1<br />
<br />
dsffsdC<br />
<br />
Cọc Khoan Nhồi<br />
<br />
Biện Pháp Thi Công Cọc Khoan Nhồi<br />
<br />
Hình 1: Công trường thi công cọc khoan nhồi<br />
<br />
KỸ SƯ. TỐNG HÙNG SƠN.<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
dsffsdC<br />
<br />
Cọc Khoan Nhồi<br />
<br />
Hình 2: Máy khoan cọc nhồi<br />
Cọc khoan nhồi đường kính lớn:<br />
Cọc khoan nhồi đường kính lớn được sử dụng như là các thành phần của nền móng nhằm<br />
chịu tải công trình tập trung vào các tầng đất ổn định hơn, sâu hơn. Hơn nữa, chúng có thể<br />
được sử dụng như những chiếc cọc cho việc giữ những bức tường nếu không có đủ không<br />
gian cho nền móng phẳng.<br />
Cùng cách đó, việc duy trì các bức tường cho những hố đào được thi công bằng cách sử dụng<br />
nhiều cọc khoan nhồi như bức tường cọc nhồi (Hình 3), cái mà sau đó có thể kết hợp thành<br />
công trình cuối.<br />
<br />
Hình 3: Tường cọc nhồi<br />
KỸ SƯ. TỐNG HÙNG SƠN.<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
dsffsdC<br />
<br />
Cọc Khoan Nhồi<br />
<br />
Các cọc khoan nhồi có thể dễ dàng đáp ứng nhiều yêu cầu về tải trọng và đất vì sự đa dạng<br />
trong đường kính và kỹ thuật thi công. Đường kính cọc đơn có thể thay đổi giữa ϕ 300 –<br />
3000. Những chiếc cọc có thể được thi công trong mọi loại điều kiện đất.<br />
Trái ngược lại với cọc đóng, cọc nhồi cho phép đánh các lớp đất tại chỗ được khoan qua ngay<br />
lập tức để điều chỉnh độ sâu móng do những điều kiện đất được thay đổi.<br />
Biệ pháp thi công cọc cụ thể phụ thuộc vào điều kiện đất, độ cao mực nước ngầm, điều kiện<br />
công trường và chiều dài cọc.<br />
Phân loại cọc khoan nhồi dựa vào:<br />
- Theo sự ổn định hóa hố khoan tiến hành trong suốt quá trình khoan: như khoan chống ống<br />
vách toàn bộ, chống ống vách một phần, thân trần và được ổn định bằng dung dịch có thể<br />
được phân loại.<br />
- Theo phương pháp chống ống vách (casing): Ở đây có thể có các biện pháp như dóng ống<br />
vách với một cái búa hoặc tạ rơi tự do, rung ống vách, chống bằng khí hoặc thủy lực với sự<br />
trợ giúp của một động cơ đóng quay, máy rung hoặc một bàn quay.<br />
- Theo Phương pháp khoan : có thể phân biệt giữa khoan gàu, khoan xoay, khoan thổi khí,<br />
và khoan thổi nước.<br />
<br />
KỸ SƯ. TỐNG HÙNG SƠN.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
dsffsdC<br />
<br />
Cọc Khoan Nhồi<br />
<br />
Ổn định thành hố khoan<br />
Các hố khoan thân trần: chỉ có thể được khoan trong các lớp đất ổn định. Thông thường, có<br />
một đoạn ống vách mở lỗ ngắn được sử dụng ở định cọc. (Nghĩa là không phải trần hoàn<br />
toàn)<br />
Trong các lỗ khoan thân trần chạy xuyên qua các lớp đất không ổn định, thành lỗ khoan phải<br />
được ổn định bằng dunh dịch quá áp. Nước hoặc Ben-tô-nit cũng như Polyme được sử dụng<br />
như dung dịch làm ổn định.<br />
Những hố khoan chống ống một phần: được chống ống trong các khu vực với các loại đất<br />
không ổn định và những tầng đất ổn định và sâu hơn được ổn định bằng nước, ben-to-nit<br />
hoặc po-li-me, trong khi tầng đá không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.<br />
Ống vách của lỗ khoan phải ổn định đất và giảm thiểu sự dãn ra của khu đất xung quanh.<br />
Ống được đưa vào bất kỳ khi nào các lớp đất không ổn định không thể được ổn định bằng<br />
các loại dung dịch hoặc có một mối nguy cơ của sự sập lở đất.<br />
Cọc CFA (Continuous Flight Auger: Mũi khoan guồng xoắn): được khoan không chống ống<br />
bằng các sử dụng một thân mũi khoan guồng xoắn. Sự ổn định của thành lỗ khoan trong suốt<br />
quá trình khoan được đảm bảo bằng lưỡi khoan được lấp đầy đất. Khi kéo thân mũi khoan<br />
lên, bê tông được bơm xuyên qua thân mũi khoan, phòng chống bất kỳ sự bất ổn của đất nào<br />
trong thành lỗ khoan.<br />
<br />
KỸ SƯ. TỐNG HÙNG SƠN.<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
dsffsdC<br />
<br />
Cọc Khoan Nhồi<br />
<br />
Các Phương Pháp Hạ Ống Vách<br />
Trong suốt quá trình chống ống vách, sức kháng mũi và ma sát bề mặt của ống vách phải<br />
được kiểm tra.<br />
Hạ ống bằng tạ rơi tự do<br />
Các ống chống có chiều dài đơn lên đến 6m được hạ xuống bằng cách sử dụng một quả tạ<br />
rơi tự do. Yêu cầu điều kiện đất thích hợp cho phương pháp này. Trong phương pháp hạ ống<br />
này, các ống vách với phần cổ chồn dày sẽ được đóng, đào và những cái cọc được gọi là<br />
Jumbo được thi công.<br />
Hạ ống bằng búa rung.<br />
Các ống vách được đóng vào mặt đất bằng cách sử dụng lực rung nhân tạo bên ngoài. Ma sát<br />
giữa ống vác và đất bao quanh được giảm bởi sự rung được tạo ra từ một búa rung gắn liền.<br />
Ống vách chọc xuống mặt đất do sự rung, tải trọng của chính nó và sức nặng của chiếc búa.<br />
Phương pháp chống ống này có một hạn chế sử dụng do sự nén chặt của đất trong ống vách<br />
và nguy cơ phá hủy rung lên các công trình và cấu trúc lân cận.<br />
<br />
Hình 4:<br />
4.1 Chống ống bằng búa rung<br />
4.2 Chống ống bằng tạ rơi tự do<br />
4.3 Quả Tạ<br />
KỸ SƯ. TỐNG HÙNG SƠN.<br />
<br />
5<br />
<br />