YOMEDIA
ADSENSE
Biến đổi hàm lượng polyphenol vi bao bổ sung trong quá trình chế biến yaourt
91
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong nghiên cứu này, chiết xuất polyphenolic từ nhân hạt xoài được vi bao bởi phương pháp giọt tụ. Sau đó vi bao được bổ sung vào quá trình chế biến yaourt. Sự biến đổi hàm lượng PP trong suốt quá trình thanh trùng, lên men, và bảo quản sản phẩm yaourt được đánh giá.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biến đổi hàm lượng polyphenol vi bao bổ sung trong quá trình chế biến yaourt
26<br />
<br />
BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG POLYPHENOL VI BAO BỔ SUNG<br />
TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN YAOURT<br />
CHANGES OF SUPPLEMENTED ENCAPSULATED POLYPHENOLS<br />
DURING PROCESSING YOGHURT<br />
Hà Thị Mai Trang, Lê Trung Thiên<br />
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh<br />
Email: le.trungthien@hcmuaf.edu.vn<br />
TÓM TẮT<br />
Các hợp chất polyphenol (PP) là các chất chống oxi hóa tự nhiên có nhiều trong thực vật. Các<br />
hợp chất tự nhiên này sở hữu nhiều tính chất có lợi cho sức khỏe. Trong nghiên cứu này, chiết xuất<br />
polyphenolic từ nhân hạt xoài được vi bao bởi phương pháp giọt tụ. Sau đó vi bao được bổ sung<br />
vào quá trình chế biến yaourt. Sự biến đổi hàm lượng PP trong suốt quá trình thanh trùng, lên<br />
men, và bảo quản sản phẩm yaourt được đánh giá.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn thanh trùng làm suy giảm hàm lượng PP trong vi bao<br />
nhiều nhất. Hàm lượng PP trong sữa (không bao gồm vi bao) có xu hướng tăng nhẹ, điều này có<br />
thể cho thấy có sự giải phóng PP từ vi bao. Tổng PP (bao gồm trong vi bao và trong sữa) giảm<br />
đáng kể sau thanh trùng. Thanh trùng ở 85oC (làm giảm khoảng 35% hàm lượng PP trong vi bao)<br />
mang lại kết quả tốt hơn trong việc bảo vệ hợp chất PP so với thanh trùng ở 90oC. Lên men đến<br />
pH 4,6 tại 43oC làm giảm thêm 20% hàm lượng PP, trong khi đó lên men ở 37oC làm giảm khoảng<br />
5%. Bảo quản yaourt trong một tháng làm giảm hàm lượng PP không đáng kể ở cả điều kiện lạnh<br />
cũng như lạnh đông. Điều này có thể là do các loại polyphenol nhạy cảm đã bị phá hủy trong suốt<br />
quá trình thanh trùng và lên men trước đó. Đánh giá cảm quan không cho thấy sự khác biệt giữa<br />
yaourt bổ sung polyphenol vi bao so với yaourt đối chứng. Như vậy, bổ sung PP vi bao vào yaourt<br />
có thể cho hình ảnh sản phẩm tốt, tuy nhiên, những hợp chất này bị suy thoái đáng kể trong suốt<br />
quá trình chế biến, đặc biệt là suốt quá trình xử lý nhiệt.<br />
Từ khóa: polyphenol vi bao, yaourt, thanh trùng, lên men, chất kháng oxi hóa<br />
ABSTRACT<br />
Polyphenols (PP) are natural antioxidants in plant materials. These components possess<br />
many health beneficial properties. In this study, a polyphenolic extract from mango kernel was<br />
encapsulated using coacervation method. The capsules were then added to yogurt making. The<br />
changes of PP during pasteurization, fermentation, and storage of the yogurt were evaluated.<br />
The results of the study showed that the pasteurization stage caused the highest reduction in<br />
concentrations of PP in the capsules. Concentrations of PP in the milk (not including the capsules)<br />
had a tendency of slight increase, which might indicate some release of PP from the capsules. Total<br />
PP (in the capsule and in the milk) reduced significantly after pasteurization. Pasteurization at<br />
85oC (reduced about 35 % of PP in the capsules) was better than at 90oC in preservation of PP.<br />
Fermentation to reach pH of 4.6 at 43oC reduced further 20% of PP, whereas, at 37oC it reduced<br />
about 5%. Storage of the yogurt for a month did not significantly reduce PPs both at chilling as<br />
well as freezing condition. It was observed that the sensitive polyphenol species had been destroyed<br />
during previous pasteurization and fermentation. Sensorial evaluation did not find significant<br />
difference in scores of PP supplemented yogurt and control yogurt. In conclusion, supplement of<br />
encapsulated PP may give some good image for yogurt, however, these components are destroyed<br />
significantly during processing, especially during the heat treatment.<br />
Keywords: encapsulated polyphenols, yogurt, pasteurization, fermentation, antioxidants<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
27<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Polyphenol là những hợp chất thơm có<br />
nhóm hydroxyl đính trực tiếp với nhân benzen<br />
(Lê Ngọc Tú, 2003). Polyphenol hiện diện<br />
nhiều trong thực vật như rau, củ, quả, hoa,…<br />
Trong thực vật chúng thường tồn tại dưới dạng<br />
glycozit dễ tan trong nước và thường tập trung<br />
ở các không bào của tế bào. Tùy thuộc vào số<br />
lượng của nhóm hydroxyl và vị trí tương hỗ<br />
của nhóm này mà các tính chất lý hóa học hoặc<br />
hoạt tính sinh học thay đổi. Hơn 8000 cấu trúc<br />
phenolic được biết đến hiện nay, trong đó có<br />
hơn 4000 flavonoid đã được xác định. Như một<br />
chất chống oxy hóa, các polyphenol có thể bảo<br />
vệ các tế bào chống lại tổn thương oxy hóa, do<br />
đó hạn chế nguy cơ bệnh tật liên quan đến stress<br />
oxy hóa. Có nhiều nghiên cứu thử nghiệm trên<br />
động vật cho thấy, khi bổ sung polyphenol vào<br />
thức ăn của chúng, sẽ giúp hạn chế sự phát<br />
triển của bệnh ung thư, tim mạch, thoái hóa<br />
thần kinh, tiểu đường và loãng xương (Scalbert<br />
và ctv, 2005). Trong công nghiệp thực phẩm,<br />
polyphenol tự nhiên từ hạt nho, lá trà già, vỏ<br />
các loại trái cây, phụ phẩm từ quá trình chế biến<br />
rau quả có thể dùng để hạn chế phản ứng oxi<br />
hóa chất béo, tăng thời hạn sử dụng của thực<br />
phẩm như chất bảo quản thực phẩm (Moure<br />
và ctv, 2001). Một số nhà khoa học lại nghiên<br />
cứu khả năng chống oxi hóa, giúp ổn định chất<br />
lượng và màu sắc của polyphenol trong nước<br />
giải khát. Chery Chung và ctv (2016) nhận thấy<br />
polyphenol từ chiết xuất trà xanh có thể giúp ổn<br />
định màu sắc của anthocyanin trong nước giải<br />
khát có chứa acid citric (pH 3). Chính vì vậy,<br />
gần đây polyphenol thu hút sự chú ý của các nhà<br />
nghiên cứu, nhà sản xuất thực phẩm và người<br />
tiêu dùng. Georgé và ctv (2005) đã nghiên cứu<br />
và đưa ra khuyến cáo lượng tiêu thụ polyphenol<br />
hàng ngày là khoảng 1gr thì tốt cho sức khỏe,<br />
con người có thể nhận được polyphenol thông<br />
qua rau quả ăn hàng ngày, tuy nhiên lượng hấp<br />
thụ được sẽ không nhiều. Vì vậy, các nhà khoa<br />
học tập trung nghiên cứu trích ly và sử dụng<br />
polyphenol như một thực phẩm chức năng hỗ<br />
trợ cho sức khỏe. Tuy nhiên polyphenop là hợp<br />
chất sinh học rất dễ bị oxi hóa bởi các tác nhân<br />
môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,... Vì vậy để<br />
bảo vệ hoạt tính của các hợp chất polyphenol<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
có nguồn gốc tự nhiên, người ta dùng phương<br />
pháp vi bao (Munin và Edwards, 2011).<br />
Việc bổ sung polyphenol vào trong các thực<br />
phẩm phổ biến là một sự tiện lợi và là phương<br />
pháp khả thi để tăng lượng tiêu thụ polyphenol<br />
hằng ngày. Yaourt là sản phẩm lên men từ sữa<br />
được nhiều người sử dụng với nhiều lợi ích cho<br />
sức khỏe từ các chủng vi sinh được cấy vào sữa.<br />
Yaourt bổ sung hạt vi bao polyphenol với sự gia<br />
tăng lợi ích cho sức khỏe từ hợp chất polyphenol<br />
là một sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng cao.<br />
Đồng thời việc bổ sung polyphenol dưới dạng<br />
hạt vi bao có thể giúp ổn định hoạt tính sinh hóa<br />
của hợp chất polyphenol và tránh được mùi vị<br />
không mong muốn từ hợp chất polyphenol đến<br />
sản phẩm yaourt.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nguyên vật liệu và hóa chất<br />
Sữa tươi được mua tại Trại thí nghiệm chăn<br />
nuôi trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.<br />
Men vi sinh thương mại hiệu CHR HANSEN<br />
YC 381 (giống vi khuẩn acid lactic, bao gồm<br />
hệ Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus<br />
thermophilus, tỷ lệ hai giống 1:1, nguồn gốc<br />
Đan Mạch).<br />
Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu gồm<br />
có: Alginate (dạng tinh thể nguồn gốc Pháp),<br />
Gelatin (dạng tinh thể nguồn gốc Pháp),<br />
Trisodium citrate (dạng tinh thể nguồn<br />
gốc Pháp), HCl (nguồn gốc Đức), Ethanol<br />
(nguồn gốc Việt Nam), Canxi clorua (nguồn<br />
gốc Đức), Methanol (nguồn gốc Việt Nam),<br />
Thuốc thử Folin-Ciocalteu (nguồn gốc Đức),<br />
Natricacbonat (nguồn gốc Đức), Vitamin C<br />
(nguồn gốc Anh), DPPH (nguồn gốc Mỹ), Acid<br />
Gallic (nguồn gốc Nhật), nước cất.<br />
Trích ly polyphenol và tạo hạt vi bao polyphenol bằng phương pháp giọt tụ<br />
Hạt xoài được xử lý sơ bộ (sấy, nghiền) sau<br />
đó được trích ly với ethanol 50% (tỷ lệ 1:12).<br />
Quá trình trích ly polyphenol từ bột hạt xoài<br />
được thực hiện 2 lần ở nhiệt độ 52oC trong 16<br />
phút, với lần 1 được trích ly trong điều kiện siêu<br />
âm tần số 42kHz/ công suất 200 W/g, lần 2 chỉ<br />
trích ly trong điều kiện nhiệt độ 52oC/16 phút.<br />
Gạn lấy phần dịch sau trích ly đem cô quay<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
28<br />
65oC/2h và ly tâm 3000 vòng/phút trong thời<br />
gian 10 phút, sau đó lọc qua giấy lọc Whatman<br />
số 1. Dịch trích polyphenol được bảo quản ở<br />
4oC. Hạt vi bao polyphenol được tạo ra từ dịch<br />
trích polyphenol và màng bao alginate-gelatin.<br />
Alginate-gelatin (tỷ lệ 1,5:1) được trộn với<br />
nước cất theo nồng độ 4%. Tỷ lệ dịch trích<br />
polyphenol và dịch màng bao là 1,5:1. Đồng<br />
hóa hỗn hợp dịch trích polyphenol và dịch<br />
màng bao ở chế độ 11000 rpm trong 6 phút rồi<br />
để yên ở nhiệt độ phòng trong 15 phút. Tiến<br />
hành vi bao bằng cách nhỏ giọt dung dịch vi<br />
bao bằng xi lanh trong dung dịch canxi clorua<br />
nồng độ 3%. Hạt vi bao được để yên trong dung<br />
dịch canxi clorua trong 40 phút. Vớt hạt ra rửa<br />
sạch với nước cất và bảo quản trong 4oC.<br />
Chế biến yaourt<br />
Yaourt được chế biến theo các bước sau:Sữa<br />
tươi được bổ sung hạt vi bao (tỷ lệ 3% trọng<br />
lượng) thanh trùng làm nguội cấy vi<br />
sinh (tỷ lệ 0,002% trọng lượng) lên men <br />
bảo quản.<br />
Sữa sau khi mua về được bổ sung đường<br />
với tỷ lệ 3% (trọng lượng), sau đó đồng hóa ở<br />
10000 rpm trong 10 phút. Sau đó bổ sung hạt vi<br />
bao polyphenol với tỷ lệ 3% (trọng lượng) vào<br />
sữa đã đồng hóa, thanh trùng ở các chế độ theo<br />
thí nghiệm 1. Với quy mô phòng thí nghiệm<br />
chúng tôi thanh trùng bằng bể ổn định nhiệt có<br />
khả năng cài các chế độ nhiệt khác nhau. Trước<br />
khi đặt sữa vào bể ổn định nhiệt để thanh trùng<br />
chúng tôi gia nhiệt sữa lên bằng nhiệt độ thanh<br />
trùng bằng phương pháp cách thủy trên bếp<br />
điện từ, dùng nhiệt kế theo dõi cho đến khi sữa<br />
đạt nhiệt độ thanh trùng, sau đó chuyển sữa qua<br />
bể ổn định nhiệt.<br />
Men vi sinh được trộn đều vào sữa sau khi<br />
sữa được thanh trùng và làm nguội đến 45oC<br />
với tỷ lệ 0,002% (trọng lượng). Sau khi cấy<br />
men, rót sữa vào hộp, sữa được lên men trong<br />
bể ủ nhiệt có khả năng cài đặt các nhiệt độ theo<br />
thí nghiệm 2. Theo dõi thời gian lên men đến<br />
khi pH của sữa đạt khoảng 4,7. Kết thúc quá<br />
trình lên men, các hũ yaourt thành phẩm được<br />
bọc giấy bạc chắn sáng và bảo quản ở tủ lạnh<br />
có nhiệt độ 6 – 8oC và ở tủ đông có nhiệt độ<br />
khoảng – 18oC theo thí nghiệm 3.<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
Các thí nghiệm<br />
Khảo sát biến đổi hàm lượng polyphenol trong<br />
quá trình thanh trùng<br />
Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và thời<br />
gian đến sự ổn định polyphenol trong hạt vi<br />
bao bổ sung vào yaourt chúng tôi thực hiện<br />
theo dõi sự biến đổi hàm lượng polyphenol<br />
trong hạt vi bao, trong dịch sữa ở hai mẫu<br />
sữa bổ sung hạt vi bao khi thanh trùng 85oC<br />
và 90oC. Chúng tôi tiến hành đo hàm lượng<br />
polyphenol thay đổi ở phút thứ 0, 2, 4, 6, 8, 10<br />
của quá trình thanh trùng.<br />
Để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung<br />
polyphenol dưới dạng vi bao so với bổ sung<br />
trực tiếp polyphenol, chúng tôi tiến hành các<br />
quá trình tương tự như trên với bổ sung dịch<br />
trích thay cho hạt vi bao polyphenol. Dịch trích<br />
được bổ sung vào sữa với tỷ lệ 1,8%.<br />
Khảo sát biến đổi hàm lượng polyphenol trong<br />
quá trình lên men<br />
Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và thời<br />
gian lên men đến sự ổn định polyphenol trong<br />
hạt vi bao bổ sung vào yaourt chúng tôi thực<br />
hiện theo dõi sự biến đổi hàm lượng polyphenol<br />
trong hạt vi bao, trong dịch yaourt ở hai mẫu<br />
yaourt bổ sung hạt vi bao khi lên men ở 37oC<br />
và 43oC. Thời gian lên men được tính đến khi<br />
pH của yaourt đạt khoảng 4,7. Chúng tôi tiến<br />
hành đo hàm lượng polyphenol thay đổi ở thời<br />
gian ban đầu, sau 2h, 3h, 3,5h, 4,5h tính từ khi<br />
cấy men.<br />
Khảo sát biến đổi hàm lượng polyphenol trong<br />
giai đoạn bảo quản<br />
Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và thời<br />
gian bảo quản đến sự ổn định polyphenol trong<br />
hạt vi bao bổ sung vào yaourt chúng tôi thực<br />
hiện theo dõi sự biến đổi hàm lượng polyphenol<br />
trong hạt vi bao, trong dịch yaourt ở hai mẫu<br />
yaourt bổ sung hạt vi bao khi bảo quản ở điều<br />
kiện nhiệt độ thấp khoảng 7oC và điều kiện lạnh<br />
đông -18oC. Chúng tôi tiến hành đo hàm lượng<br />
polyphenol thay đổi ở thời gian 0 ngày, 7 ngày,<br />
14 ngày, 21 ngày và 28 ngày sau khi lên men.<br />
Đánh giá cảm quan sản phẩm yaourt<br />
Để đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm<br />
yaourt bổ sung hạt vi bao polyphenol so với<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
29<br />
yaourt thông thường, chúng tôi tiến hành đánh<br />
giá cảm quan với phép thử cho điểm.<br />
Phương pháp phân tích<br />
Đo pH<br />
Bằng máy đo pH Hanna pH 211. Yaourt<br />
được trộn đều và cho vào cốc. Sau đó cho đầu<br />
đo của máy đo vào, đợi đến khi giá trị hiển thị<br />
ổn định thì đọc kết quả đo hiển thị trên máy.<br />
Phân tích hàm lượng polyphenol tổng<br />
a) Chiết xuất polyphenol từ hạt vi bao<br />
(thực hiện theo phương pháp của Radoslava<br />
Stojanovic và ctv, 2012)<br />
Cân 1 (g) hạt vi bao ngâm vào dung dịch<br />
sodium citrate (20%, tính theo khối lượng) theo<br />
tỷ lệ hạt vi bao: dung dịch sodium citrate = 1:5<br />
(khối lượng:khối lượng) trong 15 phút, rồi tiếp<br />
tục lắc trộn bằng máy Vortex. Thu dịch sau hòa<br />
tan. Dịch sau hòa tan sẽ được trộn với dung dịch<br />
methanol chua hóa (0,1ml HCl 100% định mức<br />
với methanol cho đến 100ml) theo tỷ lệ 20 (g)<br />
dịch: 30 (ml) methanol chua hóa. Sau khi trộn<br />
đều hỗn hợp, để ủ hỗn hợp 30 phút ở 4oC. Tiếp<br />
theo hỗn hợp được lọc với giấy lọc Whatman<br />
No. 01.<br />
b) Chiết xuất polyphenol từ yaourt (thực hiện<br />
theo phương pháp của Trigueros và ctv, 2014)<br />
Cân 20 (g) yaourt trộn với 30ml dung dịch<br />
methanol chua hóa (0,1ml HCl 100% định<br />
mức với methanol cho đến 100ml). Sau khi<br />
trộn đều hỗn hợp, để ủ hỗn hợp 30 phút ở<br />
4oC. Tiếp theo hỗn hợp được lọc với giấy lọc<br />
Whatman No. 01.<br />
c) Xác định lượng polyphenol tổng số<br />
Hàm lượng polyphenol tổng số được xác định<br />
theo TCVN 9745-1:2013/ ISO 14502-1:2005.<br />
Tiến hành pha loãng dịch chiết mẫu cần phân<br />
<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
tích với nồng độ phù hợp. Sau đó hút 1ml dung<br />
dịch mẫu đã pha loãng vào ống nghiệm. Thêm<br />
vào 5ml dung dịch Folin-Ciocalteu (10%), lắc<br />
đều, để yên từ 3 – 8 phút. Tiếp tục thêm 4ml<br />
dung dịch Na2CO3 (7,5%), lắc đều, để yên ở<br />
nhiệt độ phòng trong bóng tối 60 phút. Sau đó<br />
đo độ hấp thu quang học ở bước sóng 765 nm.<br />
Gallic acid được dùng làm chất chuẩn. Hàm<br />
lượng polyphenol được biểu diễn theo miligam<br />
đương lượng acid gallic trong 100g mẫu (mg<br />
gallic acid equivalent/100g).<br />
Phương pháp đánh giá cảm quan<br />
Theo phương pháp đánh giá cảm quan phép<br />
thử cho điểm (Hà Duyên Tư, 2006). Phép thử<br />
cho điểm nhằm mục đích xác định xem mức độ<br />
khác nhau về một tính chất cảm quan nào đó<br />
giữa hai hay nhiều sản phẩm là bao nhiêu. Các<br />
cảm quan viên sẽ được nhận bảng thang điểm<br />
và các thuật ngữ mô tả cường độ của một tính<br />
chất cảm quan nào đó do người điều hành thí<br />
nghiệm cung cấp. Dựa trên cơ sở đó các cảm<br />
quan viên sẽ đánh giá cường độ của tính chất<br />
cảm quan thông qua một điểm số tương ứng.<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và<br />
JMP 10.0 để tính toán, xử lý số liệu và vẽ biểu<br />
đồ. Số liệu được xử lý thống kê với độ tin cậy<br />
95% và sự khác biệt giữa các mẫu có ý nghĩa<br />
khi P
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn