp những bài nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng để bố cục sao cho cân đối và hệ thống nhất có thể. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn cách bố cục và nội dung cuốn sách sẽ có những vấn đề chưa thật sự làm hài lòng bạn đọc. Về những hạn chế 11
- từ cuốn sách, chúng tôi xin nhận phần mình. Với các tác giả, cuốn sách có thể được xem là những nét chấm phá ban đầu trong quá trình nghiên cứu các vấn đề biển đảo Nam Bộ nói riêng và biển đảo trong lịch sử dân tộc nói chung. Bên cạnh mong muốn cuốn sách sẽ phục vụ hữu ích cho công tác nghiên cứu các vấn đề biển đảo, chúng tôi cũng bày tỏ niềm hi vọng rằng đây sẽ là động lực để các tác giả tiếp tục phát triển các chủ đề nghiên cứu về biển đảo Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Nam Tiến, PGS.TS Phạm Ngọc Trâm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), TS. Phạm Phúc Vĩnh (Trường Đại học Sài Gòn), TS. Ngô Hồng Điệp, TS. Nguyễn Văn Thủy (Trường Đại học Thủ Dầu Một) vì nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho bố cục và nội dung của cuốn sách. Đồng thời, chúng tôi cũng đặc biệt gửi lời cảm ơn đến nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh vì đã quan tâm tạo điều kiện để cuốn sách được hoàn thiện ở mức tốt nhất và sớm ra mắt bạn đọc. Chúng tôi cũng rất mong các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu và bạn đọc chỉ bảo và 12
- gợi ý thêm để giúp các tác giả từng bước hoàn thiện các nghiên cứu của mình. Với tinh thần trên, xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016 Thay mặt nhóm tác giả Nguyễn Văn Hiệp - Huỳnh Tâm Sáng 13
- CÁC TÁC GIẢ Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên) Huỳnh Tâm Sáng (đồng chủ biên) Ngô Hoàng Đại Long Đỗ Thanh Hà Võ Minh Tập Phạm Thị Yên Huỳnh Thị Liêm Hoàng Văn Tuấn Nguyễn Thị Thu Thủy 14
- PHẦN 1 BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ 15
- NHÂN TỐ KINH TẾ TRONG TẦM NHÌN HƢỚNG BIỂN CỦA CHÚA NGUYỄN THẾ KỶ XVII – XVIII Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, thế kỷ XVI – XVIII là thời kỳ có nhiều biến động to lớn đã hình thành nên những cục diện quyền lực có sức ảnh hưởng và chi phối sự vận động và phát triển của Việt Nam. Cũng từ giai đoạn này, tính chất phân tách và hợp nhất các đơn vị hành chính đã kéo theo nhiều sự tương tác quyền lực từ bên trong và bên ngoài Việt Nam. Từ sau khi họ Trịnh xưng chúa ở miền Bắc, Nguyễn Hoàng (1524 – 1613) khi ấy là Thái úy Đoan quận công vì sợ sự ám hại của Trịnh Kiểm (? – 1570) như trước đã giết Lãng quận công Nguyễn Uông, nên đã nói với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam1. Các nguồn chính sử (và tư/dã sử) đều cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) với câu sấm nổi tiếng “Hoành Sơn nhất đái - (Khả dĩ) vạn đại dung thân” đã có tác động trực tiếp và mở ra con đường sáng cho Nguyễn Hoàng lập thân và phát triển. Năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng đã được Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa (gồm Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế ngày nay) khi 1 Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr. 275. 16
- mới ngoài 30 tuổi. Sách “Đại Nam thực lục” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn ghi nhận sự kiện này khá chi tiết: “Mậu ngọ, năm thứ 1 [1558] (Lê – Chính Trị năm 1, Minh – Gia Tĩnh năm 37), mùa đông, tháng 10, chúa bắt đầu vào trấn Thuận Hóa, 34 tuổi. Những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoa đều vui lòng theo đi”2. Sự kiện này cũng mở ra một giai đoạn lịch sử với đầy ấp những biến chuyển về mặt chính trị trong lịch sử dân tộc. Bằng sự nhạy cảm đặc biệt, nhà Việt Nam học Li Tana đã nhận xét: “Trịnh Kiểm chỉ có ý tống khứ một địch thủ. Nhưng ông đã đi sai nước cờ. Và thay vì tống khứ, ông lại đã cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc. Và một chuỗi các sự kiện diễn ra đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung”3. Sau nhân việc vua Lê triệu tổng binh Quảng Nam là Nguyễn Bá Quỳnh về trấn thủ Nghệ An thì Nguyễn Hoàng lại được quyền trấn thủ cả đất Quảng Nam (từ Quảng Nam đến Bình Định ngày nay) (1570). Sự kiện năm 1570 đã mở ra một bước ngoặt quan trọng cho Nguyễn Hoàng. Đây có thể được coi là “một thắng lợi có 2 Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, tập 1, Viện Sử học dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 28. 3 Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, Bản dịch của Nguyễn Nghị, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 15. 17
