Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở<br />
HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 40-47<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0004<br />
<br />
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH<br />
CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
<br />
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Trên cơ sở một số hạn chế về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận<br />
năng lực, bài viết đề xuất 3 biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên cấp<br />
Trung học cơ sở: (1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên; (2) Xây dựng chương<br />
trình và tổ chức các hình thức bồi dưỡng tập trung, tại chỗ và tự học/tự nâng cao năng lực<br />
của giáo viên; (3) Đổi mới cơ chế quản lí, chỉ đạo, huy động nguồn lực và khuyến khích hoạt<br />
động đánh giá năng lực học sinh. Qua tìm hiểu thăm dò chúng tôi nhận thấy đây là những<br />
biện pháp quan trọng giúp cho việc nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung<br />
học cơ sở đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và đáp<br />
ứng yêu cầu đánh giá vì sự tiến bộ của người học.<br />
Từ khóa: Năng lực, đánh giá năng lực học sinh, năng lực đánh giá, biện pháp nâng cao năng<br />
lực đánh giá, đổi mới giáo dục.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Hoạt động kiểm tra đánh giá hiện đại theo tiếp cận năng lực là cơ chế phản hồi quan trọng<br />
nhất trong hệ thống giáo dục khoa học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nhiều quốc gia<br />
triển khai thực hiện và thu được thành công nhất định [2, 11-13]. Các dữ liệu đánh giá năng lực<br />
học tập đã cung cấp cho học sinh thông tin phản hồi về mức độ đáp ứng của họ đối với kì vọng<br />
của giáo viên và cha mẹ; cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi về học lực của các em học<br />
sinh; cung cấp cho cơ quan quản lí cấp Sở, Phòng thông tin phản hồi về hiệu quả hoạt động của<br />
các giáo viên và chương trình giảng dạy; và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông<br />
tin phản hồi về hiệu quả của các chính sách.<br />
Đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay theo định hướng phát triển năng lực học sinh [1, 4, 7, 10].<br />
Vậy trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải làm thế nào để đào tạo ra đội ngũ giáo viên có năng<br />
lực đánh giá học sinh theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập. Bài viết xuất phát từ một số hạn<br />
chế của giáo viên về năng lực đánh giá kết quả đánh giá năng lực học tập của học sinh Trung học<br />
cơ sở hiện nay. Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên Trung học cơ<br />
sở góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực<br />
người học.<br />
Ngày nhận bài: 10/11/2017. Ngày chỉnh sửa: 05/1/2018. Ngày nhận đăng: 18/01/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn<br />
<br />
40<br />
<br />
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số hạn chế về năng lực đánh giá học sinh của giáo viên Trung học cơ sở<br />
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây hoạt động đánh giá trong giáo dục đã được đầu tư<br />
nhiều hơn về công sức cũng như tài chính nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá và đã thu được<br />
những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục hiện<br />
hành chưa triển khai đúng và đầy đủ về nội hàm và ý nghĩa của hoạt động đánh giá chất lượng<br />
giáo dục, còn phiếm diện, một chiều, chưa hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa phẩm chất và<br />
năng lực của học sinh. Việc kiểm tra và đánh giá hiện nay chỉ chú trọng yêu cầu ghi nhớ kiến<br />
thức, chưa coi trọng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn; nặng<br />
về đo lường định kì kết quả học tập, chưa coi trọng nhận xét của giáo viên để nhận xét sự tiến bộ<br />
và khuyến khích học sinh vươn lên; chưa hướng dẫn học sinh tự nhận xét, rút kinh nghiệm để kịp<br />
thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá (chấm điểm) mà không có phản hồi cho người<br />
học, hoặc phản hồi không đầy đủ, hoặc phản hồi tiêu cực, thiếu tính xây dựng làm cho người học<br />
chán nản. Hay đánh giá rập khuôn vào một số kiểu loại bài không nhằm làm cho học sinh bộc lộ<br />
năng lực tư duy, sự trải nghiệm của bản thân, mà chỉ để đáp ứng các kì thi sẽ làm cho quá trình<br />
dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích thi cử. Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ<br />
yếu là do năng lực đánh giá học sinh của giáo viên Trung học cơ sở chưa có hoặc có nhưng chưa<br />
hoàn chỉnh và được bồi dưỡng và phát triển hàng năm [5, 9].<br />
Đánh giá năng lực học tập học sinh phải với tư cách là một quá trình học tập, diễn ra trong<br />
suốt quá trình dạy và học. Học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá<br />
lẫn nhau và biết tự đánh giá [6, 8]. Có như vậy, học sinh mới tự chiêm nghiệm được xem kết quả<br />
học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá như vậy mới giúp<br />
hình thành, phát triển năng lực của học sinh, cái mà chúng ta đang rất mong muốn triển khai thực<br />
hiện. Vì vậy, chúng tôi đề xuất 3 biện pháp nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên Trung học<br />
cơ sở với mong muốn góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
2.2. Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở<br />
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về đánh giá học sinh theo<br />
tiếp cận phát triển năng lực<br />
a) Mục tiêu biện pháp<br />
Giúp tạo sự quan tâm của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên Trung học cơ sở đối với hoạt<br />
động đánh giá học sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực nói riêng<br />
từ đó tạo động lực để họ nâng cao năng lực của bản thân về vấn đề này.<br />
b) Nội dung biện pháp<br />
- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức liên quan đến các quy định bắt buộc dành cho giáo<br />
viên phổ thông nói chung và giáo viên THCS thông qua các văn bản quy định của Đảng, Nhà<br />
nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và nghiên<br />
cứu tác động cải tạo thực tiễn nói riêng đối với giáo viên phổ thông; bao gồm: Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục<br />
và đào tạo; Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS;<br />
Điều lệ trường trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cập<br />
học; Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành<br />
41<br />
<br />
Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở<br />
<br />
giáo dục; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức<br />
danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập…<br />
- Tổ chức các hoạt động khác nhau (toạ đàm, trao đổi trong các cuộc họp, hội thảo…) để trang<br />
bị kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực<br />
người học.<br />
- Tuyên truyền, phổ biến các tài liệu, kênh thông tin phục vụ việc tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ<br />
kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng liên quan đến đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực<br />
người học. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường trao đổi thông tin, tài liệu liên quan về việc<br />
hướng dẫn thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học<br />
thông qua nhiều kênh khác nhau: cấp trường (thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội nghị<br />
khoa học, trao đổi, thảo luận theo nhóm…) hoặc cấp cao hơn (tập huấn, bồi dưỡng cấp nhóm<br />
trường, địa phương, toàn quốc…) hoặc thông qua các diễn đàn trên mạng…<br />
- Tổ chức cho giáo viên thực hiện ký các cam kết chính thức liên quan đến việc triển khai hoạt<br />
động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học một cách trung thực và đảm<br />
bảo yêu cầu khoa học.<br />
c) Điều kiện thực hiện<br />
- Hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu của đội ngũ<br />
giáo viên phổ thông về việc tìm hiểu những quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Tiêu<br />
chuẩn chức danh, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên… liên quan đến hoạt động đánh giá học<br />
sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.<br />
- Xây dựng được sự đồng thuận trong toàn thể giáo viên tại các trường phổ thông trong việc<br />
ký cam kết thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.<br />
- Chuẩn bị các tài liệu và phương tiện tuyên truyền phổ biến về các kiến thức liên quan đến<br />
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.<br />
2.2.2. Biện pháp về xây dựng chương trình và tổ chức các hình thức bồi dưỡng nâng cao<br />
năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên THCS<br />
a) Mục tiêu biện pháp<br />
Giúp giáo viên THCS trực tiếp gắn kết vào công tác đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển<br />
năng lực người học thông qua nọi dung chương trình và nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau để<br />
nâng cao năng lực đánh giá của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp giáo viên theo<br />
chuẩn quốc gia.<br />
b) Nội dung biện pháp<br />
➢ Đối với các hoạt động bồi dưỡng tập trung thông qua các lớp tập huấn của Bộ Giáo dục<br />
và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, cần bổ sung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực<br />
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực dành cho giáo viên Trung học cơ sở với nội<br />
dung và phương pháp cụ thể theo đúng tiếp cận đã xác định. Việc thực hiện chương trình bồi<br />
dưỡng thường xuyên ở cấp này (cấp Sở) thường thực hiện trên đối tượng cán bộ quản lí và giáo<br />
viên cốt cán từ các địa phương gửi lên, do vậy, quá trình tiến hành các lớp tập huấn cần lưu ý<br />
những vấn đề sau:<br />
+ Tổ chức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên<br />
THCS: xây dựng công cụ đánh giá nhu cầu gồm bộ tiêu chí đánh giá năng lực đánh giá (dành cho<br />
giáo viên tự đánh giá và đánh giá chéo dựa trên sản phẩm hoạt động, quan sát, dự giờ…), phiếu<br />
42<br />
<br />
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy<br />
<br />
khảo sát và dàn ý phỏng vấn cán bộ quản lí, giáo viên…; tổ chức đánh giá theo yêu cầu bồi<br />
dưỡng của cấp trung ương (tổ chức trên phạm vi toàn quốc hoặc tỉnh/thành phố) hoặc cấp địa<br />
phương (tại từng trường hoặc cụm trường);<br />
+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng bồi dưỡng hoặc theo nhu cầu bồi<br />
dưỡng. Theo cấp độ Sở/Phòng Giáo dục, mục tiêu nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt<br />
của địa phương bao gồm các cán bộ quản lí về hoạt động đánh giá học sinh hoặc các giáo viên<br />
cốt cán tại trường phổ thông; điều này có thể giúp hình thành nên một đội ngũ chuyên sâu về hoạt<br />
động đánh giá, đi đầu trong hoạt động này, có nhiệm vụ bồi dưỡng lại hoặc hướng dẫn cho giáo<br />
viên tại trường về những vấn đề liên quan đến đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực<br />
người học.<br />
+ Nội dung chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng theo hình thức mô đun để có thể linh<br />
hoạt vận dụng cho các nhóm đối tượng hoặc theo nhu cầu của từng đơn vị tổ chức bồi dưỡng, tập<br />
huấn. Theo đó, chúng tôi đề xuất các mô đun như sau:<br />
Mô đun 1: Lí luận về đánh giá năng lực học tập của học sinh<br />
Mô đun 2: Kĩ thuật xây dựng công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh<br />
Mô đun 3: Xử lí và phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh<br />
+ Cấu trúc nội dung chương trình nói chung và cấu trúc của mỗi mô đun nói riêng cần được<br />
xây dựng theo hướng hình thành năng lực, kĩ năng cho người học; theo đó, cần xác định các hình<br />
thức và nội dung đánh giá kết quả người học đạt được trong và sau mỗi quá trình tham gia tập<br />
huấn, bồi dưỡng.<br />
+ Tổ chức xây dựng tài liệu bồi dưỡng: Dựa trên nội dung trọng tâm của chương trình bồi<br />
dưỡng, cần tổ chức xây dựng tài liệu bồi dưỡng chính quy và thống nhất trong toàn bộ hệ thống<br />
từ cấp trung ương đến địa phương hoặc xây dựng tài liệu bồi dưỡng theo nhu cầu của từng đơn<br />
vị. Để làm được như vậy, cần huy động đội ngũ tham gia xây dựng tài liệu bao gồm các chuyên<br />
gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu có chuyên môn về đánh giá học sinh nói chung và<br />
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học nói riêng; các cán bộ quản lí giáo<br />
dục từ Bộ, Sở, Phòng Giáo dục, cán bộ quản lí tại các trường phổ thông hoặc giáo viên cốt cán đã<br />
tham gia tập huấn về đánh giá… Tổ chức công tác biên soạn và thẩm định tài liệu trước khi đưa<br />
vào bồi dưỡng thực tế.<br />
➢ Đối với hoạt động bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên tại các trường phổ thông, cần xuất<br />
phát từ nhu cầu và điều kiện thực tế của nhà trường trong đó điều kiện tiên quyết là sự tham gia<br />
của các chuyên gia và đặc biệt là các cán bộ cốt cán đã tham gia các lớp tập huấn tập trung.<br />
Tại các trường THCS, hoạt động bồi dưỡng tại chỗ cần được xác định trong kế hoạch quản lí<br />
việc bồi dưỡng hằng năm cho đội ngũ cán bộ giáo viên; hiệu trưởng là người trực tiếp xây dựng<br />
kế hoạch này và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Do đó, hiệu trưởng cần phải ban hành quy định liên<br />
quan đến việc tham gia bồi dưỡng trong đó bao gồm quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền<br />
lợi của cán bộ quản lí, giáo viên tham gia vào công tác bồi dưỡng để làm căn cứ thi đua, khen<br />
thưởng và chế tài xử lí các trường hợp vi phạm. Đồng thời, hiệu trưởng cũng cần thành lập bộ<br />
phận giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng để thông qua bộ phận này, sự chỉ đạo của hiệu<br />
trưởng đến được từng thành viên trong nhà trường, giúp cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng và<br />
vận hành thuận lợi.<br />
43<br />
<br />
Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở<br />
<br />
➢ Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, toạ đàm về đánh giá học sinh theo tiếp cận<br />
phát triển năng lực người học, theo các cấp. Nội dung chính của các buổi hội nghị, hội thảo và<br />
toạ đàm này sẽ hướng vào việc thảo luận rút kinh nghiệm/khắc phục những vấn đề bất cập; chú<br />
trọng giải quyết những vướng mắc của giáo viên trong quá trình đánh giá học sinh theo tiếp cận<br />
mới, nhất là các ý kiến có tính cải tiến, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng của công tác đánh<br />
giá.<br />
➢ Sử dụng các phương pháp bồi dưỡng đổi mới đáp ứng xu thế phát triển của đào tạo bồi<br />
dưỡng hiện đại, cập nhật và có hiệu quả hiện đang được sử dụng trên thế giới. Chẳng hạn như bồi<br />
dưỡng theo tiếp cận lí thuyết học tập trải nghiệm (experiential learning) kết hợp ứng dụng với<br />
những đổi mới trong giáo dục (2 trong 1) theo 3 giai đoạn: quan sát người học, tham gia với vai<br />
trò là người học, phát triển liên tục... để đảm bảo phát triển chuyên môn đi theo đúng bản chất<br />
của nó là phát triển trí tuệ và niềm tin, thái độ của giáo viên (đi từ nhận thức đến hành động và<br />
sau đó là xây dựng niềm tin, hình thành giá trị). Cần khẳng định rằng, chỉ đến lúc chuyển yêu cầu<br />
từ bên ngoài thành nhu cầu của bản thân người giáo viên thì phát triển chuyên môn mới trở thành<br />
công việc hàng này và gắn liền lợi ích, hứng thú, quan tâm sát sườn của họ.<br />
➢ Tăng cường tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển<br />
năng lực người học thông qua sinh hoạt chuyên môn tại các trường phổ thông<br />
➢ Tự bồi dưỡng thông qua học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến đánh giá<br />
học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học thông qua các kênh gián tiếp như tài liệu,<br />
sách báo, tạp chí, các diễn đàn về giáo dục và nghiên cứu... cũng là một trong những hình thức<br />
hiệu quả nếu được giáo viên sử dụng một cách hợp lí và đúng đắn.<br />
c) Điều kiện thực hiện<br />
- Có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh<br />
giá các hoạt động bồi dưỡng giữa các cấp quản lí từ Bộ đến Sở, Phòng Giáo dục và các trường<br />
phổ thông tại địa phương.<br />
- Kế hoạch thực hiện các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh theo tiếp<br />
cận phát triển năng lực người học với tư cách là một nội dung không thể thiếu trong kế hoạch bồi<br />
dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên phổ thông cần được các cấp quản lí giáo quan tâm, coi<br />
đó là một trong các nhiệm vụ then chốt hàng đầu để phát triển đội ngũ giáo viên và nâng cao chất<br />
lượng giáo dục của toàn ngành.<br />
- Rà soát, kiểm kê, đánh giá lại thực lực các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực của các<br />
cơ sở giáo dục từ trung ương đến địa phương.<br />
- Tổ chức, sắp xếp các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và nhu cầu<br />
của từng trường, địa phương.<br />
- Có chính sách động viên, khuyến khích về tinh thần/vật chất đối với những cơ sở giáo dục,<br />
các cá nhân giáo viên tham gia tích cực hoặc hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp trong hoạt động<br />
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.<br />
- Nêu cao tinh thần tự học ở giáo viên. Phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung và nâng cao<br />
năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học là công việc lâu dài, cần<br />
được coi là công việc thường xuyên, liên tục của không chỉ cá nhân giáo viên mà còn là nhiệm vụ<br />
của các trường phổ thông và của Ngành.<br />
44<br />
<br />