intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề cập đến Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non. Từ tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em và trẻ em trong nhà trường mầm non trong nước nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non

  1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG NHÀ TRƢỜNG MẦM NON Trịnh Viết Then, Trần Văn Thảo Trường Đại học Công nghệ TP. HCM TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non. Từ tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em và trẻ em trong nhà trường mầm non trong nước nước ngoài. Bài viết đã đề xuất được một số biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trương nhà trường mầm non như: Nâng cao nhận thức của giáo viên về các hành vi bạo lực đối với trẻ em, hậu quả của bạo lực đối với trẻ em, những hình thức kỷ luật đối với giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em, nguyên nhân dẫn đến giáo viên có hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non; Hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử cho giáo viên với các tình huống xảy ra bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non; Biện pháp nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em; Tổ chức tham vấn tâm lý trợ giúp cho giáo viên và trẻ có cách ứng xử tích cực đối với hành vi bạo lực đối với trẻ em. Từ khóa: Bạo lực, bạo lực đối với trẻ em; biện pháp phòng ngừa bạo lực đối với trẻ em. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà trường mầm non nu i dương chăm sóc và giáo d c trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi [1]. Hoạt động lao động của giáo viên tại các trường mầm non có những đặc thù riêng về đối tượng, nội dung, thời gian giảng dạy và các đặc điểm khác nảy sinh trở thành những nguyên nhân, yếu tố tác động đến giáo viên đến trẻ làm nảy sinh bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non là những hành vi trực tiếp hay dán tiếp của giáo viên xâm hại hoặc đe dọa đến sự phát triển về thể chất, tâm lý của trẻ em, gây ra những hậu quả xấu cho trẻ, nảy sinh do sự tác động của các nguyên nhân, yếu tố đến giáo viên và vượt quá khả năng ứng xử bình thường của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động giáo d c của nhà trường gia đình và xã hội [5]. Khi xảy ra những bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non th ng thường trẻ em là đối tượng bị động chịu sự tác động của các hành vi bạo lực, còn chủ thể tiến hành hành vi bạo lực là những giáo viên, bảo mẫu người quản lý, nhân viên và cả những hành vi bạo lực giữa các trẻ em với nhau. bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non có liên quan trực tiếp đến giáo viên mầm non, bởi giáo viên là người trực tiếp chăm sóc nu i dương giáo d c trẻ và trực tiếp chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động có liên quan đến trẻ tại lớp, tại trường. Như vậy, bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non đó chính là do đặc thù hoạt hoạt động nghề nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động đến giáo viên mầm non, tuy nhiên không phải bất kỳ nguyên nhân, yếu tố nào tác động đến giáo viên cũng đều xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận đánh giá cá nhân đối với những tác nguyên nhân, yếu tố tác động đến giáo viên làm 1268
  2. nảy sinh những hành vi bạo lực đối với trẻ em là khác nhau ở mỗi giáo viên mầm non dẫn đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non là khác nhau. Khi nghiên cứu về bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non nhằm tìm ra những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu vấn đề bạo lực, chúng ta cần chú ý làm rõ các vấn đề: mực độ, các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, các nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, mối liên hệ giữa mức độ bạo lực đối với trẻ em với nhận thức của giáo viên về các hình thức bạo lực đối với trẻ em, hậu quả của bạo lực đối với trẻ em, cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, tìm hiểu sự tức động của một số yếu tố cá nhân của giáo viên đến mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Bên cạnh đó cũng cần có những phân tích và đánh giá về những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em từ các nghiên cứa, các mô hình thực tiễn trong nước và các nước trên thế giới. 2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ EM Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Vấn đề bạo lực đối với trẻ em đã được các quốc gia trển thế giới quan tâm và tìm các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng này. Mỗi quốc gia đã cố gắng đưa ra những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu, tuy nhiện tình trạng bạo lực với trẻ em không ngừng tiếp diễn và đã được báo cáo. Ở Mỹ kỷ luật học đường đã trở thành hiện tượng của năm 1977 khi BL thể chất đưa ra xét xử tại tòa án tối cao liên bang. Các cuộc điều tra thăm dò dư luận của Viện Gallup khi đó đã chỉ ra rằng, cha mẹ coi kỷ luật là vấn đề cấp thiết nhất tại trường học đại đa số ủng hộ việc sử d ng một cách hợp pháp các hình thức trừng phạt thân thể, chỉ chưa đến 20% kh ng đồng tình việc áp d ng nó ở trường học [2, tr.192]. Tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Giáo d c trong năm 2009 đã đưa ra quy định chặt chẽ về hành vi của người học, bao gồm cả việc ăn mặc không thích hợp say rượu mang điện thoại di động vào lớp. Giáo viên đã được trao thêm quyền hạn để trừng phạt những học sinh gây rối. Ba Lan trong năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo d c Ba Lan Roman Giertych đưa ra một chương trình cải cách không khoan dung. Theo kế hoạch này, giáo viên sẽ có tư cách pháp l để giải quyết tình hình tội phạm học đường và trừng phạt nghiêm khắc hơn những tội phạm bạo lực chống lại giáo viên. Những giáo viên không báo cáo tình trạng gây hấn trong học đường có thể phải đối mặt với án tù giam [2 tr190]. Để ngăn chặn nạn BL học đường, ở Hàn Quốc cùng với việc thi hành luật người dân nước này cũng đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận thức về BL học đường tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ các nạn nhân là học sinh. Hệ thống cảnh sát học đường cũng được tăng cường để chiến đấu với nạn bạo lực học đường đang gia tăng và ngăn chặn tội phạm vị thành niên. Hơn 70 trường học Hàn Quốc đã áp d ng hệ thống này nhằm xóa sổ bạo lực học đường. Tại một số nước châu Á hệ thống cảnh sát học đường được tăng cường, công việc của những cách sát này là giám sát bạo lực trường học tư vấn cho học sinh, ph huynh và giáo viên đồng thời bảo vệ các nạn nhân [2, tr.188]. Ở Đức, nhằm hạn chế tình trạng BL học đường, từ sau v tấn công ở thành phố Erfurt năm 2002 đã quy định độ tuổi được phép sử d ng súng cho m c đích giải trí, thể thao… tăng thêm 3 tuổi lên mắc 21 tuổi. Các nhà sản xuất trò chơi máy tính cũng được yêu cầu giới hạn các nhóm tuổi cho mỗi cho chơi. Vấn đề BL học đường đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo nước Đức, buộc nước này phải thắt chặt các điều luật về sử d ng súng cũng như các trò chơi game BL trong giới trẻ [2, tr.190 – 191]. Ông Erich Marks, Chủ tịch Ủy ban Quốc hội Đức về phòng chống tội phạm, nhấn mạnh: ―Chúng ta cần xem xét, phân tích cẩn thận từng sự kiện, từng chi tiết, từng vấn đề và từng biểu hiện nhỏ để ngăn chặn tận gốc những v BL học đường. Chúng ta không cần có thêm nhiều luật. Chúng ta cũng kh ng cần một hệ thống an ninh riêng ở trường học, bởi trường học là trường học, không phải pháo đài. Chúng ta cũng kh ng cần thảo luận xem 1269
  3. có nâng mức hình phạt đối với người phạm tội hay không, mà cần có những trường học tốt với những sân chơi thể thao, những hình thức giải trí lành mạnh. Toàn thể xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến giới trẻ‖. Nhằm hạn chế tình trạng bạo lực đối với trẻ em trong trường học, một số nước đã ban hành luật cấm trừng phạt trẻ em trong nhà trường. Những tranh cãi xung quanh chủ đề trừng phạt trẻ em ở trường học luôn mang tính quốc tế. Ở Th y Điển người ta đã tranh luận một cách rộng rãi và sôi nổi về dự thảo luật cấm đánh đập trẻ em và nghiêm cấm cha mẹ lăng mạ hoặc ngược đãi dẫn đến mức trẻ rối loạn tinh thần. Mặc dù dự luật vấp phải sự phản đối dữ dội, tuy nhiên ở Th y Điển, việc trừng phạt thân thể trẻ em ở trường học đã bị coi là bất hợp pháp từ lâu. Trong khi đó ở Hoa Kỳ, hiện nay mới chỉ có 8 bang ban hành luật tuyệt đối cấm trừng phạt thân thể trong trường học. Chỉ 6 trong số 8 bang này bảo vệ trẻ em sống tại các nhà nu i dưỡng, những trung tâm chăm sóc trẻ hay trường học [2, tr.196]. Một nghiên cứu gần đây của Buddhiprabha D. D. Pathirana (2006) đã tiến hành ―Một cuộc điều tra về bạo lực sớm - và hành vi hành vi gây hấn ở trẻ em mầm non tại Sri Lanka đến xác định can thiệp thích hợp của giáo viên mầm non‖. Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 275 giáo viên mầm non từ 18 huyện, 23 cuộc phỏng vấn giáo viên mầm non và các quan sát hoạt động giáo d c trẻ em trong bốn trường mầm non khác nhau đánh giá tài liệu văn bản hơn 300 tạp chí bài báo và sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các tác giả đã xây dựng 14 mô-đun giảng dạy kỹ năng cho giáo viên mầm non Sri Lanka nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu bạo lực sớm, hành vi gây hấn và thúc đẩy hành vi xã hội ở trẻ em mầm non để tạo ra một m i trường không bạo lực trong các trường mầm non [6]. Theo một nghiên cứu cho thấy, giáo viên có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực trong lớp học liên quan đến trẻ. Trong lớp học có những lúc trẻ có hành vi mất kiểm soát và không thể chấp nhận do đó giáo viên đã sử d ng quyền hạn của mình để kiểm soát hành vi của trẻ. Cách ứng xử của giáo viên có thể làm tổn thương về mặt cảm xúc của trẻ em và khiến trẻ né tránh và phòng ngự (Gordon 2003 2000; Tepeli và Ari 2004). Để đối phó với những vấn đề này, giáo viên cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để tạo dựng một m i trường lớp học tích cực [4]. Chúng ta có thể thấy, những hậu quả to lớn của bạo lực đối với trẻ em trong trường học vẫn tiếp diễn, do tính chất phức tạp của các nguyên nhân và yếu tố dẫn tới bạo lực đối với trẻ em trong trường học, vì vậy, đó khó có thể đưa ra được một biện pháp triệt để có thể giải quyết ―vấn nạn‖ bạo lực đối với trẻ em trong trường học trên toàn thế giới. Qua nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm giải quyết ―vấn nạn‖ bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường ở các nước trên thế giới với nhiều biện pháp, cách thức, chiến lược khác nhau như: xây dựng khung pháp l liên quan đến bạo lực, giảng dạy và tập huấn các kỹ năng phong ngừa và giàm thiểu bạo lực… nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Việc nghiên cứu tìm kiếm các biện pháp, cách thức hay chiến lược phòng ngừa và giải quyết ―nạn‖ bạo lực đối với trẻ em trong trường học cần được tiến hành phù hợp với đặc điểm của từng nền văn hóa nền giáo d c, các bậc học, lứa tuổi của trẻ ở các quốc gia luôn trở nên cấp thiết. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÓNG NGỪA, GIẢM THIỂU BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG TRƢỜNG MẦM NON Theo báo cáo (2011) cuối cùng của kỳ họp về giải quyết vấn đề bạo lực trong trường học, do chính phủ Na Uy phối hợp tổ chức cùng với Hội đồng châu Âu và các đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến phương pháp tiếp cận chung nhằm đưa ra những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu hành vi bạo lực đối với trẻ em [3]: 1. Xây dựng chính sách các chương trình và hoạt động nghiên cứu cần thực hiện cả về mặt lý luận và thực tiễn; 2. Các phương pháp nhằm xoá bạo lẹc trong trường học cần được thực hiện ở tất cả các cấp, từ thực thi đầy đủ những quy định về pháp luật và những chính sách đào tạo giáo viên, quản trị chương trình giảng dạy trường học, lớp học, giáo viên, ph huynh và cộng đồng địa phương để mỗi một cá nhân hiểu được tầm quan trọng rằng trẻ em luôn là trọng tâm.; 3. Tất cả các biện pháp được thực hiện ở các khu vực, quốc gia và trên toàn thế giới cần nâng cao hiểu biết và nhận thức của mỗi người về 1270
  4. bạo lực học đường đó là sự vi phạm quyền trẻ em. Do đó các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ phải được thực hiện để đảm bảo quyền trẻ em.; 4. Cần đảm bảo về nguồn tài chính, trách nhiệm và năng lực cần thiết đề thực hiện từng biện pháp c thể nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trong trường học. Báo cáo cũng chỉ ra những phương pháp và cách thức thực hiện c thể đối với vấn đề bạo lực với trẻ em trong trường học như: 1. Giáo d c sớm về nhân quyền và dân chủ đây là cơ sở cần được áp d ng vào thực tế trong công tác phòng chống và giải quyết các trường hợp bạo lực trong trường học; 2. Hiểu biết về những hành vi bạo lẹc của trẻ em nam và nữ thuộc các nhóm khác nhau (ví d như tuổi tác, nguồn gốc dân tộc) đây là cơ sở quan trọng để giải quyết các hình thức bạo lực khác nhau trong trường và trong xã hội nói chung. uan điểm tiếp cận giới tính cần được chú như là một phần của bất kỳ phương pháp tiếp cận chung nào; 3. Xây dựng, phát triển các hướng dẫn và các công c để tiếp cận c thể được với các nhóm trẻ em cũng như người lớn tiếp cận với trẻ em và đảm bảo các phương tiện tiếp cận đến các nhóm được triển khai theo các kế hoạch và chiến lược c thể; 4. Việc phổ biến, tuyên truyền về BL trong trường học nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi bạo lực cần được triển khai thông qua nhiều hình thức phương tiện truyền thông khác nhau nhằm tiếp cận được với tất cả trẻ em dễ bị tổn thương nhất và có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường; 5. Ở nhiều nước, khung pháp lý cần thiết được xây dựng để phòng chống bạo lực trong trường và phải có sự cam kết của chính phủ; 6. Tại những nước có khung pháp lý được xây dựng nhưng việc thi hành pháp luật, những quy định về trách nhiệm chưa c thể, cần đưa những cam kết c thể để áp d ng khung pháp l vào trong các chương trình chính sách thực tế; 7. Những nỗ lực nên tiếp t c tập trung cả về phòng ngừa và can thiệp. Sự can thiệp khi bạo lực đã xảy ra là một biện pháp ngắn hạn, trong khi chiến lượng, biện pháp phòng ngừa giúp giảm thiểu bạo lực trong trường học là một cách bền vững. Như vậy theo quan điểm chúng t i để có thể phòng tránh và hạn chế hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non, chúng ta cần xây dựng một số biện pháp phù hợp liên quan đến các vấn đề như: xây dựng khung pháp lý về vấn đề bạo lực đối với trẻ em đề ra những hình thức kỷ luật nghiêm khác với các hình thức bạo lực đối với trẻ em của giáo viên trong trường mầm non, có biện pháp can thiệp kịp thời khi có hiện tượng bạo lực xảy ra trong lớp trong trường, có những biện pháp, cách thức giúp đỡ tư vấn tâm lý cho giáo viên và trẻ em, giám sát quản lý các hoạt động của giáo viên và trẻ bằng các kênh khác nhau, tổ chức các lớp học kỹ năng cho giáo viên, cán bộ quản lý, ph huynh của trẻ liên quan đến các hành vi bạo lực đối với trẻ em, tổ chức dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng lứa tuổi, Có chính sách, chế độ phù hợp cho giáo viên, Xây dựng m i trường giáo d c thân thiện trong nhà trương. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em, chúng tôi nhận thấy cần thiết đề xuất một số biện pháp nhằm giúp giáo viên phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non như sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về các hành vi bạo lực đối với trẻ em, hậu quả của bạo lực đối với trẻ em, những hình thức kỷ luật đối với giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em, nguyên nhân dẫn đến giáo viên có hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non Mục đích của biện pháp: Trước khi giúp giáo viên có cách ứng xử tích cực với các hành vi bạo lực đối với trẻ em hay các hành vi có nguy cơ bạo lực đối với trẻ em, cần thiết giúp giáo viên có những hiểu biết nhất định về các hành vi bạo lực đối với trẻ em, hậu quả của bạo lực đối với trẻ em, những hình thức kỷ luật đối với giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em, nguyên nhân dẫn đến giáo viên có hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Điều này sẽ giúp giáo viên có ý thức kiểm soát các hành vi, cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em, giúp giảm thiểu mức độ bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. 1271
  5. Nội dung của biện pháp: Biện pháp này cần dạy cho giáo viên cách nhận biết được các hành vi và gọi tên chính xác các hành vi bạo lực đối với trẻ em có liên quan đến thể chất, tinh thần của trẻ, những hành vi bạo lực trực tiếp và gián tiếp đối với trẻ. Đồng thời cũng cho giáo viên nhận thức rõ được những hậu quả của bạo lực đối với trẻ em và giáo viên đối với nhà trường đối với gia đình trẻ khi xây ra bạo lực đối với trẻ em. Giúp giáo viên nhận thức rõ những nguyên nhân nào trong hoạt động nghề nghiệp có thể khiến giáo viên có những hành vi bạo lực đối với trẻ em. Cách thức thực hiện: Việc triển khai biện pháp này có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách tác động hiệu quả là tổ chức lớp tập huấn hoặc hội thảo chuyên đề về bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Nhà trường có thể tổ chức tập huấn các lớp kỹ năng cho giáo viên hay lồng ghép giảng dạy các kỹ năng cho giáo viên trong chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm mẫu giáo, triển khai trong các buổi giao ban Hội đồng sư phạm trong trường mầm non có liên quan đến vấn đề bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Bên cạnh đó có thể tác động đến giáo viên thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài ti vi sách báo…. Ngoài ra có thể xuất bản các ấn phẩm có số lượng hợp l như tờ rơi sách giới thiệu mỏng. Biện pháp 2: Hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử cho giáo viên với các tình huống xảy ra bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non: Mục đích của biện pháp: Hình thành và phát triển kỹ năng ứng xử cho giáo viên nhằm giúp giáo viên biết cách ứng xử kịp thời và hợp l trước những hành vi bạo lực đối với trẻ em nói riêng và với những hành vi có nguy cơ bạo lực đối với trẻ em nói chung trong hoạt động nghề nghiệp tại trường mầm non. Nội dung biện pháp: Trong biện pháp này trước hết cần làm cho giáo viên hiểu rõ bản chất của ứng xử, các cách ứng xử và ưu nhược điểm của từng cách ứng xử trên cơ sở đó giáo viên nhận biết được cách ứng xử tích cực, cách ứng xử tiêu cực, từ đó tăng cường sử d ng các cách ứng xử tích cực và loại trừ các cách ứng xử tiêu cực. Mặt khác, cần giúp giáo viên nhận biết được cách ứng xử mà giáo viên thường sử d ng khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em; hướng dẫn giáo viên sử d ng các cách ứng xử tích cực, tạo điều kiện cho giáo viên vận d ng các kiến thức, hiểu biết về ứng xử vào các tình huống c thể. Kỹ năng ứng xử bao gồm hệ thống nhiều kỹ năng trong ứng xử giáo tiếp của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp, chính vì vậy, khi hình thành kỹ năng ứng xử với các hành vi bạo lực đối với trẻ em cho giáo viên cần tập huấn kết hợp nhiều kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng chia sẻ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với căng thẳng tâm lý; kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra ở trẻ em trong nhà trường mầm non; kỹ năng nhận diện các rối nhiễu tâm lý ở trẻ em trong nhà trường mầm non. Cách thức thực hiện: Việc hình thành kỹ năng ứng xử cho giáo viên có thể tổ chức dưới dạng những lớp tập huấn nhóm nhỏ th ng qua các phương pháp tích cực như đóng vai tổ chức trò chời, thảo luận nhóm, thi ứng xử với các tình huống giả định… Bên cạnh đó có thể lồng ghép trong các buổi giao ban sự phạm nhà trường, các chương trình đào tạo cho giáo viên mầm non ở các trường sư phạm mẫu giáo. Ngoài ra có thể mời các chuyên gia tâm lý về hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng ứng xử tích cực với các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Biện pháp 3: Biện pháp nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em Mục đích của biện pháp: Nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em nhằm giúp giáo viên thấy rõ được mối quan hệ giữa hành vi bạo lực đối với trẻ em của 1272
  6. giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em và các yếu tố, từ đó có thức thay đổi bản thân, sử d ng một cách có hiệu quả khi ứng xử với hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non. Nội dung của biện pháp: Cho giáo viên thấy rõ sự tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em như: tính lạc quan, bi quan, khi chất của giáo viên, tự đánh giá cá nhân về các hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên ...Hướng dẫn giáo viên nhận biết những đặc điểm cá nhân và những yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến các hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em th ng qua các thang đo bảng kiểm, trắc nghiệm hoặc bảng tự đánh giá. Chỉ rõ cho giáo viên thấy vai trò nghĩa mức độ tác động của các yếu tố trên đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em. Hướng dẫn giáo viên cách thay đổi các yếu tố cá nhân theo hướng có lợi cho việc huy động cách ứng xử tích cực, chẳng hạn như cách tư duy tích cực trước các vấn đề, nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực đối với trẻ em; rèn luyện tính lạc quan; biết chú trọng, nhìn nhận được những đặc điểm tích cực, tốt đẹp của bản thân. Dạy cho giáo viên cách thiết lập các mối quan hệ xã hội bên vững, tin cậy để có thể huy động sự trợ giúp của các chỗ dựa xã hội khi cần thiết như mối quan hệ với đồng nghiệp, với lãnh đạo nhà trường và với ph huynh của trẻ. Cách thức tiến hành: Biện pháp này có thể triển khai lồng nghép trong các lớp tập huấn kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng tư duy tích cực huy động sự trợ giúp… Biện pháp 4: Tổ chức tham vấn tâm lý trợ giúp cho giáo viên và trẻ có cách ứng xử tích cực đối với hành vi bạo lực đối với trẻ em Mục đích của biện pháp: Tham vấn tâm lý cho giáo viên, trẻ em khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em để trợ giúp một cách kịp thời ngăn ngừa những nguy cơ rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra. Nội dung của biện pháp: Trong quá trình tham vấn cần giúp giáo viên nhận thức rõ hành vi bạo lực đối với trẻ em đã xảy ra và những hậu quả của hành vi bạo lực đối với trẻ em. Ngoài ra, cần giúp giáo viên nhận biết những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên, những ưu điểm nhược điểm của cách ứng xử của giáo viên khi xảy hành vi bạo lực đối với trẻ em. Bên cạnh đó cần phân tích cho giáo viên thấy rõ sự tác động của các yếu tố xã hội cá nhân tác động đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em. Cách thức thực hiện: Tham vấn tâm lý có thể tổ chức theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau như phân tâm học nhân văn – hiện sinh, nhận thức – hành vi… Tuy nhiên hiện nay, tham vấn theo tiếp cận nhận thức – hành vi được áp d ng khá phổ biến trong việc trợ giúp giáo viên khi xảy ra những hành vi bạo lực đối với trẻ em. Tham vấn tâm lý có thể tổ chức với nhiều hình thức tham vấn khác nhau như tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm giáo viên có nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em. 4. KẾT LUẬN Bước đầu nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non. Để có thể triển khái được các biện pháp, cần có những nghiên cứu ứng d ng và nghiên cứu triển khai m hình có như vậy các biện pháp mới được áp d ng và triển khai vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em chúng ta cần chú trọng đến biện pháp tập huấn kỹ năng cho giáo viên trong trường mầm non thông qua các lớp chuyên đề c thể như: Tập huấn kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, 1273
  7. kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với căng thẳng tâm lý, kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra ở trẻ em trong nhà trường mầm non, kỹ năng nhận diện các rối nhiễu tâm lý ở trẻ em trong nhà trường mầm non, nhận biết về BL đối với trẻ: nguyên nhân và thực trạng, nhận viết về bạo lực đối với trẻ - Các biện pháp ứng phó. Thông qua các lớp tập huấn kỹ năng này có thể giúp giáo viên nhận biết đầy đủ về các vi bạo lực đối với trẻ em, những nguyên nhân, cách thức ứng xử và phối hợp ứng xử với các lực lượng giáo d c khác khi những tình huống xảy ra tương tự trong hoạt động nghề nghiệp của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ giáo d c và đào tạo, Điều lệ trường mầm non, Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/ Đ- BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008. [2] Đức Trần Thị Minh Đức (2009), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, NXB ĐH G Hà Nội. [3] Final report of the meeting (2011), Tackling violence in schools, High-Level Expert meeting co- organised by the Government of Norway, the Council of Europe and the UN Special Representative of the Secretary-General on Violence against Children, Oslo, 27-28 June 2011. [4] Kezban Tepeli (2013), Examination of the messages preschool teachers use against undesirable behaviors of children, Educational Research and Review Vol. 8(3), pp. 104 – 111, 10 February, 2013. [5] Then Trịnh Viết Then (2016), Bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường Đại học Văn Hiến. [6] WHO. (2002). Báo cáo toàn cầu về BL và sức khỏe: Tổ chức y tế thế giới. 1274
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0