- ý nghĩa chiến lược bởi chính quyền Đàng Trong không chỉ có danh nghĩa chính thức để mở rộng hơn nữa ảnh hưởng về phía Nam mà còn tạo thêm được thế phòng thủ có chiều sâu cho một chủ trương chiến lược”4. Từ thế kỷ XVI, chúa Nguyễn Hoàng đã mở ra thời kỳ khẩn hoang, lập ấp trên vùng đất phía Nam. Có thể nói, công lao to lớn của Nguyễn Hoàng là đã tạo nên một sự chuyển biến to lớn trong lịch sử dân tộc. Sự kiện Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm vào 1558 đã mở ra một sự chuyển biến quan trọng trong lịch sử dân tộc. Trong công cuộc mở rộng biên cương về phía Nam, những đóng góp của Nguyễn Hoàng là vô cùng to lớn. Như vậy, việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ để bảo toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh5. Từ đây, họ Nguyễn 4 Nguyễn Văn Kim (2011), Việt Nam trong thế giới Đông Á – Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 454. 5 Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2013), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 140. Trong bài viết “Chúa Tiên và công cuộc mở cõi của dân tộc” tại Hội thảo khoa học “Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng” ngày 25/9/2013, tác giả Nguyễn Quang Ngọc nhận định có phần “nh nhàng” hơn: “Chúng tôi đã kiểm tra lại các nguồn tư liệu và nhận thấy sự kiện năm 1558, Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, không phải là một cuộc trốn chạy, cũng không phải là một âm mưu xây dựng cơ sở cát cứ chống lại triều đình Lê - Trịnh, mà là thực hiện một sứ mệnh cao cả của triều đình giao phó và trong thực tế Nguyễn Hoàng đã hoàn thành một cách trọn v n trọng trách với triều đình. Đây cũng là giai đoạn Nguyễn Hoàng mở rộng thêm tầm nhìn, cách nghĩ, không loại trừ có những toan tính cá nhân, nhưng những toan tính cá nhân đó không 18
- bắt đầu gầy dựng lực lượng ở phía Nam tạo thành thế đối trọng với chính quyền chúa Trịnh ở phía Bắc. Mầm mống của sự chia cắt giờ đây đã xuất hiện rõ ràng với cục diện phân tranh của hai thế lực Trịnh – Nguyễn và sau này là Đàng Ngoài (Tonkin) - Đàng Trong (Cochinchina). Sự phân mảnh quyền lực dưới dạng các thế lực cát cứ đã cho thấy sự cạnh tranh gay gắt, thậm chí là đối đầu trực diện giữa các tập đoàn phong kiến. Và cũng chính sự cạnh tranh này cũng góp phần đưa đến những diễn biến lịch sử mà hệ quả của nó là những nhân vật có tầm nhìn chiến lược một khi tận dụng được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sẽ có khả năng tạo nên thế tương quan lực lượng có lợi cho mình. Nguyễn Hoàng là một người có tầm nhìn như vậy. Kể từ khi Nguyễn Hoàng được chấp thuận vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, ông đã có những bước tiến hết sức phương hại đến sự phát triển chung của đất nước”. Phan Huy Lê – Đỗ Bang (đồng chủ biên) (2014), Nguyễn Hoàng – Người mở cõi, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 32-48. Về việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, cũng có ý kiến cho rằng đây thực chất là toan tính đầy tính chính trị của Nguyễn Hoàng khi mà Đoan Quận Công đã theo lời Nguyễn Ư Dĩ: “Thuận Hóa là đất hiểm trở kiên cố, có thể giữ mình được. Vậy nên nhờ chị là Ngọc Bảo (Ngọc Bảo là con gái Triệu Tổ và là chánh phi Trịnh Kiểm) nói với Kiểm, xin vào trấn thủ Thuận Hóa, rồi sau sẽ mưu làm việc lớn”. Quốc sử quán triều Nguyễn (1993), Đại Nam liệt truyện tiền biên, tập I, quyển 1-6, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 76. Tham khảo thêm tại Nguyễn Trọng Văn – Mai Phương Ngọc, “Góp phần nhìn nhận thêm về sự kiện Nguyễn Hoàng làm trấn thủ Thuận Hóa năm 1558” trong Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, ngày 18-19/10/2008, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 229-234. 19
- vững chắc để chuẩn bị cho sự nghiệp lâu dài - xây dựng và phát triển một chính thế cát cứ6. Việc lựa chọn một vùng đất còn khá mới mẻ với những nguy cơ tiềm ẩn khó dự đoán chắc chắn không phải là một quyết định mang tính nhất thời của Đoan quận công. Quyết định đầy tính chiến lược của Nguyễn Hoàng đã cho thấy tầm nhìn sâu rộng của Chúa khi mà vùng đất Thuận Hóa mới mẻ vốn là nơi “Ô châu ác địa” là vùng đất có những thành phần xã hội rất phức tạp7. Tầm nhìn vượt thời đại, những chính sách khôn khéo và tài năng quản lý của Nguyễn Hoàng đã được chứng minh khi Đoan quận công đã “vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nh nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên. Nghiệp đế dựng lên, thực là xây nền từ đấy”8. Có thể nói, tài năng của Nguyễn Hoàng đã có vai trò to lớn giảm thiểu đi những hạn chế từ những yếu tố bất định (thành phần dân cư, tập tục...) và càng củng cố 6 Nguyễn Cảnh Thị (2004), Hoan châu ký, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 189. 7 “Nhân dân Thuận Hóa lúc bấy giờ gồm những thành phần rất phức tạp. Ngoài những người chăm lo cày cấy, làm ăn, còn có những người theo nhà Mạc, hoặc khuấy động cho nhà Mạc, những người tù đày, những du đãng, phiêu lưu, từ các miền Nghệ, Thanh hoặc xa hơn nữa xâm nhập qua các thời đại, đi tìm may mắn ở miền đất mới, những quan, quân bất mãn họ Trịnh hoặc là lầm lỗi bỏ chạy vào Nam, những thổ hào, thổ tù cường ngạnh, nhũng nhiễu lương dân, những người Chàm còn ở lại. Bấy nhiêu hạng người, Đoan Quận Công phải khai hóa họ, buộc họ phải yên ổn làm ăn, khiến họ tùng phục mình. Công việc ấy không phải dễ dàng”. Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777), NXB Văn học, Hà Nội, tr. 110. 8 Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, tập 1, Sđd, tr. 28. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
18 p | 258 | 114
-
Biển Việt Nam - Bảo tồn đa dạng sinh học: Phần 1
77 p | 292 | 71
-
Hoàng Sa và Trường Sa - Địa lý Biển Đông: Phần 1
95 p | 215 | 58
-
Tiềm năng và triển vọng trong khảo cổ học - Biển đảo Việt Nam: Phần 1
286 p | 50 | 9
-
Quá trình tổ chức quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ 1975-1986 (Tập 4): Phần 1
47 p | 15 | 7
-
Quá trình tổ chức quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ 1975-1986 (Tập 4): Phần 2
73 p | 21 | 7
-
Ứng dụng mô hình Mike 21 mô phỏng trường sóng và nước dâng bão khu vực biển Quảng Nam
9 p | 55 | 6
-
Đổi mới hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1986 - 2015): Phần 2
73 p | 13 | 6
-
Chất lượng trầm tích bề mặt đáy ở vùng biển xung quanh quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang
9 p | 37 | 2
-
Nghiên cứu di truyền quần thể của trai tai tượng (Tridacna spp.) (Tridacninae) ở vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam
6 p | 75 | 2
-
Chất lượng môi trường nước và những tác động đến khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
10 p | 66 | 2
-
Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng chương trình tính toán biến hình mặt cắt kênh dẫn sau khi cắt sông bằng kênh mồi tại vùng triều ở đồng bằng Nam Bộ
13 p | 58 | 2
-
Đánh giá đa dạng di truyền một số giống bơ (Persea americana Mill.) bằng chỉ thị phân tử SSR
5 p | 58 | 2
-
Bước đầu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước biển vịnh Bắc Bộ năm 2018
11 p | 52 | 1
-
Tính toán chiều dài đường bờ biển Việt Nam (phần lục địa) dựa trên hệ thống bản đồ địa hình toàn quốc tỷ lệ 1/50.000
7 p | 41 | 1
-
Phân bố hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) trong trầm tích vùng biển ven bờ phía bắc Việt Nam
5 p | 47 | 1
-
Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam
11 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn